Lan tỏa phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Với việc đẩy mạnh phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa, tỷ lệ hộ gia đình đạt danh hiệu “Gia đình văn hóa” toàn tỉnh Gia Lai hiện nay là 81,62%, tỷ lệ khu dân cư văn hóa chiếm 86,36%.

Tổ dân phố 15 (phường An Phú) là một trong những điểm sáng trong công tác xây dựng thôn, làng, tổ dân phố văn hóa ở thị xã An Khê. Theo ông Lê Văn Cư-Trưởng ban Công tác Mặt trận tổ dân phố 15: Nhờ đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền mà người dân tự giác chấp hành pháp luật, quy ước, hương ước của địa phương, thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội, không có khiếu kiện vượt cấp, không có người mắc các tệ nạn xã hội. Đến nay, 100% hộ dân trong tổ đăng ký thu gom rác thải và xây dựng tuyến đường an ninh.

“Năm 2022, tổ dân phố 15 có 252/272 hộ đạt gia đình văn hóa. Tổ hiện còn 4 hộ nghèo, 19 hộ cận nghèo theo tiêu chí nghèo đa chiều mới. Thu nhập bình quân đầu người đạt hơn 60 triệu đồng/năm. Tổ giữ vững danh hiệu “Tổ dân phố văn hóa” 15 năm liền. Mới đây, tổ được Chủ tịch UBND thị xã An Khê tặng giấy khen vì tổ chức tốt 20 năm ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc, giai đoạn 2003-2023”-ông Cư phấn khởi nói.

Người dân phường An Phú (thị xã An Khê) tích cực tham gia các phong trào văn hóa-thể thao. Ảnh: Đ.Y

Người dân phường An Phú (thị xã An Khê) tích cực tham gia các phong trào văn hóa-thể thao. Ảnh: Đ.Y

Theo ông Nguyễn Thanh Điệp-Trưởng phòng Văn hóa và Thông tin thị xã An Khê: Năm 2022, thị xã có 15.307 gia đình đạt chuẩn văn hóa, đạt 88,33%; 59/60 thôn, làng, tổ dân phố đạt chuẩn văn hóa, đạt 98,33%; 70/87 cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa, đạt 80,5%.

Trong khi đó, làng Bàng (xã Ia Nhin, huyện Chư Păh) giữ vững danh hiệu làng văn hóa cấp huyện 5 năm liên tiếp (từ năm 2018 đến 2022). Ông Rơ Châm Aly-Trưởng ban Công tác Mặt trận làng Bàng-cho hay: Trước đây, mỗi khi làng có tang ma hay cưới hỏi là tổ chức ăn uống linh đình, kéo dài nhiều ngày. Từ năm 2016 đến nay, công tác tuyên truyền xóa bỏ tập tục lạc hậu trong cộng đồng dân cư được đẩy mạnh. Hiện nay, thời gian tổ chức tang ma, cưới hỏi đã được rút ngắn, tiết kiệm hơn; tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống cũng được đẩy lùi. Làng Bàng hiện có 135/155 hộ đạt danh hiệu “Gia đình văn hóa”, chiếm 87%.

Ông Rơ Châm Aly (bìa trái)-Trưởng ban Công tác Mặt trận làng Bàng trao đổi với cán bộ xã và người dân về xóa bỏ hủ tục lạc hậu. Ảnh: Đinh Yến

Ông Rơ Châm Aly (bìa trái)-Trưởng ban Công tác Mặt trận làng Bàng trao đổi với cán bộ xã và người dân về xóa bỏ hủ tục lạc hậu. Ảnh: Đinh Yến

Nhận thức được tầm quan trọng của công tác xây dựng gia đình văn hóa, Ban Chỉ đạo phong trào “Toàn dân xây dựng đời sống văn hóa” huyện Chư Păh hướng dẫn các xã, thị trấn tổ chức cho các hộ đăng ký ngay từ đầu năm và vận động thực hiện đạt kết quả. Ông Nguyễn Minh Đức-Trưởng phòng Văn hóa và Thông tin huyện Chư Păh-cho biết: Bên cạnh việc tuân thủ nghiêm các quy định của pháp luật, các gia đình còn chú trọng nuôi dạy con cái, phát triển kinh tế, tích cực tham gia các phong trào, hoạt động tại địa phương. Đến cuối năm 2022, toàn huyện có 16.089/20.017 hộ gia đình đạt danh hiệu văn hóa, đạt 80,4%.

Gia đình ông Bùi Thế Nhu (thôn 6, xã Nghĩa Hưng) nhiều năm liền được công nhận gia đình văn hóa. Ông cho hay, gia đình ông là 1 trong 26 gia đình văn hóa tiêu biểu được UBND xã biểu dương trong dịp tổ chức ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc vào cuối năm 2022. Nhờ chịu khó, dám nghĩ, dám làm, vợ chồng ông đã mạnh dạn vay vốn phát triển kinh tế; thu nhập hơn 300 triệu đồng/năm. 3 người con đều trưởng thành, có nghề nghiệp ổn định.

Ông Trần Ngọc Nhung-Giám đốc Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa tỉnh-cho biết: Toàn tỉnh có 81,62% số hộ gia đình đạt danh hiệu “Gia đình văn hóa” (tăng 2% so với năm 2021); tỷ lệ khu dân cư văn hóa chiếm 86,36%; 145/182 xã đạt tiêu chí số 6 (cơ sở vật chất) nông thôn mới, đạt 79,67% (tăng 2,2% so với năm 2021); có 171/182 xã đạt tiêu chí số 16 (tiêu chí văn hóa) nông thôn mới, đạt 93,95% (tăng 0,15% so với năm 2021); có 1.359/1.694 cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa, đạt 80,22% (tăng 2,23% so với năm 2021).

