Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu qua Cửa khẩu Quốc tế Lệ Thanh tăng 70%

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Chiều 2-7, tại Khu Liên hợp Cửa khẩu Quốc tế Lệ Thanh (huyện Đức Cơ), Ban Quản lý Khu Kinh tế tỉnh tổ chức hội nghị giao ban đánh giá tình hình quản lý Cửa khẩu Quốc tế Lệ Thanh 6 tháng đầu năm 2024.

Theo báo cáo tại hội nghị, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu tại Cửa khẩu Quốc tế Lệ Thanh tính đến hết ngày 15-6 đạt 139,63 triệu USD, tăng 70% so với cùng kỳ năm 2023. Trong đó, kim ngạch nhập khẩu đạt 115,76 triệu USD, tăng 112%; kim ngạch xuất khẩu đạt 23,87 triệu USD, giảm 12,75%. Tổng số phương tiện xuất nhập cảnh đạt 8.131 lượt, tổng số hành khách xuất nhập cảnh là 61.660 lượt.

Quang cảnh hội nghị giao ban đánh giá tình hình quản lý Cửa khẩu Quốc tế Lệ Thanh 6 tháng đầu năm 2024. Ảnh: Hà Duy
Quang cảnh hội nghị giao ban đánh giá tình hình quản lý Cửa khẩu Quốc tế Lệ Thanh 6 tháng đầu năm 2024. Ảnh: Hà Duy

Tổng số thu ngân sách tại cửa khẩu đạt 4,867 tỷ đồng, nguồn thu chủ yếu là thuế giá trị gia tăng mặt hàng cao su nhập khẩu, thuế xuất nhập khẩu và tiền cọc thuế hàng tạm nhập tái xuất. Số thu phí sử dụng kết cấu hạ tầng đối với phương tiện ra, vào cửa khẩu đạt hơn 1,8 tỷ đồng.

Tại hội nghị, một số nội dung đã được các lực lượng chức năng tại Cửa khẩu đưa ra thảo luận để công tác quản lý từ nay đến cuối năm được chặt chẽ, hiệu quả hơn, như: tăng cường hơn nữa công tác phối hợp để bảo vệ biên giới; kiểm soát kỹ dịch bệnh trên cây trồng, tránh lây lan qua đường nhập khẩu nông sản từ phía Campuchia; cần tạo điều kiện cho cư dân qua lại biên giới trong trường hợp cấp bách, ngoài giờ hoặc doanh nghiệp cần thông quan hàng hóa.

Người dân đang làm thủ tục xuất nhập cảnh tại Cửa khẩu Quốc tế Lệ Thanh. Ảnh: Hà Duy
Người dân đang làm thủ tục xuất nhập cảnh tại Cửa khẩu Quốc tế Lệ Thanh. Ảnh: Hà Duy

Kết luận hội nghị, ông Nguyễn Như Trình-Trưởng Ban Quản lý Khu Kinh tế tỉnh nhấn mạnh: Các lực lượng tại cửa khẩu linh động hơn trong công tác quản lý, nhất là về giờ giấc, nhằm tạo điều kiện cho người dân và doanh nghiệp qua lại cửa khẩu (trong trường hợp khám chữa bệnh, thông quan hàng hóa); các đơn vị nên có kênh thông tin liên lạc để công tác phối hợp được chặt chẽ, nhịp nhàng hơn; tăng cường công tác quản lý nhà nước trên tất cả các lĩnh vực về đầu tư, quy hoạch, đất đai, xây dựng, môi trường, lao động; tiếp tục tham mưu, tranh thủ các nguồn lực đầu tư, nâng cấp hạ tầng thiết yếu và đầu tư trang thiết bị phục vụ công tác quản lý cửa khẩu.

