Phụ nữ lan tỏa lối sống đẹp

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Kỷ niệm 1984 năm Khởi nghĩa Hai Bà Trưng, 114 năm Ngày Quốc tế Phụ nữ (8-3) và 49 năm Ngày giải phóng tỉnh (17-3), các cấp Hội phụ nữ trong tỉnh Gia Lai đã tổ chức chuỗi hoạt động sôi nổi, góp phần tạo khí thế thi đua thực hiện các phong trào, hành động ý nghĩa.

Sôi nổi tinh thần rèn luyện

Phong trào nhảy dân vũ tại Gia Lai phát triển mạnh kể từ năm 2021 và được chị em hào hứng tham gia. Hàng trăm câu lạc bộ, hội, nhóm dân vũ được thành lập ở các địa phương. Và hội thi dân vũ là dịp để nhìn lại kết quả tổ chức, rèn luyện của phong trào này.

Vượt qua 15 đội tại vòng chung kết, Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) thị xã An Khê giành giải nhất Hội thi dân vũ toàn tỉnh “Phụ nữ Gia Lai duyên dáng, khỏe, đẹp” với tiết mục “Tổ quốc gọi tên mình”.

Đội trưởng Trần Thị Thanh Loan chia sẻ: “Các thành viên trong đội rất hãnh diện, hạnh phúc khi giành vị trí quán quân cuộc thi. Đây cũng là phần thưởng xứng đáng cho tinh thần khổ luyện của chị em suốt thời gian qua. Chúng tôi dành trọn tình cảm cho tiết mục này, đồng thời truyền đi thông điệp về tinh thần đoàn kết, đồng lòng hướng về biển đảo thiêng liêng. Mỗi người thể hiện tình yêu cụ thể của mình với quê hương đất nước bằng những việc làm thiết thực”.

Chị Loan cho biết thêm, phần trình diễn của các đội khác cũng rất xuất sắc, lôi cuốn từ đầu đến cuối. “Thành viên các đội thi ở nhiều lứa tuổi, nhưng đều thể hiện sự khỏe khoắn, uyển chuyển tự nhiên trong từng động tác. Đối với người trẻ, các em nhảy rất đều, đẹp cho thấy sự tập luyện nghiêm túc và công phu”-chị cho biết.

Hội LHPN thị xã An Khê xuất sắc giành giải nhất với tiết mục dân vũ trên nền nhạc ca khúc "Tổ quốc gọi tên mình". Ảnh: M.C

Hội LHPN thị xã An Khê xuất sắc giành giải nhất với tiết mục dân vũ trên nền nhạc ca khúc "Tổ quốc gọi tên mình". Ảnh: M.C

Là thành viên Ban giám khảo cuộc thi vòng sơ khảo (chấm trực tuyến thông qua các video) và chung kết (thi trực tiếp), anh Nguyễn Trắc Sỹ (Nhà hát Ca múa nhạc tổng hợp Đam San) đánh giá: “Các đơn vị có sự đầu tư kỹ lưỡng từ ý tưởng, hình ảnh, trang phục... Các tiết mục dựa trên nền nhạc có nội dung ca ngợi quê hương, đất nước, truyền thống anh hùng cách mạng.

Tôi đánh giá cao các đơn vị lựa chọn dòng nhạc dân gian kết hợp với điệu nhảy hiện đại. Dù ở dòng nhạc nào, chị em phụ nữ đều thể hiện rất say mê, mang đến thành công và chất lượng cho hội thi năm nay”.

Tới xem và cổ vũ các đội thi, chị Huỳnh Thị Thanh Xuân (Hội LHPN phường Yên Thế, TP. Pleiku) bày tỏ: “Các đội đã truyền đi hình ảnh về người phụ nữ Gia Lai hiện đại, đầy năng lượng và truyền cảm hứng tập luyện rất lớn cho đông đảo chị em phụ nữ”.

Đánh giá về hội thi, bà Vũ Thị Bích Ngọc-Phó Chủ tịch Hội LHPN tỉnh-cho biết: “Hội thi là dịp đánh giá phong trào tập luyện dân vũ trong hội viên phụ nữ toàn tỉnh. Qua đó, hướng chị em có thể lựa chọn hình thức thể dục, thể thao phù hợp để tham gia, gắn bó với tổ chức Hội.

Đồng thời, hội thi tạo cơ hội để chị em giao lưu, trau dồi kiến thức về dân vũ, thể thao, nâng cao đời sống văn hóa tinh thần, xây dựng hình ảnh người phụ nữ Việt Nam thời đại mới có sức khỏe để thực hiện tốt vai trò của bản thân, gia đình và xã hội”.

Lan tỏa tình yêu áo dài

Với chủ đề “Tôi yêu áo dài Việt”, 30 bộ áo dài cách tân, áo dài trên chất liệu thổ cẩm Tây Nguyên… được trưng bày tại Nhà Thiếu nhi TP. Pleiku trong chuỗi hoạt động chào mừng đã lan tỏa mạnh mẽ hình ảnh trang phục gắn liền với người phụ nữ Việt Nam, văn hóa Việt Nam.

Là thành viên Câu lạc bộ Dệt thổ cẩm làng Groi, chị Đinh Thị Ben (xã Ya Hội, huyện Đak Pơ) chia sẻ: “Nhiều mẫu áo dài trưng bày ở đây được tạo nên từ chất liệu và hoa văn thổ cẩm Jrai, Bahnar khiến tôi rất vui, vì bản thân từng dệt vải để may áo dài và dùng thổ cẩm ứng dụng trên nhiều món đồ dùng thời trang khác. Khi kết hợp hai giá trị văn hóa này trong trang phục dân tộc, ai khoác lên mình bộ áo dài cũng thấy nhân đôi niềm tự hào”.

