Nông dân thành phố Pleiku làm giàu nhờ đa dạng cây trồng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

(GLO)- Chủ động đa dạng cây trồng, vật nuôi, nhiều nông dân thành phố Pleiku (tỉnh Gia Lai) có mức thu nhập vài trăm triệu đồng đến hàng tỷ đồng mỗi năm.

Đa dạng hóa cây trồng để mang lại hiệu quả kinh tế trên cùng 1 diện tích đất canh tác là hướng đi mà nông dân Trần Đình Khâm (tổ 5, phường Ia Kring) lựa chọn từ 6 năm trước. Thay vì tập trung phát triển cây cà phê, ông Khâm đã trồng xen 1.000 cây bơ, 400 cây sầu riêng vào diện tích 8 ha cà phê của nhà mình.

Ông Khâm chia sẻ, trồng cây ăn quả tốn nhiều công chăm sóc hơn trồng cà phê, song hiệu quả kinh tế mang lại rõ rệt. “2 năm vừa qua, vườn bơ nhà ông cho thu hoạch bình quân 200 kg/cây, giá bán tại vườn 10 ngàn đồng/kg. 400 cây sầu riêng thu hoạch đạt 4 tấn quả. Sau khi trừ chi phí, ông thu về khoảng 1,2 tỷ đồng”-ông Khâm nhẩm tính.

Anh Nguyễn Vũ Phú Trường (thôn 5, xã An Phú) bên vườn cây tía tô của gia đình. Ảnh: NVCC

Anh Nguyễn Vũ Phú Trường (thôn 5, xã An Phú) bên vườn cây tía tô của gia đình. Ảnh: NVCC

Còn anh Nguyễn Vũ Phú Trường (thôn 5, xã An Phú) lựa chọn hướng đi mới là khai thác, sử dụng hiệu quả nguồn nguyên liệu tại địa phương và nghiên cứu cách chế biến, đưa ra thị trường các loại trà thảo mộc. Anh Trường cho biết, để đảm bảo nguồn nguyên liệu, anh liên kết với 15 hộ dân ở xã trồng cây tía tô theo hướng VietGAP với diện tích hơn 1,5ha. Công đoạn làm đất, trồng, thu hoạch đều thực hiện đúng quy trình.

Đầu năm 2024, sản phẩm trà tía tô của gia đình anh được công nhận sản phẩm OCOP 3 sao. Ngoài ra, anh còn sản xuất thêm các loại trà thảo mộc khác như: búp ổi, cây lạc tiên, đinh lăng. “Với giá bán gần 1,3 triệu đồng/kg, mỗi tháng tôi bán ra thị trường khoảng 40-55 kg các loại trà. Tôi đang nghiên cứu các loại trà thảo mộc mới và có kế hoạch đầu tư máy móc để tiếp tục nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng nhu cầu đa dạng của người dùng”-anh Trường cho biết thêm.

Đồng hành cùng hội viên, các cấp Hội Nông dân trên địa bàn thành phố đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động hội viên, nông dân thi đua sản xuất-kinh doanh giỏi. Trong đó, chú trọng tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước liên quan đến nông nghiệp, nông dân, nông thôn; vận động nông dân tham gia thực hiện các mô hình phát triển kinh tế; đẩy mạnh các hoạt động tương trợ, trao đổi, hướng dẫn cách thức làm ăn để cùng nhau vươn lên làm giàu…

Chủ tịch Hội Nông dân phường Thống Nhất Phạm Thị Phượng chia sẻ, giai đoạn 2022-2024, Hội đã mở 6 lớp tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật trong sản xuất-kinh doanh với 360 lượt cán bộ, hội viên tham gia; tổ chức 5 buổi tham quan, học tập các mô hình phát triển kinh tế hiệu quả; phối hợp hỗ trợ gần 8 tỷ đồng vốn vay cho các hộ nông dân sản xuất-kinh doanh. Đã có 560 lượt hộ đăng ký sản xuất-kinh doanh giỏi và có 458 hộ đạt danh hiệu sản xuất-kinh doanh giỏi các cấp.

Đặc biệt, qua phong trào đã phát huy tinh thần đoàn kết, tương thân, tương ái, giúp đỡ lẫn nhau trong hội viên. Theo đó, các hộ sản xuất kinh doanh giỏi đã tạo việc làm cho trên 400 lao động có việc làm thường xuyên và hơn 1.100 lao động có việc làm theo thời vụ.

Chủ tịch Hội Nông dân thành phố Pleiku (thứ 6 từ phải qua) tặng giấy khen của Chủ tịch UBND thành phố cho các cá nhân đạt danh hiệu sản xuất-kinh doanh giỏi giai đoạn 2022-2024. Ảnh: P.D

Chủ tịch Hội Nông dân thành phố Pleiku (thứ 6 từ phải qua) tặng giấy khen của Chủ tịch UBND thành phố cho các cá nhân đạt danh hiệu sản xuất-kinh doanh giỏi giai đoạn 2022-2024. Ảnh: P.D

Ông Phạm Việt Minh-Chủ tịch Hội Nông dân phường Chi Lăng-cho biết: Giai đoạn 2022-2024, Hội Nông dân phường tạo điều kiện cho hội viên nông dân tiếp cận các nguồn vốn vay; trong đó nguồn vốn vay từ Quỹ Hỗ trợ nông dân Trung ương và thành phố hơn 1 tỷ đồng; tổng dư nợ ủy thác từ Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh trên 3,9 tỷ đồng.

