Pleiku: Đa dạng hóa sinh kế để giúp người yếu thế vươn lên thoát nghèo

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

(GLO)- Mô hình dự án "Đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo” được các cấp chính quyền TP. Pleiku triển khai thực hiện đang mang lại những kết quả khả quan, mở hướng thoát nghèo bền vững cho các hộ dân có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn.

Trong nhà có người mắc bệnh nặng, thường xuyên nhập viện điều trị nên gia đình cuộc sống của gia đình bà Trần Thị Phượng (trú tại thôn 4, xã Trà Đa, TP. Pleiku) luôn gặp cảnh thiếu trước hụt sau. Bà Phượng tâm sự: "Nhà tôi khánh kiệt từ khi chồng mắc bệnh ung thư. Bao nhiêu tiền dành dụm lâu nay đều chi trả hết cho những lần nằm viện điều trị bệnh cho chồng. Nhà ở xuống cấp đến mức xiêu vẹo cũng không có tiền sửa chữa. May mắn vừa rồi UBND xã kêu gọi Mạnh Thường Quân hỗ trợ kinh phí xây dựng 1 ngôi nhà kiên cố và hỗ trợ tiền ăn hàng ngày cho các con tôi. Ngoài ra, họ cũng hỗ trợ tiền lúc hay tin chồng tôi lại nhập viện. Ví như việc Hội Phụ nữ và UBND xã hỗ trợ 5 triệu đồng để có tiền thuê người thu hoạch cà phê vì lúc đó cả nhà thay nhau chăm chồng tôi nằm viện. Mới đây, gia đình còn được hỗ trợ 1 máy cày phục vụ sản xuất nông nghiệp. Chính sự giúp đỡ tận tâm ấy đã động viên gia đình nỗ lực hơn trong cuộc sống. Cả nhà đang cố gắng làm lụng để không phụ tấm lòng nhân ái của nhà hảo tâm và các cấp chính quyền, đoàn thể của xã”.

51dcb3262b9d8dc3d48c-1426.jpg
Gia đình bà Trần Thị Phượng (trú tại thôn 4, xã Trà Đa, TP. Pleiku) vừa được hỗ trợ 1 chiếc máy cày. Ảnh: T.D

Ở xã Chư Á (TP. Pleiku), gia đình bà H’Nak cũng thuộc diện hộ nghèo, chồng qua đời do bạo bệnh nên 1 mình bà nuôi 5 người con và người em chồng bị tàn tật. UBND xã Chư Á đã hỗ trợ 1 con bò cái sinh sản theo mô hình dự án "Đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo”. “Sau 2 năm chăm sóc, bò mẹ đã sinh thêm 1 bê con, gia đình vui lắm. Chúng tôi sẽ tiếp tục nuôi để gây thành đàn chứ không bán đâu. Gia đình cũng được các cấp chính quyền hỗ trợ, hướng dẫn trồng rau xanh, trồng trọt để bán nên có thêm nguồn thu nhập. Chúng tôi sẽ nỗ lực hơn để sớm thoát khỏi diện hộ nghèo”-bà H’Nak bộc bạch.

f0e29f6301d8a786fec9-4583.jpg
Gia đình bà H'Nak vươn lên có cuộc sống ổn định hơn sau khi được hỗ trợ sinh kế. Ảnh: T.D

Phó Chủ tịch UBND xã Chư Á Nguyễn Thu Hương thông tin: Ngoài phát triển chăn nuôi từ nguồn con giống mà chính quyền hỗ trợ, công tác giảm nghèo ở địa phương còn phát huy hiệu quả qua việc cho vay vốn ưu đãi, chuyển đổi nghề nghiệp. 3 năm qua, xã đã cấp 42 con bò cho hộ nghèo, hỗ trợ vốn chuyển đổi nghề nghiệp cho 10 hộ và cho 8 hộ vay vốn ưu đãi. “Hàng năm, xã luôn ưu tiên các chương trình, dự án, mô hình sinh kế do thành phố triển khai cho các hộ nghèo, nhất là hộ người dân tộc thiểu số. Qua việc triển khai các mô hình, nhiều hộ đã vươn lên thoát nghèo bền vững. Đặc biệt là mô hình dự án "Đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo” được triển khai trên địa bàn đang mở ra những kỳ vọng giúp người dân vươn lên có cuộc sống ổn định hơn, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội ở địa phương”-bà Hương cho hay.

Theo thống kê của Phòng Kinh tế TP. Pleiku, từ năm 2021 đến nay, thành phố phối hợp với các cơ quan, đơn vị, UBND các xã, phường vận động các doanh nghiệp, Mạnh Thường Quân hỗ trợ 95 hộ dân có hoàn cảnh khó khăn xây mới và sửa chữa nhà ở với tổng số tiền hơn 4,7 tỷ đồng; hỗ trợ cây con giống, phân bón, vốn sản xuất 1,2 tỷ đồng; giúp 252 hộ mới thoát diện hộ nghèo, cận nghèo vay vốn ưu đãi trên 13,8 tỷ đồng...

