Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu tại Cửa khẩu Quốc tế Lệ Thanh đạt 135,47 triệu USD

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Sáng 22-12, Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh tổ chức hội nghị tổng kết công tác quản lý tại Cửa khẩu Quốc tế Lệ Thanh năm 2023 và triển khai nhiệm vụ năm 2024.

Trong năm 2023, Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh phối hợp với các lực lượng chức năng thực hiện tốt công tác quản lý tại Cửa khẩu Quốc tế Lệ Thanh trên tất cả các lĩnh vực. Công tác đối ngoại được duy trì phát triển, thể hiện tình đoàn kết hữu nghị giữa hai bên biên giới, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu, xuất nhập cảnh và các hoạt động thương mại biên giới qua hai bên cửa khẩu của người dân và doanh nghiệp.

Ông Nguyễn Như Trình-Trưởng Ban quản lý Khu kinh tế tỉnh phát biểu chỉ đạo tại hội nghị tổng kết công tác quản lý Cửa khẩu Quốc tế Lệ Thanh năm 2023. Ảnh: Sơn Ca

Ông Nguyễn Như Trình-Trưởng Ban quản lý Khu kinh tế tỉnh phát biểu chỉ đạo tại hội nghị tổng kết công tác quản lý Cửa khẩu Quốc tế Lệ Thanh năm 2023. Ảnh: Sơn Ca

Tại Khu kinh tế Cửa khẩu có 40 dự án đầu tư với tổng vốn đăng ký 643,87 tỷ đồng, vốn thực hiện ước đạt 266,55 tỷ đồng, đạt 41,4% tổng vốn đầu tư đăng ký. Trong năm đã cấp điều chỉnh quyết định chủ trương đầu tư 3 dự án, trong đó có 2 dự án với số vốn tăng thêm là 87,278 tỷ đồng, cấp giấy phép xây dựng cho 1 dự án. Doanh thu thuần của các doanh nghiệp ước đạt 610 tỷ đồng (tăng 43% so với cùng kỳ năm 2022).

Trong năm, đã có 17.036 lượt phương tiện vận tải xuất nhập cảnh (tăng 32% so với cùng kỳ) và 109.569 lượt hành khách xuất nhập cảnh (tăng 96% so với cùng kỳ). Về hoạt động xuất nhập khẩu, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu tại Cửa khẩu Quốc tế Lệ Thanh đạt 135,47 triệu USD (tăng 4,7% so với cùng kỳ), trong đó kim ngạch nhập khẩu 69,55 triệu USD (giảm 9,9% so với cùng kỳ), kim ngạch xuất khẩu 65,92 triệu USD (tăng 25,7% so với cùng kỳ). Thu ngân sách Nhà nước do lực lượng Hải quan thực hiện đạt 22,33 tỷ đồng, tăng 41,33% so với cùng kỳ năm ngoái.

Đại diện các lực lượng chức năng tham dự hội nghị tổng kết công tác quản lý Cửa khẩu Quốc tế Lệ Thanh năm 2023. Ảnh: Sơn Ca

Đại diện các lực lượng chức năng tham dự hội nghị tổng kết công tác quản lý Cửa khẩu Quốc tế Lệ Thanh năm 2023. Ảnh: Sơn Ca

Theo đánh giá của các lực lượng chức năng, Cửa khẩu Quốc tế Lệ Thanh không phải là điểm nóng về buôn lậu và vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới, tình hình an ninh trật tự trên địa bàn cơ bản ổn định, chưa phát hiện tội phạm chuyên nghiệp có tổ chức mà chủ yếu mang tính chất tự phát, nhỏ lẻ.

Lực lượng Biên phòng đã phát hiện, hoàn chỉnh hồ sơ xử lý 31vụ/38 đối tượng vi phạm về xuất nhập cảnh trái phép, vi phạm quy chế biên giới. Liên quan đến hoạt động kiểm dịch thực vật, tổng khối lượng hàng hóa nhập khẩu được tiến hành kiểm tra 174.369 tấn, trong đó hàng quá cảnh là 93.790 tấn, hàng tiêu dùng trong nước là 80.578 tấn.

Về hoạt động kiểm dịch y tế, công tác phòng-chống dịch bệnh được triển khai đồng bộ, chưa phát hiện trường hợp nghi ngờ mắc bệnh truyền nhiễm, các phương tiện vận tải hàng hóa được kiểm tra, giám sát, phun khử trùng trước khi nhập cảnh.

Thu ngân sách Nhà nước năm 2023 tại Chi cục Hải quan Cửa khẩu Quốc tế Lệ Thanh tăng 41,33% so với cùng kỳ năm ngoái. Ảnh: Sơn Ca

Thu ngân sách Nhà nước năm 2023 tại Chi cục Hải quan Cửa khẩu Quốc tế Lệ Thanh tăng 41,33% so với cùng kỳ năm ngoái. Ảnh: Sơn Ca

Tại hội nghị, đại diện các lực lượng chức năng đã đề xuất tỉnh quan tâm đẩy nhanh việc triển khai đưa vào sử dụng vùng nguyên liệu phục vụ sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp tại Khu kinh tế, sớm có giải pháp tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi hoạt động đầu tư, sản xuất, thanh toán quốc tế đáp ứng nhu cầu phát triển thương mại biên giới.

