Doanh thu thuần tại Khu kinh tế Cửa khẩu Quốc tế Lệ Thanh đạt 553,5 tỷ đồng

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)-Chiều 12-10, Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh đã tổ chức Hội nghị sơ kết công tác quản lý tại Cửa khẩu Quốc tế Lệ Thanh 9 tháng và triển khai nhiệm vụ 3 tháng cuối năm 2023. Ông Nguyễn Như Trình-Trưởng Ban quản lý Khu kinh tế, Trưởng Cửa khẩu Quốc tế Lệ Thanh chủ trì hội nghị.

Trong 9 tháng qua, Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh đã phối hợp với các lực lượng chức năng thực hiện tốt công tác quản lý tại Cửa khẩu Quốc tế Lệ Thanh đảm bảo tổ chức thực hiện thống nhất, hoạt động xuất nhập khẩu, xuất nhập cảnh được kiểm soát chặt chẽ, tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững, góp phần bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia. Hoạt động phối hợp giữa Ban Quản lý Khu kinh tế và chính quyền địa phương trên tất cả các lĩnh vực tiếp tục được đẩy mạnh. Công tác đối ngoại được duy trì phát triển, thể hiện tình đoàn kết hữu nghị giữa hai bên biên giới, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu, xuất nhập cảnh và các hoạt động thương mại biên giới qua hai bên cửa khẩu.

Đại diện Bộ đội Biên phòng báo cáo về công tác đảm bảo an ninh trật tự tại khu vực Cửa khẩu Quốc tế Lệ Thanh. Ảnh: Sơn Ca.

Đại diện Bộ đội Biên phòng báo cáo về công tác đảm bảo an ninh trật tự tại khu vực Cửa khẩu Quốc tế Lệ Thanh. Ảnh: Sơn Ca.

Đối với công tác quản lý đầu tư, tại Khu kinh tế Cửa khẩu có 40 dự án đầu tư với tổng vốn đăng ký 643,8 tỷ đồng, vốn thực hiện ước đạt 261,8 tỷ đồng, đạt 40,7% tổng vốn đầu tư đăng ký. Trong thời gian qua, đã cấp điều chỉnh quyết định chủ trương đầu tư 3 dự án, trong đó có 2 dự án tăng vốn đầu tư với số vốn tăng thêm là 87,2 tỷ đồng, cấp giấy phép xây dựng cho 1 dự án. Doanh thu thuần của các doanh nghiệp ước đạt 553,5 tỷ đồng (tăng 34% so với cùng kỳ năm ngoái). Đối với hoạt động xuất nhập cảnh, đã có 12.774 lượt phương tiện xuất nhập cảnh (tăng 130,74% so với cùng kỳ) và 61.529 lượt hành khách xuất nhập cảnh (tăng 81,26% so với cùng kỳ). Về hoạt động xuất nhập khẩu, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu tại Cửa khẩu Quốc tế Lệ Thanh đạt 101,23 triệu USD (giảm 4,55% so với cùng kỳ). Thu ngân sách Nhà nước do lực lượng Hải quan thực hiện đạt 13,69 tỷ đồng, tăng 52,28% so với cùng kỳ, các doanh nghiệp tại Khu trung tâm Kinh tế Cửa khẩu nộp ngân sách Nhà nước 3,5 tỷ đồng (giảm 15% so với cùng kỳ).

Các lực lượng chức năng tại Cửa khẩu Quốc tế Lệ Thanh phối hợp quản lý hoạt động tại Cửa khẩu được thống nhất, thông suốt. Ảnh: Sơn Ca.

Các lực lượng chức năng tại Cửa khẩu Quốc tế Lệ Thanh phối hợp quản lý hoạt động tại Cửa khẩu được thống nhất, thông suốt. Ảnh: Sơn Ca.

Công tác điều tra chống buôn lậu, xử lý vi phạm trong khu vực biên giới được các lực lượng chức năng phối hợp thực hiện có hiệu quả, số vụ việc và trị giá đều giảm so với cùng kỳ. Lực lượng Biên phòng đã phát hiện, hoàn chỉnh hồ sơ xử lý 27 vụ/32 đối tượng vi phạm về xuất nhập cảnh trái phép, vi phạm quy chế biên giới. Liên quan đến hoạt động kiểm dịch thực vật, tổng khối lượng hàng hóa nhập khẩu được tiến hành kiểm tra là 129.791 tấn (giảm 24,23% so với cùng kỳ), trong đó hàng quá cảnh là 67.318 tấn, hàng tiêu dùng trong nước là 62.473 tấn. Về hoạt động kiểm dịch y tế, công tác phòng chống dịch bệnh đậu mùa khỉ và dịch cúm gia cầm được triển khai đồng bộ, chưa phát hiện trường hợp nghi ngờ mắc bệnh truyền nhiễm, các phương tiện vận tải hàng hóa được kiểm tra, giám sát, phun khử trùng trước khi nhập cảnh.