Cũng theo ông Minh, Hội chỉ đạo các chi hội vận động cán bộ, hội viên nông dân tham gia đóng góp xây dựng quỹ giúp nhau phát triển kinh tế với số tiền 135,5 triệu đồng, tạo điều kiện cho 30 hội viên nông dân vay. Hội phối hợp với Công ty cổ phần vệ sinh môi trường đô thị Hà Nội tổ chức hội thảo giới thiệu phân bón thu hút nhiều hội viên nông dân tham gia và cung ứng phân bón trả chậm cho hội viên nông dân đầu tư vườn cây.

Theo thống kê, hàng năm có trên 60% số hộ nông dân trên địa bàn thành phố đăng ký phấn đấu và có trên 50% số hộ đăng ký đạt danh hiệu sản xuất-kinh doanh giỏi các cấp. Cụ thể, năm 2022 có 7.115 hộ đăng ký và có 4.224 hộ đạt danh hiệu “Nông dân sản xuất-kinh doanh giỏi”; năm 2023 có 7.204 hộ đăng ký và có 4.224 hộ đạt danh hiệu “Nông dân sản xuất-kinh doanh giỏi”; năm 2024 có 7.146 hộ đăng ký.

Bà Nguyễn Thị Bích Vân-Chủ tịch Hội Nông dân thành phố Pleiku thông tin: thời gian tới, các cấp Hội tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động đưa chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến với hội viên nông dân một cách thiết thực, hiệu quả; nâng cao vai trò, trách nhiệm trong việc hỗ trợ giống, vốn, dạy nghề, giới thiệu sản phẩm,... giúp nông dân vững tin hơn trong tổ chức sản xuất.

Đồng thời thường xuyên tổ chức cho hội viên nông dân trao đổi kinh nghiệm, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, xây dựng nhiều mô hình kinh tế hiệu quả, từ đó đưa Phong trào “Nông dân thi đua sản xuất-kinh doanh giỏi, đoàn kết làm giàu và giúp nhau giảm nghèo bền vững” đi vào chiều sâu.

Có thể bạn quan tâm

Siết chặt quản lý, bảo vệ rừng giáp ranh

Siết chặt quản lý, bảo vệ rừng giáp ranh

(GLO)- Huyện Chư Păh (tỉnh Gia Lai) có nhiều diện tích rừng và đất rừng giáp ranh với các huyện Sa Thầy, Kon Rẫy và TP. Kon Tum (tỉnh Kon Tum). Những năm qua, khu vực rừng giáp ranh luôn tiềm ẩn nguy cơ bị xâm hại. Vì vậy, huyện luôn chủ trương siết chặt quản lý, bảo vệ rừng giáp ranh.
Gia Lai chuyển đổi 5.458 ha cây trồng kém hiệu quả

Gia Lai chuyển đổi 5.458 ha cây trồng kém hiệu quả

(GLO)- Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Gia Lai vừa tổ chức sơ kết 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 6 tháng  cuối  năm 2024. Báo cáo tại hội nghị cho biết từ đầu năm đến nay toàn tỉnh đã chuyển đổi 5.458 ha cây trồng kém hiệu quả.
Tích hợp đa giá trị

Tích hợp đa giá trị

Sau lễ phát động Đề án Phát triển bền vững 1 triệu ha lúa chuyên canh chất lượng cao, phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL đến năm 2030 (gọi tắt là Đề án 1 triệu ha lúa) tại Hậu Giang cuối năm 2023.
Nhờ chương trình xây dựng nông thôn mới nhiều tuyến đường giao thông nội ở buôn Bluk được bê tông hóa. Ảnh: Lê Nam

Buôn Bluk đổi thay nhờ xây dựng nông thôn mới

(GLO)- Làng quê giàu đẹp, văn minh, đời sống vật chất, tinh thần của người dân được nâng cao là những thành tựu từ việc thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới trong làng đồng bào dân tộc thiểu số ở buôn Bluk, xã Phú Cần, huyện Krông Pa (tỉnh Gia Lai).
Hỗ trợ nông dân canh tác lúa chất lượng cao

Hỗ trợ nông dân canh tác lúa chất lượng cao

(GLO)- Để giúp người dân từng bước thay thế các giống lúa đã bị thoái hóa, từ năm 2022 đến nay, huyện Chư Păh (tỉnh Gia Lai) đã dành hơn 5 tỷ đồng triển khai cánh đồng lúa một giống chất lượng cao với diện tích 1.400 ha/4.532 hộ tham gia.