Chung tay hỗ trợ người dân thôn 5 thoát nghèo

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- Thực hiện Chỉ thị số 13-CT/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Gia Lai về tăng cường công tác kết nghĩa giữa các cơ quan, đơn vị với thôn, làng đồng bào dân tộc thiểu số, Sở Nông nghiệp và PTNT đã có nhiều giải pháp hỗ trợ theo nhu cầu thực tế để người dân thôn 5 (xã Pờ Tó, huyện Ia Pa) thoát nghèo.
Doanh nghiệp chung sức cùng Sở Nông nghiệp và PTNT hỗ trợ thôn 5, xã Pờ Tó. Ảnh: Nguyễn Diệp

Doanh nghiệp chung sức cùng Sở Nông nghiệp và PTNT hỗ trợ thôn 5, xã Pờ Tó. Ảnh: Nguyễn Diệp

Thôn 5 được sáp nhập từ thôn Chư Gu và thôn Kliếc B. Đây là thôn đặc biệt khó khăn của huyện Ia Pa. Thôn hiện có 297 hộ, trong đó có 120 hộ nghèo và 32 hộ cận nghèo. Trong tổng số hộ nghèo có 12 hộ không có khả năng thoát nghèo do già yếu, neo đơn, bệnh tật; 21 hộ không có đất sản xuất. Đời sống của người dân chủ yếu dựa vào cây mì, lúa cạn và rau màu nhưng lại phụ thuộc nguồn nước trời.

Thực hiện Chỉ thị số 13-CT/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường công tác kết nghĩa giữa các cơ quan, đơn vị với thôn, làng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh, Sở Nông nghiệp và PTNT đã xây dựng kế hoạch phối hợp với chính quyền địa phương và thôn 5 triển khai nhiều giải pháp hỗ trợ theo nhu cầu thực tế của người dân.

Đến thời điểm hiện nay, đơn vị kết nghĩa đã hỗ trợ 2 tấn lúa giống Ba Chăm để gieo trồng vụ mùa 2024 cùng 1.000 cây xanh các loại trồng dọc các tuyến đường trong thôn và nhà văn hóa; trao học bổng cho 10 em học sinh có hoàn cảnh khó khăn (5 triệu đồng/em/năm học).

Đặc biệt, Sở Nông nghiệp và PTNT đã kết nối, vận động một số doanh nghiệp đóng góp hơn 600 triệu đồng xây dựng 1 phòng học, 1 nhà vệ sinh và tu sửa phòng học tại Trường Mẫu giáo Sơn Ca, sửa chữa phòng học tại điểm trường Tiểu học Lê Văn Tám, khoan giếng phục vụ nước sạch cho học sinh; trao 390 suất quà cho học sinh và hộ nghèo, cận nghèo trong thôn.

Trưởng thôn Đinh Gvưnh cho biết: Qua công tác kết nghĩa, Sở Nông nghiệp và PTNT đã chỉ đạo các đơn vị trực thuộc giúp bà con nâng cao nhận thức, từng bước thay đổi nếp nghĩ, cách làm, sử dụng những giống cây trồng mới phù hợp với điều kiện thực tế tại địa phương. Những hỗ trợ ban đầu này chính là bước tạo đà để người dân trong thôn thêm tự tin, có động lực vươn lên thoát nghèo.

Lãnh đạo Sở Nông nghiệp và PTNT cùng lãnh đạo huyện Ia Pa kiểm tra phòng học sửa chữa tại thôn 5. Ảnh: Nguyễn Diệp

Lãnh đạo Sở Nông nghiệp và PTNT cùng lãnh đạo huyện Ia Pa kiểm tra phòng học sửa chữa tại thôn 5. Ảnh: Nguyễn Diệp

Còn ông Ngô Văn Sơn-Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam xã Pờ Tó kiêm Bí thư Chi bộ thôn 5 thì cho hay: Sau lễ kết nghĩa, Sở Nông nghiệp và PTNT đã khảo sát và phối hợp với các doanh nghiệp hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng trường học, cấp lúa giống, tặng quà cho học sinh và hộ nghèo, hộ cận nghèo trong thôn.