Trưng bày “Tôi yêu áo dài Việt” góp phần lan tỏa giá trị vượt thời gian của trang phục dân tộc. Ảnh: M.C

Trưng bày “Tôi yêu áo dài Việt” góp phần lan tỏa giá trị vượt thời gian của trang phục dân tộc. Ảnh: M.C

Từ yêu áo dài Việt đến lan tỏa giá trị của trang phục dân tộc đã được các cấp Hội phụ nữ trong tỉnh hành động thông qua chương trình “Tặng áo dài-Trao yêu thương”. Trao đổi với P.V, bà Nguyễn Thị Liên-Chủ tịch Hội LHPN huyện Đak Pơ-cho biết: Từ đầu năm 2024, Hội LHPN huyện đã phát động phong trào tặng áo dài và được nhiều hội viên hưởng ứng với hàng trăm bộ vải và áo dài được quyên tặng.

Trong đó, chị Lưu Thị Phượng (xã Cư An) tặng vải để may áo 20 bộ dài cho những chị em có hoàn cảnh khó khăn. Các đơn vị sẽ tổng hợp số lượng áo dài và tổ chức trao tặng vào đúng dịp 8-3 cho các em học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, hội viên phụ nữ chưa có áo dài.

Còn chị Trần Thị Thu Huyền-Chủ tịch Hội LHPN phường Thắng Lợi (TP. Pleiku) thì thông tin: Hội LHPN phường đã trao tặng gần 100 bộ áo dài cho chị em 3 làng Chuét 1, 2 và Nha Prông. Phong trào này sẽ tiếp tục phát động đến tháng 10-2024.

Chủ tịch Hội LHPN tỉnh Rơ Chăm H’Hồng nhấn mạnh: “Phần trưng bày “Tôi yêu áo dài Việt” giúp hội viên phụ nữ thấy được vẻ đẹp lẫn giá trị tinh thần của di sản văn hóa để chung tay gìn giữ, phát huy. Tôi hy vọng chương trình tặng áo dài tiếp tục hành trình lan tỏa vẻ đẹp của trang phục lẫn vẻ đẹp tâm hồn của phụ nữ tỉnh nhà qua hoạt động ý nghĩa, nhân văn”.

Có thể bạn quan tâm

Độc đáo chợ chiều Pleiku

Độc đáo chợ chiều Pleiku

(GLO)- Tuy chỉ diễn ra vài tiếng đồng hồ, nhưng những phiên chợ chiều trên phố núi Pleiku vẫn đông đúc kẻ bán, người mua. Không chỉ là nơi trao đổi hàng hóa, chợ còn là nơi để những ai khi đến mua sắm hiểu hơn về văn hóa và cư dân của vùng đất cao nguyên này.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Hữu Quế kiểm tra tiến độ thi công đường liên huyện Mang Yang-Ia Pa

Gia Lai tháo gỡ vướng mắc, tăng tốc các dự án trọng điểm

(GLO)- Tập trung tháo gỡ vướng mắc trong công tác giải phóng mặt bằng, đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình trọng điểm là yêu cầu cấp bách đang được lãnh đạo tỉnh Gia Lai chỉ đạo quyết liệt. Với quyết tâm cao, các sở, ngành và địa phương đang nỗ lực đưa các dự án về đích theo kế hoạch.

Sau buổi phát động, người dân làng làng Đăk Hlá-Tơ Drăh đã ra quân dọn dẹp vệ sinh tại các tuyến đường và khu vực công cộng. Ảnh: Nhật Hào

Mang Yang: Đồng bào dân tộc thiểu số tích cực tham gia bảo vệ môi trường

(GLO)- Nhờ đẩy mạnh tuyên truyền, thời gian gần đây, người dân ở nhiều thôn, làng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Mang Yang đã có ý thức tham gia các hoạt động dọn dẹp vệ sinh, trồng hoa và cây xanh tại các khu vực công cộng để góp phần cải thiện cảnh quan môi trường xanh-sạch-đẹp.

Gia Lai: Bảo đảm 100% đối tượng đủ điều kiện được hưởng chính sách trợ giúp xã hội kịp thời

Gia Lai: Bảo đảm 100% đối tượng đủ điều kiện được hưởng chính sách trợ giúp xã hội kịp thời

(GLO)- Thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP của Chính phủ và các văn bản hướng dẫn của Bộ Y tế, UBND tỉnh Gia Lai vừa có Công văn yêu cầu các sở, ban, ngành, UBND cấp huyện tập trung triển khai các nhiệm vụ trọng tâm trong lĩnh vực bảo trợ xã hội và phòng-chống tệ nạn xã hội năm 2025.

Hành trình mới từ dòng vốn nhỏ

Hành trình mới từ dòng vốn nhỏ

(GLO)- Quỹ Hỗ trợ phụ nữ phát triển tỉnh Gia Lai được thành lập ngày 25-4-2015. Nhờ vốn vay từ nguồn quỹ này, toàn tỉnh có 425 hộ gia đình thoát nghèo. Nguồn quỹ đã tiếp thêm niềm tin và hy vọng thoát nghèo cho nhiều phụ nữ.

"Những cánh chim đầu đàn" ở Kbang. Ảnh: An Phát

"Những cánh chim đầu đàn" ở Kbang

(GLO)- Huyện Kbang (tỉnh Gia Lai) hiện có 76 người có uy tín. Nhiều năm qua, đội ngũ người có uy tín trở thành "những cánh chim đầu đàn" trong các phong trào thi đua yêu nước, làm tốt sứ mệnh tập hợp đoàn kết nhân dân chung tay xây dựng buôn làng ngày càng phát triển.