Ia Pa hỗ trợ sinh kế giúp người dân vươn lên

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Pờ Tó là xã đặc biệt khó khăn của huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai. Toàn xã có 1.930 hộ, tỷ lệ người dân tộc thiểu số chiếm đến 56,4%. Đời sống của người dân chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, nhiều hộ do không có đất sản xuất, thiếu vốn nên cuộc sống gặp nhiều khó khăn.

ia-pa-ho-tro-sinh-ke-giup-nguoi-dan-vuon-len-bg-9839.jpg
Cán bộ xã Pờ Tó kiểm tra bò giống hỗ trợ từ Tiểu dự án 1-Dự án 3. Ảnh: N.D

Chị Nguyễn Thị Ngà (thôn 3) cho biết: Gia đình có 6 khẩu nhưng chỉ dựa vào gần 1 sào lúa nước nên cái nghèo đeo bám quanh năm. Để có tiền trang trải cuộc sống, vợ chồng chị phải đi làm thuê khắp nơi nhưng công việc không được thường xuyên.

“Vừa rồi, gia đình được chính quyền địa phương hỗ trợ 1 con bò sinh sản. Đây không chỉ là tài sản có giá trị mà còn là nguồn sinh kế lâu dài. Từ khi nhận bò, vợ chồng tôi chia nhau đi cắt cỏ, dắt bò chăn thả và trồng thêm cỏ voi để chăm sóc bò thật tốt để sớm sinh sản”-chị Ngà chia sẻ.

Ông Nguyễn Minh Thái-Phó Chủ tịch UBND xã Pờ Tó-thông tin: Toàn xã hiện có 572 hộ nghèo và 108 hộ cận nghèo. Nguyên nhân số hộ nghèo, cận nghèo còn cao là do số gia đình trẻ tách hộ ngày càng nhiều nhưng thiếu đất sản xuất. Thực hiện Tiểu dự án 1-Dự án 3 về hỗ trợ phát triển sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp, UBND xã đã cấp 105 con bò sinh sản cho các hộ nghèo, cận nghèo. Đây là sinh kế để bà con sớm vươn lên thoát nghèo.

2-mot-goc-thon-5-xa-po-to-da-ket-nghia-voi-so-nong-nghiep-va-ptnt-3666.jpg
Một góc thôn 5, xã Pờ Tó đã kết nghĩa với Sở Nông nghiệp và PTNT. Ảnh: N.D

Cũng theo Phó Chủ tịch UBND xã Pờ Tó, để nguồn lực của Nhà nước phát huy hiệu quả, hàng năm, UBND xã giao các thôn, làng bình xét và lựa chọn sau đó gửi các phòng, ban chuyên môn thẩm định xây dựng kế hoạch hỗ trợ các loại cây trồng, vật nuôi phù hợp với thực tế địa phương. Đặc biệt, trước khi cấp bò giống hỗ trợ thì cán bộ xã kiểm tra việc xây dựng chuồng trại của từng hộ đảm bảo việc chăm sóc, nuôi dưỡng và vệ sinh môi trường xung quanh.

Xã thường xuyên phối hợp với Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện tiến hành kiểm tra và hỗ trợ các loại vắc xin phòng bệnh cho đàn bò. Qua 3 năm triển khai thực hiện, đến nay, đàn bò phát triển ổn định, người dân rất kỳ vọng đây là cơ hội để thoát nghèo trong những năm tới.

Sau 3 năm triển khai thực hiện Tiểu dự án 1-Dự án 3 về hỗ trợ phát triển sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, huyện Ia Pa đã triển khai nhiều giải pháp hỗ trợ sinh kế để giúp người dân vươn lên thoát nghèo bền vững.

Không chỉ xã Pờ Tó, hiện nay, các xã khác của huyện Ia Pa cũng đang tích cực triển khai hỗ trợ giống vật nuôi để hộ nghèo, cận nghèo phát triển kinh tế. Từ năm 2022 đến nay, từ nguồn vốn phân bổ của Tiểu dự án 1-Dự án 3, UBND huyện đã phân bổ về 9 xã số tiền hơn 2 tỷ đồng để triển khai xây dựng dự án hỗ trợ con giống cho hộ nghèo và cận nghèo.

