Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu qua Cửa khẩu Quốc tế Lệ Thanh tăng 70%

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- Chiều 2-7, tại Khu Liên hợp Cửa khẩu Quốc tế Lệ Thanh (huyện Đức Cơ), Ban Quản lý Khu Kinh tế tỉnh tổ chức hội nghị giao ban đánh giá tình hình quản lý Cửa khẩu Quốc tế Lệ Thanh 6 tháng đầu năm 2024.

Theo báo cáo tại hội nghị, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu tại Cửa khẩu Quốc tế Lệ Thanh tính đến hết ngày 15-6 đạt 139,63 triệu USD, tăng 70% so với cùng kỳ năm 2023. Trong đó, kim ngạch nhập khẩu đạt 115,76 triệu USD, tăng 112%; kim ngạch xuất khẩu đạt 23,87 triệu USD, giảm 12,75%. Tổng số phương tiện xuất nhập cảnh đạt 8.131 lượt, tổng số hành khách xuất nhập cảnh là 61.660 lượt.

Quang cảnh hội nghị giao ban đánh giá tình hình quản lý Cửa khẩu Quốc tế Lệ Thanh 6 tháng đầu năm 2024. Ảnh: Hà Duy
Quang cảnh hội nghị giao ban đánh giá tình hình quản lý Cửa khẩu Quốc tế Lệ Thanh 6 tháng đầu năm 2024. Ảnh: Hà Duy

Tổng số thu ngân sách tại cửa khẩu đạt 4,867 tỷ đồng, nguồn thu chủ yếu là thuế giá trị gia tăng mặt hàng cao su nhập khẩu, thuế xuất nhập khẩu và tiền cọc thuế hàng tạm nhập tái xuất. Số thu phí sử dụng kết cấu hạ tầng đối với phương tiện ra, vào cửa khẩu đạt hơn 1,8 tỷ đồng.

Tại hội nghị, một số nội dung đã được các lực lượng chức năng tại Cửa khẩu đưa ra thảo luận để công tác quản lý từ nay đến cuối năm được chặt chẽ, hiệu quả hơn, như: tăng cường hơn nữa công tác phối hợp để bảo vệ biên giới; kiểm soát kỹ dịch bệnh trên cây trồng, tránh lây lan qua đường nhập khẩu nông sản từ phía Campuchia; cần tạo điều kiện cho cư dân qua lại biên giới trong trường hợp cấp bách, ngoài giờ hoặc doanh nghiệp cần thông quan hàng hóa.

Người dân đang làm thủ tục xuất nhập cảnh tại Cửa khẩu Quốc tế Lệ Thanh. Ảnh: Hà Duy
Người dân đang làm thủ tục xuất nhập cảnh tại Cửa khẩu Quốc tế Lệ Thanh. Ảnh: Hà Duy

Kết luận hội nghị, ông Nguyễn Như Trình-Trưởng Ban Quản lý Khu Kinh tế tỉnh nhấn mạnh: Các lực lượng tại cửa khẩu linh động hơn trong công tác quản lý, nhất là về giờ giấc, nhằm tạo điều kiện cho người dân và doanh nghiệp qua lại cửa khẩu (trong trường hợp khám chữa bệnh, thông quan hàng hóa); các đơn vị nên có kênh thông tin liên lạc để công tác phối hợp được chặt chẽ, nhịp nhàng hơn; tăng cường công tác quản lý nhà nước trên tất cả các lĩnh vực về đầu tư, quy hoạch, đất đai, xây dựng, môi trường, lao động; tiếp tục tham mưu, tranh thủ các nguồn lực đầu tư, nâng cấp hạ tầng thiết yếu và đầu tư trang thiết bị phục vụ công tác quản lý cửa khẩu.

Trưởng Ban Quản lý Khu Kinh tế tỉnh đề nghị tập trung đẩy mạnh hơn nữa công tác cải cách hành chính theo hướng tinh gọn, đơn giản hóa thủ tục hành chính tạo điều kiện thuận lợi cho người và phương tiện hàng hóa qua lại cửa khẩu, thực hiện các giải pháp góp phần nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh. Tăng cường tổ chức lực lượng tuần tra, kiểm soát trên biên giới và địa bàn. Phối hợp chặt chẽ với các lực lượng làm tốt công tác kiểm soát xuất nhập khẩu, xuất nhập cảnh vùng biên giới, giám sát hàng hóa xuất nhập khẩu tại Trạm kiểm soát Liên hợp. Bên cạnh đó, sẽ lập kế hoạch tổ chức giao ban với Cửa khẩu Quốc tế Oyadav (Vương quốc Campuchia).

Có thể bạn quan tâm

Chư Prông gieo sạ sớm để tránh hạn cuối vụ

Chư Prông gieo sạ sớm để tránh hạn cuối vụ

(GLO)- Vụ Đông Xuân 2024-2025, huyện Chư Prông (tỉnh Gia Lai) sẽ gieo trồng 2.988 ha cây trồng các loại, trong đó có hơn 2.000 ha lúa. Để đảm bảo vụ sản xuất đạt hiệu quả, ngành Nông nghiệp huyện đang phối hợp với các địa phương hướng dẫn người dân gieo sạ sớm để tránh hạn cuối vụ.

Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu các sở, ngành, địa phương, các chủ đầu tư thực hiện các giải pháp đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm 2024. Ảnh Hà Duy

Chủ đầu tư phải lập kế hoạch giải ngân chi tiết từng dự án, cụ thể từng tháng

(GLO)- Đó là một trong những yêu cầu tại Công văn số 2671/UBND-KTTH do Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Nguyễn Hữu Quế vừa ký ban hành nhằm đề nghị các sở, ban, ngành; các địa phương; các chủ đầu tư triển khai các giải pháp đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm 2024.

Kho xăng dầu của Công ty TNHH một thành viên Xăng dầu Bắc Tây Nguyên tại xã Ia Tiêm (huyện Chư Sê) hiện chưa được chấp thuận đấu nối vào quốc lộ. Ảnh: V.T

Cửa hàng xăng dầu đấu nối vào đường giao thông: Vướng mắc cần tháo gỡ

(GLO)- Theo Luật Giao thông đường bộ và các quy định liên quan, các công trình xây dựng, trong đó có cửa hàng xăng dầu nằm dọc quốc lộ, tỉnh lộ phải xây dựng ngoài phạm vi hành lang an toàn đường bộ và thực hiện đấu nối đúng vị trí được UBND cấp tỉnh phê duyệt.