Nông dân Lê Trung Nguyên làm giàu nhờ lối canh tác cà phê khác biệt

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Chỉ 3 ha cây cà phê, song với quy trình chăm sóc và thay thế cây bị sâu bệnh phù hợp, mỗi năm gia đình ông Lê Trung Nguyên (tổ 7, phường Yên Thế, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) thu về hàng trăm triệu đồng.

Ông Nguyên bên vườn cà phê của gia đình. Ảnh: P.D

Ông Nguyên bên vườn cà phê của gia đình. Ảnh: P.D

Gia đình ông Nguyên bắt đầu trồng, chăm sóc cây cà phê từ năm 1991. Thời điểm đó, ông đang làm cán bộ lãnh đạo một nông trường cà phê trên địa bàn huyện Ia Grai. Áp dụng quy trình trồng, chăm sóc, thu hoạch và quản lý vườn cây từ nông trường đến gia đình nên trong hơn 30 năm qua, diện tích 3 ha cà phê của ông luôn cho năng suất ổn định. Đặc biệt, ông không bị thua lỗ ngay khi giá cà phê xuống thấp và cũng không bị gián đoạn nguồn thu nhập do diện tích cà phê già cỗi. Bởi lẽ, ông không chọn cách tái canh đồng loạt và kiên trì cách trồng, chăm sóc cây cà phê theo hướng bền vững.

Lão nông 68 tuổi chia sẻ, thông thường, chu kỳ khai thác của cây cà phê từ 25-30 năm sẽ già cỗi và năng suất giảm. Lúc này, nhiều hộ dân sẽ lựa chọn tái canh một phần diện tích hoặc tái canh đồng loạt để tăng năng suất. Song, ông lại chọn tái canh liên tục ngay khi diện tích cà phê bắt đầu thời kỳ kinh doanh. Mỗi năm, ông chọn khoảng 50 cây/ha để trồng thay thế. Đây là những cây bị sâu bệnh, cho năng suất kém.

“Cà phê là cây công nghiệp dài ngày. Thời gian từ lúc trồng đến khi thu hoạch cần tới vài năm. Nếu tái canh đồng loạt thì trong những năm đầu chỉ có đầu tư mà không có thu. Với những hộ có diện tích ít sẽ rất khó khăn. Thay vào đó, nếu chọn cách thay thế hàng năm với số lượng cây vừa phải thì nguồn thu không bị gián đoạn, vườn cây luôn phát triển xanh tốt”-ông Nguyên cho hay.

Theo ông Nguyên, cách làm này đòi hỏi quy trình trồng, chăm sóc cây con khá khắt khe. Vì xung quanh là những cây cà phê có bộ rễ khỏe mạnh nên phải tạo rãnh ngăn cách, đảm bảo đủ điều kiện dinh dưỡng trong đất cũng như ánh sáng để cây con phát triển mà không phải cạnh tranh với những cây khác.

Ông Nguyên khẳng định, trong nhiều năm trồng, chăm sóc cây cà phê, chưa khi nào bị thua lỗ, ngay cả khi giá cà phê chỉ có 700 đồng/kg. Ông Nguyên lý giải: “Thời điểm giá cà phê xuống thấp, nhiều gia đình chán nản không muốn đầu tư thành ra chi phí thuê nhân công rẻ, giá phân bón cũng giảm. Lúc này, tôi tăng cường đầu tư phân bón, chủ yếu là phân hữu cơ để bón cho cây trồng và thuê nhân công chăm sóc, thúc đẩy năng suất lên cao. Khi thu hoạch cũng không bán ngay mà tích trữ lại, chọn thời điểm thích hợp mới bán. Tuy nhiên, để làm được như thế cũng cần có vốn và cả sự kiên trì”.

Với những giải pháp phù hợp, năng suất vườn cây của gia đình ông duy trì ổn định từ 4,5-5 tấn cà phê nhân/ha. Năm 2023, gia đình ông tích trữ cà phê nhân và bán ra thị trường vào thời điểm giá dao động từ 85 ngàn đồng đến 90 ngàn đồng/kg, thu về hơn 1 tỷ đồng (chưa trừ chi phí).