Trao đổi với P.V, ông Trần Quốc Tuấn-Phó Chủ tịch UBND huyện-cho biết: Để dự án đạt hiệu quả, từ năm 2022 đến nay, UBND huyện đã ban hành kế hoạch và phân công nhiệm vụ cho các cơ quan, đơn vị liên quan triển khai thực hiện.

Huyện cũng đã thành lập tổ thẩm định hồ sơ, dự án, phương án hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025. Đặc biệt, tại các cuộc họp, UBND huyện đều quán triệt chỉ đạo các đơn vị, địa phương tập trung hỗ trợ con giống cho các đối tượng thụ hưởng từ Tiểu dự án 1-Dự án 3.

Trong quá trình thực hiện, huyện cũng nhận được sự quan tâm hướng dẫn của Sở Nông nghiệp và PTNT. Đây là động lực để hộ nghèo, cận nghèo có điều kiện phát triển kinh tế, xây dựng cuộc sống ấm no trong những năm tới.

Có thể bạn quan tâm

Lan tỏa nghĩa tình tháng Bảy

Lan tỏa nghĩa tình trong tháng 7 tri ân

(GLO)- Việc quan tâm, chăm lo cho gia đình chính sách, người có công với cách mạng được Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy Gia Lai phối hợp với Tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn duy trì, triển khai nhiều năm qua. Đây là hoạt động an sinh xã hội có ý nghĩa đặc biệt trong những ngày tháng 7 tri ân.

Các xã vùng sâu bảo đảm công tác giải quyết thủ tục hành chính cho người dân

Các xã vùng sâu bảo đảm công tác giải quyết thủ tục hành chính cho người dân

(GLO)- Tuy còn gặp nhiều khó khăn nhưng các xã vùng sâu, vùng xa của tỉnh đã chuẩn bị đầy đủ điều kiện về cơ sở vật chất và nhân lực để vận hành hiệu quả trung tâm phục vụ hành chính công. Mục tiêu là tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người dân và doanh nghiệp trong thực hiện các TTHC.

Bài thi lớn nhất là vượt qua mặc cảm

Bài thi lớn nhất là vượt qua mặc cảm

(GLO)- Chiều muộn, trên sân Trường THCS Lê Hồng Phong (phường Quy Nhơn, tỉnh Gia Lai), chúng tôi gặp hai phụ nữ đặc biệt giữa đám đông sĩ tử nhỏ tuổi. Tóc điểm bạc, dáng người nhỏ nhắn, họ khác lạ giữa đám đông trẻ trung bởi tâm thế chững chạc với ánh mắt vừa rạng rỡ vừa bồi hồi đầy tự tin.

Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Gia Lai Trương Văn Đạt phát biểu chỉ đạo tại buổi làm việc với xã Ayun. Ảnh: Hà Duy

Xã Ayun cần tiếp tục rà soát nguồn lực để tạo sinh kế cho người dân

(GLO)- Sáng 14-7, đồng chí Trương Văn Đạt - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Gia Lai, đã đến thăm, kiểm tra hoạt động và công tác chuẩn bị cho Đại hội Đảng bộ tại xã Ayun. Cùng tham dự buổi làm việc có đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh. 

Nghề hấp cá giữa phố cảng Quy Nhơn

Nghề hấp cá ở phố cảng Quy Nhơn

(GLO)- Ở phường Quy Nhơn (tỉnh Gia Lai), nơi tàu thuyền ra vào tấp nập mỗi sớm chiều, vẫn tồn tại những căn bếp đỏ lửa, nơi người dân mưu sinh bằng một nghề ít được nhắc tên: Nghề hấp cá.

Nhà trọ “cháy” phòng, hàng quán tăng khách sau sáp nhập

Nhà trọ “cháy” phòng, hàng quán tăng khách sau sáp nhập

(GLO) - Chỉ hơn một tuần sau khi tỉnh Gia Lai và Bình Định sáp nhập thành tỉnh Gia Lai mới, nhiều khu vực trung tâm phường Quy Nhơn đã ghi nhận sự gia tăng rõ rệt về mật độ dân cư. Các dịch vụ như nhà trọ, ăn uống, vận chuyển... cũng trở nên sôi động hơn, tạo nên bức tranh nhộn nhịp chưa từng thấy.

null