Khảo sát địa điểm phát triển dịch vụ logistics trên địa bàn Gia Lai

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)-

Ngày 23-10, Đoàn công tác của Bộ Công thương do ông Trần Thanh Hải-Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu làm trưởng đoàn đã tiến hành khảo sát tại Cửa khẩu quốc tế Lệ Thanh (huyện Đức Cơ) và địa điểm quy hoạch Trung tâm logistics xã Đak Ta Ley (huyện Mang Yang).

Đoàn công tác tiến hành khảo sát tại Khu Kinh tế Cửa khẩu Quốc tế Lệ Thanh. Ảnh: Vũ Thảo
Đoàn công tác tiến hành khảo sát tại Khu Kinh tế Cửa khẩu Quốc tế Lệ Thanh. Ảnh: Vũ Thảo

Cùng đi có đại diện các sở, ngành, Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh, cùng các Hiệp hội logistics, doanh nghiệp một số tỉnh, thành phố.

Cửa khẩu Quốc tế Lệ Thanh nằm trong Khu kinh tế Cửa khẩu Quốc tế Lệ Thanh thực hiện xuất nhập khẩu hàng hóa với Vương quốc Campuchia. Theo định hướng quy hoạch xây dựng Khu kinh tế Cửa khẩu Quốc tế Lệ Thanh thành Khu kinh tế tổng hợp đa ngành, đa lĩnh vực, gồm khu phi thuế quan (khu gia công sản xuất, xuất nhập khẩu, trưng bày triển lãm, giới thiệu sản phẩm...) và khu thuế quan (công nghiệp, đô thị, dịch vụ du lịch và các trung tâm tiếp vận...) của tỉnh Gia Lai; là đầu mối giao thương vùng Tây Nguyên với các nước Campuchia, Myanmar, Thái Lan. Đây cũng nơi thu hút đầu tư các trung tâm logistics, kho ngoại quan, kho hàng hóa chuyên dùng và các dịch vụ logistics phù hợp với ngành hàng sản xuất của doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh, phù hợp với quy hoạch khu công nghiệp, Khu kinh tế Cửa khẩu Quốc tế Lệ Thanh.

Đoàn đến khảo sát tại địa điểm quy hoạch Trung tâm logistics thuộc xã Đak Ta Ley (huyện Mang Yang). Ảnh: Vũ Thảo
Đoàn đến khảo sát tại địa điểm quy hoạch Trung tâm logistics thuộc xã Đak Ta Ley (huyện Mang Yang). Ảnh: Vũ Thảo

Địa điểm quy hoạch Trung tâm logistics thuộc xã Đak Ta Ley (huyện Mang Yang), được xác định là điểm thuận lợi kết nối hạ tầng giao thông trung tâm logistics nhờ có các tuyến quốc lộ 19, Quy Nhơn-Pleiku-Cửa khẩu Quốc tế Lệ Thanh, hành lang vận tải đường Trường Sơn Đông, giúp rút ngắn thời gian, chi phí trong hoạt động vận tải, giao thương hàng hóa, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển vận tải đa phương tiện. Theo đề xuất, Trung tâm logistics có quy mô 511 ha được thực hiện theo 2 giai đoạn, giai đoạn 1 là 265 ha.

Các dịch vụ logistics trên địa bàn tỉnh quy mô tương đối nhỏ lẻ, chủ yếu hoạt động vận tải, chuyển phát hàng hóa đơn lẻ hoặc dịch vụ thuê kho, bãi. Ảnh: Vũ Thảo
Các dịch vụ logistics trên địa bàn tỉnh quy mô tương đối nhỏ lẻ, chủ yếu hoạt động vận tải, chuyển phát hàng hóa đơn lẻ hoặc dịch vụ thuê kho, bãi. Ảnh: Vũ Thảo

Chương trình khảo sát là một trong những hoạt động nằm trong kế hoạch phát triển dịch vụ logistics trên địa bàn tỉnh Gia Lai giai đoạn 2023-2025, định hướng đến năm 2030. Đây cũng là một trong những nội dung chuẩn bị cho hội nghị triển khai các giải pháp phát triển logistics trên địa bàn tỉnh Gia Lai do Bộ Công thương phối hợp với UBND tỉnh Gia Lai tổ chức vào ngày mai (24-10) tại TP. Pleiku.

Có thể bạn quan tâm

Chủ động phòng, chống dịch tả heo châu Phi

Chủ động phòng-chống dịch tả heo châu Phi

(GLO)- Dịch tả heo châu Phi (ASF) xuất hiện tại phường An Nhơn Đông (tỉnh Gia Lai) buộc chính quyền địa phương đã phải tiêu hủy hơn 200 con heo nhiễm bệnh. Nguy cơ lây lan dịch bệnh đang hiện hữu khi thời tiết diễn biến thất thường, người chăn nuôi đẩy mạnh tái đàn.

Cây dừa xiêm "bén duyên" với vùng đất Ia Dom

Cây dừa xiêm "bén duyên" với vùng đất Ia Dom

(GLO)- Sau nhiều năm tìm kế mưu sinh khắp nơi, anh Dương Văn Thiết (SN 1976, thôn Cửa Khẩu, xã Ia Dom, tỉnh Gia Lai) đã chọn vùng biên viễn làm bến đỗ cho gia đình nhỏ. Không chỉ phát triển chăn nuôi, anh đã mạnh dạn khởi nghiệp với cây dừa xiêm-giống cây mới hứa hẹn mang lại thu nhập ổn định.

Cơ hội để doanh nghiệp vươn ra biển lớn

Cơ hội để doanh nghiệp vươn ra biển lớn

(GLO)- Sau khi hợp nhất 2 tỉnh Gia Lai và Bình Định thành tỉnh Gia Lai (mới), các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đặt kỳ vọng điều này sẽ mở ra cơ hội phát triển, giúp doanh nghiệp đổi mới hoạt động sản xuất, kinh doanh, mở rộng thị trường tiêu thụ.

Phương pháp rang thủ công sẽ giữ lại vị ngọt, bùi và vị ngậy đặc trưng mà không loại hạt điều công nghiệp nào sánh bằng. Ảnh: Vũ Thảo

Giữ lại tinh túy trong từng hạt điều sẻ

(GLO)- Sản xuất theo phương pháp rang củi thủ công truyền thống, đa dạng hóa sản phẩm với nhiều hương vị mới lạ, một nhà sản xuất ở Gia Lai đang nuôi ước mơ đưa hạt điều địa phương với hương vị đặc trưng vươn xa.

Hợp tác xã bắt nhịp thời đại số

Hợp tác xã bắt nhịp thời đại số

(GLO)- Trong bối cảnh chuyển đổi số lan tỏa mạnh mẽ đến từng ngõ ngách đời sống, các HTX tại Gia Lai đang cho thấy sự năng động, nhạy bén khi mạnh dạn “lên sàn”, “lên sóng” để giới thiệu và bán sản phẩm qua các nền tảng thương mại điện tử như Shopee, TikTok Shop, livestream Facebook.

null