Niềm vui cuối ngày của lão nông 68 tuổi Lê Trung Nguyên là chăm sóc những chậu lan trước nhà. Ảnh: P.D

Niềm vui cuối ngày của lão nông 68 tuổi Lê Trung Nguyên là chăm sóc những chậu lan trước nhà. Ảnh: P.D

Trao đổi với P.V, ông Trần Lê Khánh-Chủ tịch Hội Nông dân phường Yên Thế-cho biết: “Ông Nguyên là đảng viên gương mẫu. Không chỉ sản xuất-kinh doanh giỏi, ông còn nhiệt tình, trách nhiệm với các hoạt động tại địa phương và địa bàn dân cư. Hiện tại, ngoài vai trò Trưởng ban công tác mặt trận tổ dân phố 7, ông còn là Ủy viên Ban Chấp hành Hội Nông dân phường, Chủ nhiệm Câu lạc bộ “Nông dân sản xuất-kinh doanh giỏi” của phuờng Yên Thế với 48 thành viên và Chủ nhiệm Nông hội trồng cà phê của phường với 23 thành viên. Bằng những mối quan hệ, ông thường xuyên kết nối với các đơn vị, doanh nghiệp tổ chức cho hội viên tham quan, trao đổi kinh nghiệm thực tế từ những vườn cà phê sản xuất-kinh doanh hiệu quả để học hỏi cách làm hay. Từ đó áp dụng hiệu quả vào mô hình sản xuất của gia đình, góp phần thúc đẩy kinh tế địa phương ngày càng phát triển”.

Có thể bạn quan tâm

Ông Kpă Blon (bìa phải) trò chuyện với thanh niên trong làng về việc đảm bảo an ninh trật tự.Ảnh: R.H

“Đầu tàu” của làng Đút

(GLO)- Nhắc đến ông Kpă Blon (SN 1984, làng Đút, xã Ia Lâu, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai), ai cũng dành cho ông sự quý trọng. Không chỉ tận tâm hòa giải mâu thuẫn, giữ gìn sự bình yên cho buôn làng, ông còn tích cực hỗ trợ bà con phát triển kinh tế, cải thiện đời sống.

Y-bác sĩ Bệnh viện Nhi tỉnh động viên chị Siu Bếp (bìa trái, làng O Grưng, xã Ia Ko, huyện Chư Sê) cố gắng cho con nằm viện điều trị. Ảnh: N.N

Điểm tựa cho bệnh nhân nghèo

(GLO)- Chứng kiến những bệnh nhân nghèo, khó khăn không có tiền điều trị, đội ngũ y-bác sĩ tại các bệnh viện trong tỉnh Gia Lai đã không ngần ngại đứng ra giúp đỡ, trở thành điểm tựa cho bệnh nhân an tâm điều trị.

Xã anh hùng vươn mình phát triển

Xã anh hùng vươn mình phát triển

(GLO)- Những ngày tháng 3 lịch sử, chúng tôi về thăm lại xã Kdang, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai. Vùng đất anh hùng năm xưa giờ đây đã “thay da đổi thịt” với những ngôi nhà khang trang mọc lên san sát, điện-đường-trường-trạm kiên cố, đời sống người dân khởi sắc từng ngày.

Nhân lên niềm tự hào dân tộc

Nhân lên niềm tự hào dân tộc

(GLO)- Nhiều cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh Gia Lai duy trì hoạt động chào cờ, sinh hoạt chính trị dưới cờ vào sáng thứ hai tuần đầu tiên của tháng. Hoạt động này nhằm tuyên truyền, giáo dục, bồi đắp tình yêu Tổ quốc, lòng tự hào dân tộc trong mỗi cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức.

Trưởng ban công tác mặt trận làng Nú làm kinh tế giỏi

Trưởng ban công tác mặt trận làng Nú làm kinh tế giỏi

(GLO)- “Không chỉ làm kinh tế giỏi, anh Rơ Lan Xíu còn nhiệt tình, trách nhiệm với công việc được giao và luôn được cộng đồng tin tưởng, tín nhiệm”- Đó là nhận xét của ông Puih Dinh- Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam xã Ia Khai (huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai) về Trưởng ban Công tác mặt trận làng Nú.

Gia Lai: Phối hợp thực hiện cuộc vận động làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm

Gia Lai: Phối hợp thực hiện cuộc vận động làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm

(GLO)- Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai ban hành văn bản số 618/UBND-KGVX, ngày 16-3-2025 gửi các sở, ban, ngành của tỉnh về việc phối hợp thực hiện Cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong đồng bào dân tộc thiểu số để từng bước vươn lên thoát nghèo bền vững” trên địa bàn tỉnh năm 2025.

Người dân xã Ia Le (huyện Chư Pưh) tham gia trồng rừng gỗ lớn. Ảnh: N.D

Trồng rừng gỗ lớn hướng đi triển vọng

(GLO)- Nhiều doanh nghiệp, hộ gia đình và chủ rừng trên địa bàn tỉnh GIa Lai đã huy động các nguồn lực để trồng rừng gỗ lớn. Đây là bước đột phá trong phát triển lâm nghiệp nhằm nâng cao chất lượng, giá trị gỗ rừng trồng trong những năm tới.