72694b4cd7f771a928e6-5327.jpg
Các hộ nghèo trên địa bàn thành phố Pleiku được tặng máy cày để phục vụ sản xuất, nâng thu nhập. Ảnh: T.D

Trao đổi với chúng tôi, ông Trần Tấn Quang-Trưởng Phòng Kinh tế TP. Pleiku-cho biết: Ở Pleiku hiện 149 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 0,24%. Thành phố đang triển khai nhiều mô hình sinh kế phù hợp để nâng cao hiệu quả của công tác giảm nghèo tại địa phương, trong đó có mô hình dự án "Đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo”. “Với vai trò là đơn vị phối hợp và trực tiếp triển khai các chỉ đạo của thành phố về hỗ trợ sinh kế cho người nghèo, chúng tôi đã cụ thể hóa các mô hình hỗ trợ sinh kế, hỗ trợ máy móc phục vụ sản xuất phù hợp với đời sống cho họ. Sự đa dạng hóa hình thức hỗ trợ sinh kế giúp mang lại hiệu quả thiết thực hơn, phù hợp với từng địa phương, cá nhân được hỗ trợ. Từ đó đã có rất nhiều hộ vươn lên thoát diện hộ nghèo, cận nghèo sau khi tham gia các mô hình hỗ trợ sinh kế”-ông Quang cho biết thêm.

Có thể bạn quan tâm

Rạn vỡ vô hình

Rạn vỡ vô hình

Sáng 27/9, thi thể người mẹ của cháu Phúc ở Làng Nủ được tìm thấy sau 17 ngày bị chôn vùi bởi trận lở núi. Nhẹ bớt nỗi niềm. Không chỉ vì thêm một thi thể được may mắn tìm thấy. Mà bởi cảnh 1 đứa bé gầy gò ngày ngày cầm cuốc gắng sức lật đống bùn lầy tìm xác mẹ cứ đào xới vào tâm can nhiều người...

Ia Pa hỗ trợ sinh kế giúp người dân vươn lên

Ia Pa hỗ trợ sinh kế giúp người dân vươn lên

(GLO)- Pờ Tó là xã đặc biệt khó khăn của huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai. Toàn xã có 1.930 hộ, tỷ lệ người dân tộc thiểu số chiếm đến 56,4%. Đời sống của người dân chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, nhiều hộ do không có đất sản xuất, thiếu vốn nên cuộc sống gặp nhiều khó khăn.

8 trường hợp có thể bị thu hồi giấy phép lái xe từ ngày 1-1-2025

8 trường hợp có thể bị thu hồi giấy phép lái xe từ ngày 1-1-2025

(GLO)- Bộ GTVT đang lấy ý kiến dự thảo Thông tư quy định về đào tạo, sát hạch, cấp, thu hồi giấy phép lái xe (GPLX); cấp, sử dụng GPLX quốc tế; kiểm tra, cấp chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ. Theo dự thảo này, nhiều trường hợp sẽ bị thu hồi GPLX từ ngày 1-1-2025.

Hội Liên hiệp phụ nữ xã Chư A Thai tổ chức truyền thông Dự án 8 với nội dung xóa bỏ định kiến về giới và phòng chống bạo lực gia đình. Ảnh: Vũ Chi

Phú Thiện tháo gỡ khó khăn trong triển khai Dự án 8

(GLO)- Sau 3 năm triển khai, Dự án 8 đã góp phần giúp phụ nữ dân tộc thiểu số huyện Phú Thiện (tỉnh Gia Lai) vượt qua rào cản, khẳng định bản thân. Tuy nhiên, địa phương cũng gặp không ít khó khăn trong triển khai thực hiện dẫn đến tỷ lệ giải ngân nguồn vốn đạt thấp.

Bí thư chi bộ kiêm trưởng thôn Nguyễn Thị Miền làm kinh tế giỏi

Bí thư chi bộ kiêm trưởng thôn Nguyễn Thị Miền làm kinh tế giỏi

(GLO)- Không chỉ là nữ bí thư chi bộ kiêm trưởng thôn tận tâm, trách nhiệm, bà Nguyễn Thị Miền (thôn Thanh Bình, xã Uar, huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai) còn là gương sản xuất kinh doanh giỏi tại địa phương. Bà là điển hình cho người phụ nữ thời đại mới giỏi việc nước, đảm việc nhà.
Đìu hiu chợ xã Ia Hla

Đìu hiu chợ xã Ia Hla

(GLO)- Chỉ sau khoảng 3 tháng đi vào hoạt động, hầu hết tiểu thương đã rời chợ xã Ia Hla (huyện Chư Pưh, tỉnh Gia Lai) để chuyển đến buôn bán tại những điểm đông dân. Tình trạng này khiến chợ xây dựng tiền tỷ trở nên đìu hiu, vắng bóng tiểu thương và vô cùng lãng phí.

Khi mưa bão đi qua

Khi mưa bão đi qua

(GLO)- Sau mỗi lần mưa bão, đứng trước cảnh tượng đổ nát hoang tàn, lòng tôi chỉ thấy dâng ngập những nỗi xót xa.