Pleiku chú trọng công tác bình xét danh hiệu văn hóa

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- Những năm qua, việc bình xét và công nhận các danh hiệu gia đình, thôn, làng, tổ dân phố văn hóa luôn được TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) chú trọng. Điều đó góp phần tôn vinh những gia đình, thôn, làng, tổ dân phố có đóng góp xuất sắc trong việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống.

Ông Nguyễn Xuân Hà-Trưởng phòng Văn hóa-Thông tin TP. Pleiku-cho hay: Việc bình xét các danh hiệu văn hóa có ý nghĩa quan trọng trong chiến lược xây dựng nền văn hóa và con người Việt Nam phát triển toàn diện, hướng đến chân-thiện-mỹ.

Tuy nhiên, lối sống thực dụng, tệ nạn xã hội, bạo lực gia đình... đã ảnh hưởng không nhỏ đến những giá trị cốt lõi của đạo đức, tình làng nghĩa xóm, tình yêu thương, sự sẻ chia giữa người với người. Vì thế, thành phố kêu gọi sự chung tay của các cấp, ngành và toàn xã hội để phát huy giá trị tốt đẹp của văn hóa truyền thống và việc bình xét các danh hiệu văn hóa sát đúng với thực tế.

Cán bộ phường Diên Hồng và tổ dân phố 7 đến từng hộ gia đình tuyên truyền về những quy định bình xét các danh hiệu văn hóa. Ảnh: Đ.Y

Cán bộ phường Diên Hồng và tổ dân phố 7 đến từng hộ gia đình tuyên truyền về những quy định bình xét các danh hiệu văn hóa. Ảnh: Đ.Y

Để người dân hiểu cụ thể những quy định về bình xét danh hiệu văn hóa, hàng năm, phường Diên Hồng đã xây dựng bộ tiêu chí ứng xử phù hợp với tình hình thực tế ở địa phương nhưng vẫn dựa trên Nghị định số 122/2018/NĐ-CP của Chính phủ quy định về xét tặng danh hiệu “Gia đình văn hóa”, “Thôn văn hóa”, “Làng văn hóa”, “Tổ dân phố văn hóa”.

Ông Nguyễn Thành Nhân-Công chức Văn hóa-Xã hội phường Diên Hồng-cho biết: Phường xây dựng bộ quy tắc ứng xử trong gia đình gồm 5 tiêu chí: ứng xử của ông bà với con cháu; ứng xử của cha mẹ với con; ứng xử vợ chồng; ứng xử của anh, chị, em; ứng xử của con với cha mẹ, của cháu với ông bà “hiếu thảo, lễ phép”. Về bình xét thôn, làng, tổ dân phố văn hóa, vào đầu năm, phường triển khai đến 100% số hộ ký bản cam kết thực hiện, đồng thời tổ chức bình xét, đăng ký danh hiệu văn hóa công khai, minh bạch. Trường hợp các gia đình, thôn, làng, tổ dân phố đã đạt danh hiệu văn hóa nhưng vi phạm một trong các tiêu chí sẽ phê bình, nhận xét trong các cuộc họp khu phố, thậm chí sẽ bị đánh rớt danh hiệu văn hóa. Nhờ bình xét công khai, minh bạch, nghiêm túc, đến nay, 6/7 tổ dân phố của phường đạt danh hiệu văn hóa 5 năm liên tục.

Bà Tống Thị Lan-Bí thư Chi bộ kiêm Tổ trưởng tổ dân phố 7 (phường Diên Hồng) chia sẻ: “Những tiêu chí bình xét danh hiệu gia đình, thôn, làng, tổ dân phố văn hóa rất dễ hiểu, gần gũi với cuộc sống. Từ đó, người dân đồng tình hưởng ứng. Những gia đình vi phạm các tiêu chí sẽ bị nhắc nhở, phê bình, từ đó góp phần nâng cao nhận thức về hành vi, đạo đức và lối sống. Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” trở thành hoạt động thi đua sôi nổi của từng người dân, gia đình trong tổ”.