“Thời gian tới, Ban Chỉ đạo phong trào tiếp tục hướng dẫn triển khai thực hiện tốt nội dung, tạo sức lan tỏa sâu rộng trong xã hội. Ngành Văn hóa phấn đấu cuối năm 2023 có 146 xã, phường, thị trấn có nhà văn hóa xây dựng kiên cố, 82,5% số hộ đạt danh hiệu “Gia đình văn hóa”; 87% thôn, làng, tổ dân phố và tương đương đạt chuẩn văn hóa; 81% cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa”-ông Nhung nhấn mạnh.

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai: Ưu tiên bố trí nguồn lực địa phương hỗ trợ các “địa chỉ nhân đạo”

Gia Lai: Ưu tiên bố trí nguồn lực địa phương hỗ trợ các “địa chỉ nhân đạo”

(GLO)- Ngày 6-5, UBND tỉnh Gia Lai ban hành Công văn số 1185/UBND-KGVX về việc tiếp tục triển khai thực hiện kiến nghị, đề xuất của Hội Chữ thập đỏ Việt Nam về cuộc vận động “Mỗi tổ chức, mỗi cá nhân gắn với một địa chỉ nhân đạo” và phát triển các mô hình công tác xã hội nhân đạo.

Gia Lai: Bảo đảm 100% đối tượng đủ điều kiện được hưởng chính sách trợ giúp xã hội kịp thời

Gia Lai: Bảo đảm 100% đối tượng đủ điều kiện được hưởng chính sách trợ giúp xã hội kịp thời

(GLO)- Thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP của Chính phủ và các văn bản hướng dẫn của Bộ Y tế, UBND tỉnh Gia Lai vừa có Công văn yêu cầu các sở, ban, ngành, UBND cấp huyện tập trung triển khai các nhiệm vụ trọng tâm trong lĩnh vực bảo trợ xã hội và phòng-chống tệ nạn xã hội năm 2025.

Hành trình mới từ dòng vốn nhỏ

Hành trình mới từ dòng vốn nhỏ

(GLO)- Quỹ Hỗ trợ phụ nữ phát triển tỉnh Gia Lai được thành lập ngày 25-4-2015. Nhờ vốn vay từ nguồn quỹ này, toàn tỉnh có 425 hộ gia đình thoát nghèo. Nguồn quỹ đã tiếp thêm niềm tin và hy vọng thoát nghèo cho nhiều phụ nữ.

"Những cánh chim đầu đàn" ở Kbang. Ảnh: An Phát

"Những cánh chim đầu đàn" ở Kbang

(GLO)- Huyện Kbang (tỉnh Gia Lai) hiện có 76 người có uy tín. Nhiều năm qua, đội ngũ người có uy tín trở thành "những cánh chim đầu đàn" trong các phong trào thi đua yêu nước, làm tốt sứ mệnh tập hợp đoàn kết nhân dân chung tay xây dựng buôn làng ngày càng phát triển.

Chủ tịch Hội Cựu Chiến binh tỉnh Gia Lai tận tâm với công tác Hội, gắn kết đồng đội

Chủ tịch Hội Cựu Chiến binh tỉnh Gia Lai Nay Hứ tận tâm với công tác Hội, gắn kết đồng đội

(GLO)- Gần 10 năm giữ cương vị Chủ tịch Hội Cựu chiến binh tỉnh Gia Lai, ông Nay Hứ luôn gương mẫu, tận tụy và nhiệt tình trong công việc. Với tinh thần trách nhiệm cao, ông đã góp phần lan tỏa tinh thần đoàn kết, nghĩa tình trong các phong trào, hoạt động công tác Hội.

Nhiều hộ ở Mang Yang thoát nghèo nhờ hỗ trợ mô hình sinh kế

Mô hình sinh kế tiếp sức người nghèo vươn lên

(GLO)- Từ các mô hình sinh kế do Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Mang Yang và các cơ quan, đơn vị trên địa bàn huyện triển khai đã giúp nhiều hộ nghèo thay đổi tư duy sản xuất, chủ động phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo bền vững.

Xóm Mồ Côi không còn 'mồ côi'

Xóm Mồ Côi không còn 'mồ côi'

Ở rìa TP.Hội An (Quảng Nam) có một xóm nhỏ với cái tên thật lạ: xóm Mồ Côi. Xóm chỉ mấy nóc nhà nhưng có tới 12 liệt sĩ, bao gồm 2 Anh hùng LLVT nhân dân, hy sinh trong 2 cuộc kháng chiến chống ngoại xâm.

“Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”

“Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”

(GLO)- Nhiều năm qua, ông Trần Ngọc Dũng (SN 1967, trú tại 85/17 Sư Vạn Hạnh, TP. Pleiku) đã trở thành người dạy thư pháp cho trẻ mồ côi, bị câm điếc, tự kỷ… để các em tự tin vươn lên trong cuộc sống. Ông rất tâm đắc với câu thơ của Tố Hữu: “Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”.

Ayun Pa: Hành trình 18 năm xây dựng và phát triển

Ayun Pa: Hành trình 18 năm xây dựng và phát triển

(GLO)- Sau 18 năm xây dựng và phát triển, thị xã Ayun Pa (tỉnh Gia Lai) đã khai thác tốt tiềm năng, thế mạnh cũng như phát huy sức mạnh đại đoàn kết các dân tộc để vươn mình mạnh mẽ, phát triển toàn diện, ghi dấu ấn trên tất cả các lĩnh vực.