Bố trí đủ kinh phí cho Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(GLO)- Là nội dung vừa được Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” kết luận tại phiên họp tổng kết công tác năm 2023, triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2024.

Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Thông báo số 10/TB-VPCP kết luận của Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” tại phiên họp tổng kết công tác năm 2023, triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2024.

Đoàn nghệ nhân xã Pờ Tó (huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai) trình diễn cồng chiêng tại ngày hội. Ảnh: V.C

Đoàn nghệ nhân xã Pờ Tó (huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai) trình diễn cồng chiêng tại ngày hội. Ảnh: V.C

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà, Trưởng Ban Chỉ đạo đánh giá cao, biểu dương những nỗ lực và kết quả triển khai Phong trào thời gian qua của Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch (cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo), các cơ quan thành viên Ban Chỉ đạo, các bộ, ngành, địa phương, qua đó đã tăng cường triển khai Phong trào ngày càng sâu rộng, góp phần triển khai hiệu quả Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII, Chiến lược phát triển văn hóa đến năm 2030, Kết luận của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị văn hóa toàn quốc năm 2021 và các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về văn hóa, xây dựng đời sống văn hóa.

Để phát huy tối đa hiệu quả của Phong trào trong năm 2024 và thời gian tới, cần quan tâm, xác định, rà soát và tập trung triển khai một số nội dung chủ yếu sau đây:

Các bộ, ngành, địa phương và các tổ chức liên quan: Rà soát cụ thể về phạm vi, mục tiêu, đối tượng, nhiệm vụ của các phong trào thi đua có nội dung về văn hóa đang triển khai, trên cơ sở đó khắc phục những nội dung chồng chéo với Phong trào (nếu có); đồng thời tăng cường liên kết giữa các nội dung, phong trào để nâng cao hiệu quả triển khai (như các phong trào, nội dung liên quan đến bảo vệ môi trường, phát triển xanh, sạch, đẹp, chống biến đổi khí hậu…).

Đẩy mạnh và tập trung rà soát các cơ chế, chính sách liên quan đến việc triển khai Phong trào trên tinh thần xác định rõ những khó khăn, vướng mắc và có đề xuất hướng xử lý cụ thể, nhất là liên quan đến tổ chức bộ máy, nhân lực, mô hình tổ chức quản lý, hoạt động và tài chính. Phát huy vai trò của Nhà nước trong hỗ trợ về chuyên môn, cơ chế, chính sách và tài chính trong điều kiện phù hợp.

Tiếp tục nghiên cứu, đổi mới cách làm, phát huy tối đa nguồn lực xã hội hóa, sự tham gia của Nhân dân; thể hiện đúng vai trò và sự tham gia, chỉ đạo thường xuyên của Ban Chỉ đạo; xác định những mô hình tốt, cách làm hay, phù hợp với từng địa bàn, vùng, miền, xuất phát từ chính đời sống hằng ngày của người dân, từ nhu cầu của xã hội để nhân rộng, triển khai thường xuyên, lâu dài.

Năm 2024 tiếp tục tăng cường công tác phối hợp, tuyên truyền; tập huấn, bồi dưỡng; tổ chức thực hiện kịp thời các hoạt động của Phong trào; đầu tư và khuyến khích đầu tư phát triển hệ thống thiết chế văn hóa cơ sở; kiên quyết đấu tranh với các hành vi phản văn hóa, lệch chuẩn về văn hóa; kiểm tra, giám sát.

Thông báo nêu rõ, cấp ủy, chính quyền địa phương các cấp bám sát Chương trình thực hiện Phong trào giai đoạn 2021-2026, các chủ trương, chính sách, quy định pháp luật liên quan, tiếp tục chủ động tổ chức triển khai hiệu quả Phong trào trên địa bàn theo thẩm quyền, nhiệm vụ được giao; bảo đảm bố trí đủ kinh phí cho các hoạt động của Phong trào. Chú trọng xây dựng, củng cố hệ thống thiết chế văn hóa ở cơ sở căn cứ vào các quy định, định mức, chỉ tiêu về quy hoạch sử dụng đất, đầu tư công, việc bố trí nhân lực, kinh phí, tổ chức quản lý, khai thác, sử dụng, bảo trì, bảo dưỡng...

Các tổ chức chính trị-xã hội, xã hội-nghề nghiệp và các tổ chức xã hội liên quan tiếp tục chủ động triển khai hiệu quả Phong trào trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ và trách nhiệm được phân công nhằm lan tỏa không khí, tinh thần vui tươi, phấn khởi, đoàn kết, trong đó chú trọng đổi mới, phát huy sáng kiến để nhân rộng những phong trào, hoạt động có hiệu quả đang triển khai.

Giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính cân đối việc bố trí kinh phí phù hợp từ ngân sách trung ương và báo cáo Thủ tướng Chính phủ nếu vượt thẩm quyền; ban hành, sửa đổi, bổ sung các quy định, hướng dẫn cần thiết liên quan (như về cơ chế hợp tác công tư); tham gia giám sát việc đầu tư, sử dụng kinh phí.

Yêu cầu Bộ Tài chính nghiên cứu, xử lý theo thẩm quyền kiến nghị của Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch (cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo) về việc thay thế quy định về hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí hoạt động Phong trào; báo cáo Thủ tướng Chính phủ trường hợp vượt thẩm quyền.

Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch tiếp thu các ý kiến tại phiên họp Ban Chỉ đạo, tổng hợp các nội dung đề xuất, hoàn thiện Báo cáo tổng kết, Kế hoạch công tác, kiểm tra năm 2024, báo cáo Phó Thủ tướng, Trưởng Ban Chỉ đạo trước ngày 20-1-2024.

Có thể bạn quan tâm

Bình yên làng Lơ Pơ

Bình yên làng Lơ Pơ

(GLO)- Nằm sâu giữa đại ngàn Trường Sơn, làng Lơ Pơ (xã Chư Krêy, huyện Kông Chro, tỉnh Gia Lai) vẫn còn giữ vẻ bình yên đến lạ. Để vào được làng, du khách phải men theo nhiều đoạn đường đất uốn lượn rồi vượt qua những con đường mòn vắt vẻo giữa đồi núi quanh co.

Sức sống mới ở làng tái định cư

Sức sống mới ở làng tái định cư

(GLO)- Sau gần 30 năm chuyển về nơi ở mới, cuộc sống của người dân 5 làng tái định cư thuộc xã Đăk Trôi (huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai) đã thay đổi tích cực. Nhiều hộ đã vươn lên thoát nghèo bền vững, từng bước xây dựng cuộc sống no đầy.
Rác thải điện tử về đâu?

Rác thải điện tử về đâu?

(GLO)- Trong khi cả thế giới đang loay hoay với cuộc chiến chống rác thải nhựa, rác thải thời trang thì một mối nguy khác đang ập tới, đó là rác thải điện tử.
Chư Prông: Hơn 3.500 hộ nông dân đăng ký hộ sản xuất, kinh doanh giỏi các cấp

Chư Prông: Hơn 3.500 hộ nông dân đăng ký hộ sản xuất, kinh doanh giỏi các cấp

(GLO)- Phong trào “Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững” được các cấp Hội Nông dân trên địa bàn huyện Chư Prông chú trọng, phát động thường xuyên. Đến nay, huyện có trên 3.500 hộ nông dân đăng ký hộ sản xuất, kinh doanh giỏi năm 2024.