Để thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ công tác trong 3 tháng cuối năm, ông Nguyễn Như Trình - Trưởng Ban quản lý Khu kinh tế, Trưởng Cửa khẩu Quốc tế Lệ Thanh đề nghị các lực lượng chức năng tiếp tục phối hợp thống nhất đúng trình tự và theo hướng đơn giản hóa thủ tục hành chính. Đồng thời, tập trung giải quyết các vấn đề phát sinh nhằm đảm bảo an ninh trật tự khu vực biên giới. Liên quan đến công tác hợp tác đối ngoại, giao cho các lực lượng chức năng xúc tiến chuẩn bị, phối hợp, tuyên truyền kế hoạch giao ban cặp Cửa khẩu trong thời gian tới.

Có thể bạn quan tâm

Quang cảnh hội thảo. Ảnh: Hà Duy

Hội thảo bảo tồn đa dạng sinh học và phát triển bền vững cao nguyên Kon Hà Nừng

(GLO)- Sáng 22-11, Viện Sinh thái học Miền nam, Trung Tâm Con người và Thiên nhiên phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT, Ban Quản lý Khu dự trữ sinh quyển (DTSQ) cao nguyên Kon Hà Nừng tổ chức hội thảo Bảo tồn đa dạng sinh học và phát triển bền vững Khu DTSQ cao nguyên Kon Hà Nừng đến năm 2030.

Gia Lai được cấp mới 15 mã số vùng trồng xuất khẩu

Gia Lai được cấp mới 15 mã số vùng trồng xuất khẩu

(GLO)- Theo Sở Nông nghiệp và PTNT, năm 2024, toàn tỉnh có 15 mã số vùng trồng xuất khẩu được cấp mới với diện tích 332,09 ha xuất khẩu trên thị trường Trung Quốc và 4 mã số cơ sở đóng gói nông sản phục vụ xuất khẩu với tổng công suất 155 tấn quả tươi/ngày.

Cà phê là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của tỉnh Gia Lai. Ảnh: Hà Duy

Liên kết sản xuất phục vụ xuất khẩu

(GLO)- Việc liên kết sản xuất đang được các doanh nghiệp, hợp tác xã (HTX) trên địa bàn tỉnh Gia Lai chú trọng nhằm tạo nguồn nông sản chất lượng phục vụ xuất khẩu. Nhờ đó, nông sản của tỉnh đã thâm nhập thị trường của gần 50 quốc gia trên thế giới.

Chư Prông gieo sạ sớm để tránh hạn cuối vụ

Chư Prông gieo sạ sớm để tránh hạn cuối vụ

(GLO)- Vụ Đông Xuân 2024-2025, huyện Chư Prông (tỉnh Gia Lai) sẽ gieo trồng 2.988 ha cây trồng các loại, trong đó có hơn 2.000 ha lúa. Để đảm bảo vụ sản xuất đạt hiệu quả, ngành Nông nghiệp huyện đang phối hợp với các địa phương hướng dẫn người dân gieo sạ sớm để tránh hạn cuối vụ.

Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu các sở, ngành, địa phương, các chủ đầu tư thực hiện các giải pháp đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm 2024. Ảnh Hà Duy

Chủ đầu tư phải lập kế hoạch giải ngân chi tiết từng dự án, cụ thể từng tháng

(GLO)- Đó là một trong những yêu cầu tại Công văn số 2671/UBND-KTTH do Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Nguyễn Hữu Quế vừa ký ban hành nhằm đề nghị các sở, ban, ngành; các địa phương; các chủ đầu tư triển khai các giải pháp đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm 2024.

Kho xăng dầu của Công ty TNHH một thành viên Xăng dầu Bắc Tây Nguyên tại xã Ia Tiêm (huyện Chư Sê) hiện chưa được chấp thuận đấu nối vào quốc lộ. Ảnh: V.T

Cửa hàng xăng dầu đấu nối vào đường giao thông: Vướng mắc cần tháo gỡ

(GLO)- Theo Luật Giao thông đường bộ và các quy định liên quan, các công trình xây dựng, trong đó có cửa hàng xăng dầu nằm dọc quốc lộ, tỉnh lộ phải xây dựng ngoài phạm vi hành lang an toàn đường bộ và thực hiện đấu nối đúng vị trí được UBND cấp tỉnh phê duyệt.