Người dân làng Chuet Ngo tích cực bảo tồn các giá trị truyền thống tốt đẹp và xây dựng đời sống văn hóa. Ảnh: Đinh Yến

Người dân làng Chuet Ngo tích cực bảo tồn các giá trị truyền thống tốt đẹp và xây dựng đời sống văn hóa. Ảnh: Đinh Yến

Còn ông Trương Văn Minh-Chủ tịch UBND xã Chư Á thì thông tin: “Năm 2017, Chư Á đạt danh hiệu xã văn hóa và đạt chuẩn nông thôn mới. Năm 2022, xã được công nhận lại xã văn hóa sau 5 năm. Đây là vinh dự của Đảng bộ, chính quyền và người dân trong xã. Để giữ vững được danh hiệu này, thời gian qua, người dân đóng vai trò rất lớn trong việc thực hiện các tiêu chí như: thi đua lao động sản xuất; chấp hành quy ước nơi cư trú; thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội và các quy định về vệ sinh môi trường, đổ rác và chất thải đúng nơi quy định”.

Ông Nguyễn Xuân Hà-Trưởng phòng Văn hóa-Thông tin TP. Pleiku: “Để việc bình xét gia đình, thôn, làng, tổ dân phố văn hóa đúng thực chất, thời gian tới, TP. Pleiku tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền về mục đích, ý nghĩa phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”. Chúng tôi coi đây là động lực quan trọng quyết định sự phát triển bền vững về đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội trên địa bàn thành phố trong thời kỳ mới”.

Ông Rah Lan Lâm-Trưởng thôn Chuet Ngol-cho biết: Làng vừa được công nhận đạt danh hiệu văn hóa 5 năm liền. Để có kết quả đó, 242 hộ đã nỗ lực phát triển kinh tế, xây dựng đời sống văn hóa, văn minh, không có tệ nạn xã hội. Vào đầu năm, Ban Nhân dân thôn họp đề nghị tất cả các hộ đăng ký bình xét danh hiệu văn hóa với 9 tiêu chí. “Việc bình xét danh hiệu văn hóa đúng thực chất cũng chính là xây dựng làng tốt đẹp, gia đình hạnh phúc”-ông Lâm chia sẻ.

Theo Trưởng phòng Văn hóa-Thông tin TP. Pleiku: Hàng năm, việc bình xét danh hiệu gia đình, thôn, làng, tổ dân phố văn hóa được thực hiện công khai, dân chủ theo đúng quy trình thủ tục và kết quả công bố vào dịp tổ chức “Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc ở khu dân cư”. Cuối năm 2023, thành phố có 54.234 hộ đạt danh hiệu “Gia đình văn hóa”, đạt 98,1% so với tổng số hộ đăng ký; có 174/175 thôn, làng, tổ dân phố văn hóa, đạt 99,4% so với tổng số đăng ký.

Có thể bạn quan tâm

An Khê thắt chặt tình đoàn kết ở khu dân cư

An Khê thắt chặt tình đoàn kết ở khu dân cư

(GLO)- Những ngày qua, không khí rộn ràng của Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc lại lan tỏa khắp các khu dân cư trên địa bàn thị xã An Khê. Ngày hội là dịp để chính quyền địa phương triển khai các công trình ý nghĩa, thắt chặt tình đoàn kết và chung sức xây dựng khu dân cư ngày càng giàu đẹp.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Dương Mah Tiệp dự Ngày hội Đại đoàn kết dân tộc tại huyện Phú Thiện

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Dương Mah Tiệp dự Ngày hội Đại đoàn kết dân tộc tại huyện Phú Thiện

(GLO)- Nhân kỷ niệm 94 năm Ngày Truyền thống MTTQ Việt Nam (18/11/1930- 18/11/2024), sáng 16-11, đồng chí Dương Mah Tiệp- Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai đến dự và chung vui với người dân Tổ Dân phố 8 (thị trấn Phú Thiện, huyện Phú Thiện) trong Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc.

 Hiệu quả truyền thông giảm nghèo ở phường Thống Nhất

Hiệu quả truyền thông giảm nghèo ở phường Thống Nhất

(GLO)- Thời gian qua, phường Thống Nhất (TP. Pleiku) đã tập trung phổ biến, tuyên truyền mục đích, ý nghĩa của việc thực hiện công tác giảm nghèo bằng nhiều hình thức. Nhờ đó, người dân đã chủ động phát triển sản xuất, chăn nuôi giúp tăng thu nhập, tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo giảm dần qua các năm.

