Ông Rmah Nhơn vì bình yên buôn làng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Những năm qua, ông Rmah Nhơn-Chủ tịch Hội Khuyến học xã kiêm Phó Bí thư Chi bộ làng Dek (xã Hbông, huyện Chư Sê) luôn tích cực tuyên truyền, vận động người dân hưởng ứng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn.

Trò chuyện cùng chúng tôi, ông Nhơn cho biết: Làng Dek có 126 hộ với 627 khẩu, hơn 82% là người dân tộc thiểu số. Cách đây hơn 20 năm, do thiếu hiểu biết nên một số người dân bị các đối tượng xấu kích động, lôi kéo tham gia biểu tình, gây rối. Bên cạnh đó, một số người còn mắc mưu kẻ xấu, bán tài sản có giá trị để vượt biên mong đổi đời, giàu sang.

Thời điểm đó, nhiều cán bộ địa phương và lực lượng Công an đã xuống tận làng tổ chức tuyên truyền pháp luật nhằm nâng cao nhận thức cho người dân. Tuy nhiên, việc tuyên truyền gặp rất nhiều trở ngại do bất đồng về ngôn ngữ, người dân lại ngại tiếp xúc. Với vai trò là Bí thư Đảng ủy xã, sống gần gũi với bà con, ông Nhơn kiên trì đến từng gia đình có người thân vượt biên để khuyên giải, phân tích, giúp bà con hiểu rõ những luận điệu xuyên tạc, sai trái của bọn phản động. Đồng thời, ông nhắc nhở bà con chấp hành pháp luật, tuyệt đối không nghe lời các đối tượng dụ dỗ, lừa phỉnh gây mất ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội.

“Đối với những gia đình có người thân đang trốn trong rừng và lưu vong ở nước ngoài, tôi tìm mọi cách để liên lạc, động viên họ trở về địa phương sinh sống. Khi đã kết nối với họ, tôi lựa lời phân tích, thẳng thắn vạch trần âm mưu, thủ đoạn của bọn phản động. Nghe hợp tình, hợp lý, nhiều người thức tỉnh rồi nhận ra bản chất của kẻ xấu. Từ đó, họ trở về đoàn tụ với gia đình, tu chí làm ăn, phát triển kinh tế. Riêng các năm 2005-2020, tôi đã vận động 2 hộ gia đình (4 người) đang lưu vong ở nước ngoài trở về địa phương”-ông Nhơn cho hay.

Ông Rmah Nhơn (bìa phải) trao đổi công việc với người dân. Ảnh: R’Ô HOK

Ông Rmah Nhơn (bìa phải) trao đổi công việc với người dân. Ảnh: R’Ô HOK

Ông K.S. (làng Dek) chia sẻ: Trước đây, do tin theo lời lừa phỉnh của kẻ xấu, ông đã bỏ gia đình, buôn làng vượt biên sang Campuchia rồi đi tiếp qua Thái Lan để mong được đổi đời. Nhưng mọi thứ không giống như những lời hứa hẹn. Ở đó, cuộc sống rất khổ cực, hàng ngày phải lao động chui vất vả nhưng vẫn không đủ chi tiêu. Được ông Nhơn vận động, khuyên bảo nên ông S. ý thức được những việc làm sai trái rồi trở về địa phương. “Năm 2006, được ông Nhơn và dân làng động viên, tôi trở về địa phương, tích cực làm ăn phát triển kinh tế. Đến nay, gia đình tôi có 3 ha mía, 2 ha lúa, đời sống ngày càng khấm khá”-ông S. bày tỏ.

Không chỉ vận động người dân chấp hành tốt các quy định pháp luật, không nghe lời kẻ xấu dụ dỗ, lừa phỉnh gây mất an ninh trật tự, ông Nhơn còn tích cực tuyên truyền, vận động bà con thực hiện các chủ trương của Nhà nước về định canh, định cư, sắp xếp bố trí dân cư hợp lý. Ông Nhơn kể: Trước năm 1994, phần lớn người dân xã Hbông và xã Ayun (huyện Chư Sê) sống ở ven sông Ayun và lòng hồ Ayun Hạ. Những nơi này địa hình đồi núi hiểm trở, ven suối nên vào mùa mưa lũ thường xuyên bị sạt lở. Đời sống của bà con không chỉ gặp khó khăn mà còn rất nguy hiểm đến tính mạng.

Thực hiện Đề án bố trí dân cư về nơi ở mới, ông Nhơn phối hợp với chính quyền địa phương tổ chức tuyên truyền, vận động người dân hiểu rõ các lợi ích. Đối với các hộ chưa hiểu rõ, ông dành thời gian trao đổi, lắng nghe tâm tư, nguyện vọng cũng như tìm hiểu những khó khăn, vướng mắc của người dân để đề xuất cấp ủy, chính quyền địa phương có biện pháp hỗ trợ và giải quyết. Nhờ vậy, chỉ trong một thời gian ngắn, các hộ dân đã đồng thuận di dời về vị trí phù hợp, nhanh chóng ổn định cuộc sống.

Trao đổi với P.V, ông Siu Vong-Phó Chủ tịch UBND xã Hbông-cho biết: Ông Rmah Nhơn từng giữ nhiều vị trí quan trọng ở địa phương. Từ năm 2018 đến nay, ông làm Chủ tịch Hội Khuyến học xã kiêm Phó Bí thư Chi bộ làng Dek. Dù ở cương vị nào, ông Nhơn cũng luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Đặc biệt, ông tích cực tuyên truyền về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Ông cũng phối hợp với lực lượng Công an đảm bảo an ninh trật tự, vận động người dân vượt biên trở về địa phương; tham gia phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc. Năm 2021, ông được Chủ tịch UBND tỉnh tặng bằng khen vì có thành tích xuất sắc trong phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc giai đoạn 2020-2021.