Theo kế hoạch, Sở sẽ tiếp tục mở các lớp tập huấn kỹ thuật về trồng trọt và chăn nuôi giúp thay đổi tư duy sản xuất, hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng, giống cây trồng, vật nuôi để người dân sản xuất sớm vươn lên thoát nghèo.

Trao đổi với P.V, ông Nguyễn Văn Hoan-Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT-thông tin: Thực hiện Chỉ thị số 13-CT/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Sở Nông nghiệp và PTNT đã xây dựng kế hoạch hỗ trợ theo từng giai đoạn và nhu cầu của người dân.

Thời gian tới, Sở tiếp tục chỉ đạo các đơn vị trực thuộc khảo sát thực tế và nhu cầu của người dân trong phát triển kinh tế-xã hội. Tư vấn hỗ trợ người dân phát triển nông sản chủ lực để quảng bá, kết nối tiêu thụ sản phẩm. Kết nối với các doanh nghiệp, nhà tài trợ trong và ngoài tỉnh tiếp tục ủng hộ bằng nhiều hình thức khác nhau giúp bà con phát triển kinh tế vươn lên thoát nghèo, xây dựng nếp sống văn minh.

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai: Giao mục tiêu, nhiệm vụ thực hiện chương trình MTQG cho 2 huyện Krông Pa và Chư Pưh

Gia Lai: Giao mục tiêu, nhiệm vụ thực hiện chương trình MTQG cho 2 huyện Krông Pa và Chư Pưh

(GLO)- Ngày 12-11, UBND tỉnh Gia Lai có quyết định về việc giao mục tiêu, nhiệm vụ, yêu cầu cụ thể đối với từng chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) cho huyện Krông Pa và huyện Chư Pưh thực hiện thí điểm cơ chế phân cấp cho cấp huyện trong quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình MTQG.

Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Phạm Minh Trung khẳng định việc giao quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai sẽ tạo thuận lợi cho người dân lẫn cơ quan quản lý (ảnh nguồn internet).

Phân cấp thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất: Thuận lợi cho người dân lẫn cơ quan quản lý

(GLO)- Theo phân cấp, từ ngày 1-11-2024, chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai các huyện, thị xã, thành phố được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất, xác nhận thay đổi đối với trường hợp đăng ký biến động... tạo thuận lợi cho người dân lẫn cơ quan quản lý.

Ông Ksor Nai (thứ 2 từ phải sang) cùng người dân xã Chư Mố trao đổi về công tác hòa giải ở địa phương. Ảnh: H.M

Ksor Nai nhiệt tình với công tác hòa giải

(GLO)- Ngoài đảm nhận vai trò hòa giải viên tại Tòa án nhân dân (TAND) huyện Ia Pa, từ năm 1978 đến nay, ông Ksor Nai (SN 1956, thôn Plơi Apa Ama H’lắk, xã Chư Mố, huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai) còn tích cực tham gia công tác hòa giải ở địa phương.

Người dân làng Kmông phấn khởi khi công trình nước sạch được đưa vào sử dụng. Ảnh: N.H

Nước sạch về làng

(GLO)- Hàng trăm hộ dân ở làng Kmông và De Lung 1 (xã Ia Tô, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai) vô cùng phấn khởi khi công trình nước sạch do Hội Liên hiệp phụ nữ xã kêu gọi doanh nghiệp hỗ trợ xây dựng đã hoàn thành đưa vào sử dụng.

Nông dân Hoàng Văn Câu làm giàu từ nuôi bò vỗ béo

Nông dân Hoàng Văn Câu làm giàu từ nuôi bò vỗ béo

(GLO)- Việc lựa chọn và chuyển đổi nghề phù hợp với điều kiện thực tế đã giúp gia đình anh Hoàng Văn Câu (SN 1988, làng Phung, xã Ia Piơr, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai) trở thành triệu phú. Mỗi năm, gia đình anh thu về trên 600 triệu đồng từ mô hình nuôi bò vỗ béo.