“Đứng dậy” từ lầm lỗi

“Đứng dậy” từ lầm lỗi

(GLO)- Nhìn những bằng khen, giấy khen treo trên tường nhà, ít ai ngờ rằng, ông Kpă Dõ-Trưởng ban Công tác Mặt trận làng Lê Ngol (xã Ia Tiêm, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) từng một thời chìm trong lầm lỗi. Nhờ được cảm hóa và giúp đỡ, ông đã mạnh mẽ “đứng dậy” làm lại cuộc đời.

Dự án “Giếng sạch trao buôn”: Thiết thực, ý nghĩa

Dự án “Giếng sạch trao buôn”: Thiết thực, ý nghĩa

(GLO)- Từ năm 2022 đến nay, Hội Chữ thập đỏ (CTĐ) huyện Chư Păh (tỉnh Gia Lai) phối hợp với Tổ chức ASIF tại Việt Nam và các đơn vị tài trợ đã triển khai có hiệu quả Dự án “Giếng sạch trao buôn” giúp bà con vùng đồng bào dân tộc thiểu số có nước sạch để sử dụng.

Gia Lai: Giao mục tiêu, nhiệm vụ thực hiện chương trình MTQG cho 2 huyện Krông Pa và Chư Pưh

Gia Lai: Giao mục tiêu, nhiệm vụ thực hiện chương trình MTQG cho 2 huyện Krông Pa và Chư Pưh

(GLO)- Ngày 12-11, UBND tỉnh Gia Lai có quyết định về việc giao mục tiêu, nhiệm vụ, yêu cầu cụ thể đối với từng chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) cho huyện Krông Pa và huyện Chư Pưh thực hiện thí điểm cơ chế phân cấp cho cấp huyện trong quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình MTQG.

Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Phạm Minh Trung khẳng định việc giao quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai sẽ tạo thuận lợi cho người dân lẫn cơ quan quản lý (ảnh nguồn internet).

Phân cấp thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất: Thuận lợi cho người dân lẫn cơ quan quản lý

(GLO)- Theo phân cấp, từ ngày 1-11-2024, chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai các huyện, thị xã, thành phố được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất, xác nhận thay đổi đối với trường hợp đăng ký biến động... tạo thuận lợi cho người dân lẫn cơ quan quản lý.

Các sản phẩm đặc trưng địa phương hút khách tại Tuần lễ Hoa Dã Quỳ-Núi lửa Chư Đang Ya

Các sản phẩm đặc trưng địa phương hút khách tại Tuần lễ Hoa Dã Quỳ-Núi lửa Chư Đang Ya

(GLO)- Tuần lễ hoa dã quỳ-núi lửa Chư Đang Ya đang tổ chức tại khu vực nhà rông làng Ia Gri (xã Chư Đang Ya, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai). Đây không chỉ là dịp để du khách chiêm ngưỡng vẻ đẹp rực rỡ của loài hoa dã quỳ, mà còn là cơ hội để thưởng thức những sản phẩm đặc trưng của địa phương.

Ông Ksor Nai (thứ 2 từ phải sang) cùng người dân xã Chư Mố trao đổi về công tác hòa giải ở địa phương. Ảnh: H.M

Ksor Nai nhiệt tình với công tác hòa giải

(GLO)- Ngoài đảm nhận vai trò hòa giải viên tại Tòa án nhân dân (TAND) huyện Ia Pa, từ năm 1978 đến nay, ông Ksor Nai (SN 1956, thôn Plơi Apa Ama H’lắk, xã Chư Mố, huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai) còn tích cực tham gia công tác hòa giải ở địa phương.

Người dân làng Kmông phấn khởi khi công trình nước sạch được đưa vào sử dụng. Ảnh: N.H

Nước sạch về làng

(GLO)- Hàng trăm hộ dân ở làng Kmông và De Lung 1 (xã Ia Tô, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai) vô cùng phấn khởi khi công trình nước sạch do Hội Liên hiệp phụ nữ xã kêu gọi doanh nghiệp hỗ trợ xây dựng đã hoàn thành đưa vào sử dụng.