Trưởng Ban Quản lý Khu Kinh tế tỉnh đề nghị tập trung đẩy mạnh hơn nữa công tác cải cách hành chính theo hướng tinh gọn, đơn giản hóa thủ tục hành chính tạo điều kiện thuận lợi cho người và phương tiện hàng hóa qua lại cửa khẩu, thực hiện các giải pháp góp phần nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh. Tăng cường tổ chức lực lượng tuần tra, kiểm soát trên biên giới và địa bàn. Phối hợp chặt chẽ với các lực lượng làm tốt công tác kiểm soát xuất nhập khẩu, xuất nhập cảnh vùng biên giới, giám sát hàng hóa xuất nhập khẩu tại Trạm kiểm soát Liên hợp. Bên cạnh đó, sẽ lập kế hoạch tổ chức giao ban với Cửa khẩu Quốc tế Oyadav (Vương quốc Campuchia).

Có thể bạn quan tâm

Ưu tiên nguồn lực để phát triển kinh tế xanh

Ưu tiên nguồn lực để phát triển kinh tế xanh

(GLO)- Lời Tòa soạn: Những năm gần đây, Gia Lai chú trọng triển khai các giải pháp phát triển kinh tế xanh hướng tới mục tiêu phát triển bền vững. Để làm rõ hơn về định hướng, mục tiêu của tỉnh, P.V Báo Gia Lai có cuộc phỏng vấn Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Hữu Quế.

Xuất khẩu nông sản: Từ lợi thế địa phương đến sân chơi toàn cầu

Xuất khẩu nông sản: Từ lợi thế địa phương đến sân chơi toàn cầu

(GLO)- Đẩy mạnh xuất khẩu nông sản là hướng đi chiến lược để nâng cao giá trị, mở rộng thị trường và thúc đẩy nông nghiệp phát triển bền vững. Vì vậy, cần chuyển hóa lợi thế nông sản địa phương thành năng lực cạnh tranh thực thụ để đủ sức vươn xa trong chuỗi cung ứng toàn cầu.

Các sản phẩm OCOP của HTX Nông nghiệp và dịch vụ Nam Yang (ảnh đơn vị cung cấp).

Tự tin tham gia đánh giá sản phẩm OCOP cấp quốc gia

(GLO)- Sau nhiều nỗ lực, Hợp tác xã (HTX) Nông nghiệp và dịch vụ Nam Yang (huyện Đak Đoa) đã xây dựng thành công 5 sản phẩm cà phê và hồ tiêu đạt tiêu chuẩn chất lượng cao. Hiện các sản phẩm này đang được hoàn thiện hồ sơ đề nghị Trung ương đánh giá, công nhận OCOP cấp quốc gia (OCOP 5 sao).

Ảnh: V.T

Sôi động thị trường bán lẻ trong dịp lễ

(GLO)- Kỳ nghỉ lễ 30-4 và 1-5 kéo dài tới 5 ngày, là dịp để người dân nghỉ ngơi, vui chơi, mua sắm và cũng được xem là cơ hội lớn kích cầu tiêu dùng. Từ các cửa hàng đến siêu thị, không khí mua sắm khá nhộn nhịp với nhiều chương trình ưu đãi, giảm giá sâu.

Công ty cổ phần Nông nghiệp AgriS Gia Lai: Hài hòa lợi ích giữa doanh nghiệp và người trồng mía

Công ty cổ phần Nông nghiệp AgriS Gia Lai hài hòa lợi ích giữa doanh nghiệp và người trồng mía

(GLO)-Niên vụ ép mía 2024-2025 dù gặp nhiều bất lợi do thời tiết, nhưng nhờ triển khai kịp thời các chính sách đầu tư, hỗ trợ về kỹ thuật, vốn, bảo hiểm giá thu mua… Công ty cổ phần Nông nghiệp AgriS Gia Lai về đích sớm so với kế hoạch, mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất cho người trồng mía. 

Nhân viên Công ty Điện lực kiểm tra Trạm biến áp của Nhà máy điện gió HBRE Chư Prông. Ảnh: V.T

Gia Lai: Đảm bảo cung ứng điện trong thời gian cao điểm

(GLO)- UBND tỉnh ban hành Công văn số 1107/UBND-CNXD về việc triển khai thực hiện Công điện số 49/CĐ-TTg ngày 23-4-2025 của Thủ tướng Chính phủ về triển khai quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả giải pháp đảm bảo cung ứng điện trong thời gian cao điểm năm 2025 và thời gian đến.