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai: Bảo đảm 100% đối tượng đủ điều kiện được hưởng chính sách trợ giúp xã hội kịp thời

Gia Lai: Bảo đảm 100% đối tượng đủ điều kiện được hưởng chính sách trợ giúp xã hội kịp thời

(GLO)- Thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP của Chính phủ và các văn bản hướng dẫn của Bộ Y tế, UBND tỉnh Gia Lai vừa có Công văn yêu cầu các sở, ban, ngành, UBND cấp huyện tập trung triển khai các nhiệm vụ trọng tâm trong lĩnh vực bảo trợ xã hội và phòng-chống tệ nạn xã hội năm 2025.

Hành trình mới từ dòng vốn nhỏ

Hành trình mới từ dòng vốn nhỏ

(GLO)- Quỹ Hỗ trợ phụ nữ phát triển tỉnh Gia Lai được thành lập ngày 25-4-2015. Nhờ vốn vay từ nguồn quỹ này, toàn tỉnh có 425 hộ gia đình thoát nghèo. Nguồn quỹ đã tiếp thêm niềm tin và hy vọng thoát nghèo cho nhiều phụ nữ.

"Những cánh chim đầu đàn" ở Kbang. Ảnh: An Phát

"Những cánh chim đầu đàn" ở Kbang

(GLO)- Huyện Kbang (tỉnh Gia Lai) hiện có 76 người có uy tín. Nhiều năm qua, đội ngũ người có uy tín trở thành "những cánh chim đầu đàn" trong các phong trào thi đua yêu nước, làm tốt sứ mệnh tập hợp đoàn kết nhân dân chung tay xây dựng buôn làng ngày càng phát triển.

Cựu chiến binh Nguyễn Văn Khởi nêu gương sáng làm theo Bác. Ảnh: Ngọc Minh

Cựu chiến binh Nguyễn Văn Khởi nêu gương sáng học tập và làm theo Bác

(GLO)- Phát huy phẩm chất bộ đội Cụ Hồ, Cựu chiến binh (CCB) Nguyễn Văn Khởi (làng Kruối Chai, xã Yang Bắc, huyện Đak Pơ, tỉnh Gia Lai) luôn nêu gương sáng trong học tập và làm theo Bác, đi đầu trong các phong trào thi đua yêu nước, lao động sản xuất giỏi và giúp đỡ đồng đội có hoàn cảnh khó khăn.

Chủ tịch Hội Cựu Chiến binh tỉnh Gia Lai tận tâm với công tác Hội, gắn kết đồng đội

Chủ tịch Hội Cựu Chiến binh tỉnh Gia Lai Nay Hứ tận tâm với công tác Hội, gắn kết đồng đội

(GLO)- Gần 10 năm giữ cương vị Chủ tịch Hội Cựu chiến binh tỉnh Gia Lai, ông Nay Hứ luôn gương mẫu, tận tụy và nhiệt tình trong công việc. Với tinh thần trách nhiệm cao, ông đã góp phần lan tỏa tinh thần đoàn kết, nghĩa tình trong các phong trào, hoạt động công tác Hội.

Nhiều hộ ở Mang Yang thoát nghèo nhờ hỗ trợ mô hình sinh kế

Mô hình sinh kế tiếp sức người nghèo vươn lên

(GLO)- Từ các mô hình sinh kế do Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Mang Yang và các cơ quan, đơn vị trên địa bàn huyện triển khai đã giúp nhiều hộ nghèo thay đổi tư duy sản xuất, chủ động phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo bền vững.

Xóm Mồ Côi không còn 'mồ côi'

Xóm Mồ Côi không còn 'mồ côi'

Ở rìa TP.Hội An (Quảng Nam) có một xóm nhỏ với cái tên thật lạ: xóm Mồ Côi. Xóm chỉ mấy nóc nhà nhưng có tới 12 liệt sĩ, bao gồm 2 Anh hùng LLVT nhân dân, hy sinh trong 2 cuộc kháng chiến chống ngoại xâm.

“Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”

“Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”

(GLO)- Nhiều năm qua, ông Trần Ngọc Dũng (SN 1967, trú tại 85/17 Sư Vạn Hạnh, TP. Pleiku) đã trở thành người dạy thư pháp cho trẻ mồ côi, bị câm điếc, tự kỷ… để các em tự tin vươn lên trong cuộc sống. Ông rất tâm đắc với câu thơ của Tố Hữu: “Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”.

Nông thôn làng Thơh Ga B ngày càng khởi sắc, khang trang, sạch đẹp. Ảnh: Quang Tấn

Chư Pưh: Đổi thay ở làng nông thôn mới Thơh Ga B

(GLO)- Với sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị và sự chung sức, đồng lòng của nhân dân, diện mạo nông thôn của làng Thơh Ga B (xã Chư Don) đã có nhiều thay đổi tích cực. Nhờ đó, làng đã được UBND huyện Chư Pưh công nhận đạt chuẩn nông thôn mới (NTM).

Gia Lai có 8 huyện, thị đã thực hiện xử lý xong dữ liệu hộ tịch sai lệch

Gia Lai có 8 huyện, thị đã thực hiện xử lý xong dữ liệu hộ tịch sai lệch

(GLO)- UBND tỉnh Gia Lai vừa có báo cáo gửi Văn phòng Chính phủ về tình hình, kết quả thực hiện công tác cải cách thủ tục hành chính tháng 4-2025. Đối với việc rà soát, xử lý sai lệch giữa Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, có 8 địa phương đã hoàn thành.