Pleiku: Đìu hiu hoa Tết

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

(GLO)- Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, các chợ hoa, nhà vườn cung ứng hoa Tết ở TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) đang rơi vào cảnh ế ẩm. Nhiều hộ kinh doanh rầu rĩ vì doanh số bán ra chỉ bằng phân nửa so với thời điểm này năm trước.

 
 Hàng ngàn chậu hoa tiểu cảnh của gia đình bà Đinh Thị Ánh Tuyết (đường Tôn Thất Tùng, TP. Pleiku) rơi vào cảnh ế ẩm. Ảnh: Lam Nguyên
Hàng ngàn chậu hoa tiểu cảnh của gia đình bà Đinh Thị Ánh Tuyết (đường Tôn Thất Tùng, TP. Pleiku) rơi vào cảnh ế ẩm. Ảnh: Lam Nguyên


Tại khu vực chợ hoa Tết được bố trí trên đường Hoàng Đạo Thúy (TP. Pleiku), hàng trăm chậu hoa, cây cảnh các loại đã được tập kết về đây từ ngày 1-2 (20 tháng Chạp).  

Anh Lê Văn Vân (thôn 4, xã Ia Tô, huyện Ia Grai) cho hay: Năm nay, anh nhập 240 cây quất bán Tết, giá dao động từ 650 ngàn đồng đến 1,2 triệu đồng/cây. “Hiện mới bán được 4 cây thôi, trong khi giờ này mấy năm trước đã bán rầm rộ rồi. Tôi cũng chưa biết phải làm gì nếu không bán hết số quất này”-anh Vân than thở.

Cùng cảnh, ông Hồ Hoài Đăm (thôn 9, xã Tân Sơn, TP. Pleiku) chia sẻ: Gian hàng của ông có gần 400 cây đào được đưa từ miền Bắc vào. Tuy giá giảm 15-20% so với năm trước nhưng lượng khách đến mua hoa về chưng Tết vẫn khá ít, đến giờ mới chỉ bán ra khoảng 7 cây.

Gian hàng của ông Hồ Hoài Đăm (thôn 9, xã Tân Sơn, TP. Pleiku) chỉ lác đác khách đến chọn mua hoa đào. Ảnh: Lam Nguyên
Gian hàng của ông Hồ Hoài Đăm (thôn 9, xã Tân Sơn, TP. Pleiku) chỉ lác đác khách đến chọn mua hoa đào. Ảnh: Lam Nguyên

Thành phố Pleiku quy hoạch 600 lô tại 2 khu vực bố trí chợ hoa Tết Tân Sửu 2021 gồm: khu vực trên đường Hoàng Đạo Thúy (phường Tây Sơn) và khu vực gần Trụ sở tiếp công dân của tỉnh (phường Ia Kring). Tuy nhiên, đến nay chỉ có tổng cộng 225 lô đã đăng ký. Một số hộ dân nêu nguyện vọng trả mặt bằng do buôn bán ế ẩm và tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp.
 

Các nhà vườn chuyên trồng hoa Tết cũng không ngoại lệ. Hộ bà Đinh Thị Ánh Tuyết là 1 trong 3 gia đình trồng hoa tiểu cảnh truyền thống tại đường Tôn Thất Tùng (TP. Pleiku). Lưu lại đây hơn 1 giờ đồng hồ nhưng chúng tôi chứng kiến chỉ vỏn vẹn có 2 người đến mua hoa dù giá bán giảm khoảng 20%. Bà Tuyết thở dài: “Tới giờ chẳng có mấy người đến hỏi han cả. Mọi năm giờ này đã bán gần hết vườn rồi, nhưng năm nay gần như còn nguyên”.