Đề nghị Trung ương quan tâm xây dựng cơ chế chính sách đặc thù phát triển Khu kinh tế cửa khẩu phù hợp với điều kiện của từng địa phương; đề xuất tỉnh cho chủ trương thực hiện công tác đối ngoại kinh tế và xã hội hóa đối với chợ, bến xe, bố trí một phần ngân sách tỉnh đầu tư cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật...

Trên cơ sở triển khai nhiệm vụ năm 2024, chủ trì Hội nghị ông Nguyễn Như Trình-Trưởng Ban quản lý Khu kinh tế, Trưởng Cửa khẩu Quốc tế Lệ Thanh đề nghị các lực lượng thành viên Ban Quản lý Cửa khẩu tiếp tục bám sát tình hình tại Cửa khẩu, phối hợp với địa phương nhằm tăng cường đảm bảo tình hình an ninh trật tự trước, trong và sau Tết.

Đồng thời, thực hiện nghiêm chế độ trực sẵn sàng chiến đấu, nắm chắc tình hình biên giới, đảm bảo công tác thông tin trong các lực lượng và thông tin các cấp lãnh đạo, địa phương đảm bảo kịp thời. Trưởng Cửa khẩu Quốc tế Lệ Thanh cũng đề nghị các lực lượng chức năng kiểm soát chặt chẽ tình hình dịch bệnh qua biên giới, chuẩn bị các điều kiện cần thiết để triển khai thực hiện Cửa khẩu số, tiếp tục cải cách thủ tục hành chính, hỗ trợ cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh cho doanh nghiệp và tăng cường công tác thu ngân sách Nhà nước. Liên quan đến công tác đối ngoại, tăng cường công tác phối hợp với lực lượng Cửa khẩu phía Campuchia.

Có thể bạn quan tâm

Công ty TNHH Vĩnh Hiệp hành trình khẳng định vị thế dẫn đầu

Công ty TNHH Vĩnh Hiệp: Hành trình khẳng định vị thế dẫn đầu

(GLO)- Trải qua hơn 3 thập kỷ hình thành và phát triển, Công ty TNHH Vĩnh Hiệp đã ghi dấu ấn mạnh mẽ trong ngành cà phê Việt Nam, vươn lên trở thành biểu tượng của sự bền vững, chất lượng và uy tín. Những nỗ lực không ngừng đã đưa Vĩnh Hiệp chạm đến những cột mốc ấn tượng trong năm 2024.

Xuất khẩu cà phê vững “ngôi vương”

Xuất khẩu cà phê vững “ngôi vương”

(GLO)- Năm 2024, cà phê tiếp tục giữ vững vị trí dẫn đầu trong các ngành hàng xuất khẩu chủ lực của tỉnh Gia Lai với sản lượng 210.000 tấn, kim ngạch đạt 620 triệu USD, tăng 26,53% so với năm trước và thị trường xuất khẩu được mở rộng ra 50 quốc gia.

Lực lượng nhận khoán quản lý, bảo vệ rừng xã Ia Kreng (huyện Chư Păh) tuần tra kiểm soát rừng. Ảnh: Lê Nam

Tăng cường quản lý, bảo vệ rừng dịp Tết

(GLO)- Tết đến xuân về là dịp để mọi người người sum vầy, đoàn viên cùng người thân, gia đình. Song, với những người làm nhiệm vụ quản lý, bảo vệ rừng thì ngày Tết họ lại càng phải tăng cường hơn trong công tác quản lý, bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng (PCCCR).

Vườn nho OCOP đầu tiên ở Gia Lai

E-magazineVườn nho OCOP đầu tiên ở Gia Lai

(GLO)- Dù mới triển khai nhưng mô hình trồng nho hữu cơ kết hợp tham quan của anh Võ Hoàn Hảo (thôn Hưng Bình-Tân Hợp, xã Ia Yok, huyện Ia Grai) cho thấy nhiều triển vọng. Cuối năm 2024, nho đỏ không hạt Xgreen của anh được công nhận sản phẩm OCOP 3 sao. Đây cũng là vườn nho OCOP đầu tiên ở Gia Lai.

Tập đoàn Novaland thua lỗ kỷ lục

Tập đoàn Novaland thua lỗ kỷ lục

Năm 2024, Novaland lỗ kỷ lục hơn 6.412 tỷ đồng. Novaland cho biết, khoản lỗ trên phần lớn do trích lập dự phòng ở kỳ báo cáo bán niên theo quan điểm riêng của đơn vị kiểm toán liên quan đến tiền thuê, sử dụng đất phải nộp tính theo phương án giá đất năm 2017 của dự án Lakeview City.