Chủ vườn cho hay: Năm nay, bà đầu tư mấy trăm triệu đồng để trồng hơn 17.000 chậu hoa tiểu cảnh. “Nhiều mối cũ ở thị xã Ayun Pa, huyện Krông Pa, Phú Thiện đã đặt cọc rồi nhưng mình đành trả lại tiền. Hàng đâu về được dưới đó. Bây giờ, dịch thế này mình cũng thông cảm chứ biết làm sao. Tôi bán đây cũng biết là lỗ nhưng đành chấp nhận bỏ công chăm bẵm suốt thời gian qua”-bà Tuyết bộc bạch.

Có mặt tại vườn hoa, chị Lê Thị Hà (296 đường Tôn Đức Thắng, TP. Pleiku) kể: “Năm ngoái, tôi mua 500 chậu hoa của chị Tuyết về bán kiếm lời. Nhưng năm nay kinh tế khó khăn, lại thêm dịch bệnh khiến nhiều người ngại đi lại nên tôi chỉ lấy 100 chậu thôi. Giá thấp hơn năm ngoái rất nhiều nhưng tôi vẫn nơm nớp lo ế”.

 

 LAM NGUYÊN
 

Có thể bạn quan tâm

Chuyện về “biệt đội” cứu hộ chó, mèo

E-magazineChuyện về “biệt đội” cứu hộ chó, mèo

(GLO)- Nằm ở cuối đường Bùi Dự (phường Hoa Lư, TP. Pleiku), Trạm cứu hộ chó, mèo Gia Lai có diện tích khá rộng rãi. Đây là mái ấm của những chú chó, mèo bị bỏ rơi hay may mắn thoát ra từ lò mổ hoặc bị thương do xe tông được “biệt đội” cứu hộ đưa về chăm sóc, nuôi dưỡng.

 Hiệu quả truyền thông giảm nghèo ở phường Thống Nhất

Hiệu quả truyền thông giảm nghèo ở phường Thống Nhất

(GLO)- Thời gian qua, phường Thống Nhất (TP. Pleiku) đã tập trung phổ biến, tuyên truyền mục đích, ý nghĩa của việc thực hiện công tác giảm nghèo bằng nhiều hình thức. Nhờ đó, người dân đã chủ động phát triển sản xuất, chăn nuôi giúp tăng thu nhập, tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo giảm dần qua các năm.

“Đứng dậy” từ lầm lỗi

“Đứng dậy” từ lầm lỗi

(GLO)- Nhìn những bằng khen, giấy khen treo trên tường nhà, ít ai ngờ rằng, ông Kpă Dõ-Trưởng ban Công tác Mặt trận làng Lê Ngol (xã Ia Tiêm, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) từng một thời chìm trong lầm lỗi. Nhờ được cảm hóa và giúp đỡ, ông đã mạnh mẽ “đứng dậy” làm lại cuộc đời.

Dự án “Giếng sạch trao buôn”: Thiết thực, ý nghĩa

Dự án “Giếng sạch trao buôn”: Thiết thực, ý nghĩa

(GLO)- Từ năm 2022 đến nay, Hội Chữ thập đỏ (CTĐ) huyện Chư Păh (tỉnh Gia Lai) phối hợp với Tổ chức ASIF tại Việt Nam và các đơn vị tài trợ đã triển khai có hiệu quả Dự án “Giếng sạch trao buôn” giúp bà con vùng đồng bào dân tộc thiểu số có nước sạch để sử dụng.

Gia Lai: Giao mục tiêu, nhiệm vụ thực hiện chương trình MTQG cho 2 huyện Krông Pa và Chư Pưh

Gia Lai: Giao mục tiêu, nhiệm vụ thực hiện chương trình MTQG cho 2 huyện Krông Pa và Chư Pưh

(GLO)- Ngày 12-11, UBND tỉnh Gia Lai có quyết định về việc giao mục tiêu, nhiệm vụ, yêu cầu cụ thể đối với từng chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) cho huyện Krông Pa và huyện Chư Pưh thực hiện thí điểm cơ chế phân cấp cho cấp huyện trong quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình MTQG.