Chư Sê có 5.970 hộ nông dân sản xuất kinh doanh giỏi

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Đến nay, huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai) có 5.970 hộ nông dân sản xuất kinh doanh giỏi các cấp, trong đó, 251 hộ có thu nhập từ 500 triệu đồng/năm trở lên.

Thông tin trên được báo cáo tại hội nghị biểu dương nông dân sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững, giai đoạn 2022-2024 do Hội Nông dân huyện Chư Sê tổ chức sáng 21-6. Dự hội nghị có đại diện lãnh đạo Huyện ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Chư Sê; lãnh đạo các phòng, ban chuyên môn của huyện và 90 đại biểu đại diện các hộ nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi các cấp trên địa bàn.

Trao giấy khen của Chủ tịch UBND huyện Chư Sê cho các tập thể có thành tích xuất sắc trong phong trào “Nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu bền vững giai đoạn 2022-2024”. Ảnh: Trúc Phùng
Trao giấy khen của Chủ tịch UBND huyện Chư Sê cho các tập thể có thành tích xuất sắc trong phong trào “Nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu bền vững giai đoạn 2022-2024”. Ảnh: Trúc Phùng

Giai đoạn năm 2022-2024, phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững tại huyện Chư Sê tiếp tục được duy trì và phát triển về cả số lượng, quy mô lẫn chất lượng, hiệu quả kinh tế. Hiện nay, toàn huyện có 5.970 hộ nông dân sản xuất kinh doanh giỏi các cấp, xuất hiện nhiều mô hình, nhiều hộ có quy mô sản xuất và vốn kinh doanh lớn, thu hút nhiều lao động. Cụ thể, số hộ sản xuất kinh doanh giỏi có thu nhập từ 100-200 triệu đồng/năm là 3.803 hộ; từ 200-300 triệu đồng là 1.605 hộ; từ 300-500 triệu đồng là 324 hộ; từ 500 triệu đến dưới 1 tỷ đồng là 161 hộ; thu nhập trên 1 tỷ đồng là 77 hộ.

Toàn huyện có 12/14 xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới, 1 làng nông thôn mới trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số (làng Tơ Drah, xã Bar Maih); trong năm 2024, huyện phấn đấu xã Ia Ko đạt NTM (Ia Ko).

Thông qua phong trào sản xuất kinh doanh giỏi, Hội Nông dân huyện đã tuyên truyền, vận động hội viên, nông dân đóng góp trên 130 triệu đồng và trên 1.350 ngày công xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn. Nhiều hộ nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi đã hiến đất và tích cực góp vốn đầu tư xây dựng các công trình phúc lợi như trường học, cầu cống, đường giao thông nông thôn…

Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, cán bộ, hội viên, nông dân trong huyện đã đóng góp được gần 1.300 ngày công, ủng hộ Quỹ vì người nghèo trên 51 triệu đồng, góp trên 100 triệu đồng xây tặng nhà tình nghĩa, tình thương cho những hộ không có nhà ở, góp phần giúp trên 78 hộ thoát nghèo, xóa 23 nhà tạm…

Các đại biểu tham quan 20 gian hàng trong phiên chợ nông sản tại sân trụ sở Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Chư Sê. Ảnh: Trúc Phùng

Các đại biểu tham quan 20 gian hàng trong phiên chợ nông sản tại sân trụ sở Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Chư Sê. Ảnh: Trúc Phùng

Phong trào nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi đã góp phần hình thành và phát triển mô hình kinh tế tập thể trong nông nghiệp. Huyện đã hướng dẫn xây dựng được 18 Hợp tác xã Nông nghiệp và Dịch vụ, thu hút đông đảo hội viên tham gia. Từ năm 2022 đến nay đã kết nạp được 1.013 hội viên, nâng tổng số hội viên toàn nông dân huyện lên 15.343 người, tỷ lệ tập hợp hội viên đạt 90,8%.

Dịp này, Chủ tịch UBND huyện Chư Sê đã tặng giấy khen cho 5 tập thể và 20 cá nhân có thành tích xuất sắc, tiêu biểu trong phong trào “Nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu bền vững giai đoạn 2022-2024”. Sau hội nghị, các đại biểu đã tham quan 20 gian hàng trong phiên chợ nông sản tổ chức tại sân trụ sở Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Chư Sê.

Có thể bạn quan tâm

Thu nhập khá nhờ trồng ổi Ruby

Thu nhập khá nhờ trồng ổi Ruby

(GLO)- Sau gần 6 năm chuyển đổi từ trồng rau màu sang trồng ổi Ruby, gia đình chị Nguyễn Thị Yến (làng Jro Ktu Đak Yang, xã Yang Bắc, huyện Đak Pơ) đã có thu nhập ổn định. Với việc áp dụng kỹ thuật canh tác theo hướng hữu cơ, sản phẩm ổi của chị cũng đã được chứng nhận đạt OCOP 3 sao.

Năng suất và giá lúa trà sớm giảm, nông dân kém vui

Năng suất và giá lúa trà sớm giảm, nông dân kém vui

(GLO)- Hiện nay, một số vùng trọng điểm lúa nước của tỉnh Gia Lai đang thu hoạch lúa trà sớm vụ Đông Xuân 2024-2025. Tuy nhiên, một số vùng bị ảnh hưởng của thời tiết nên bước vào thu hoạch năng suất giảm. Hơn nữa, giá lúa Đông Xuân cũng giảm, nông dân thu lợi nhuận không cao so với năm trước.

Chuyển biến tích cực trong quản lý, bảo vệ rừng

Chuyển biến tích cực trong quản lý, bảo vệ rừng

(GLO)- Nhờ chủ động triển khai đồng bộ các giải pháp, công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn tỉnh Gia Lai có những chuyển biến tích cực khi không để xảy ra cháy rừng và xuất hiện điểm “nóng” hay những vụ việc nổi cộm.

Người dân xã Nam Yang (huyện Đak Đoa) thu hoạch hồ tiêu. Ảnh: Vũ Thảo

Niên vụ hồ tiêu 2024-2025: Niềm vui chưa trọn

(GLO)- Thời điểm này, bà con nông dân trong tỉnh Gia Lai đang khẩn trương thu hoạch hồ tiêu niên vụ 2024-2025. Dù giá hồ tiêu đang ở mức cao nhưng do ảnh hưởng bởi thời tiết, nhất là giai đoạn cây ra hoa gặp không khí lạnh kéo dài dẫn đến năng suất giảm 20-30% so với vụ trước.

đoàn công tác do Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Rah Lan Chung làm trưởng đoàn đã làm việc với Ban Quản lý Rừng phòng hộ Bắc Biển Hồ về công tác quản lý, bảo vệ rừng. Ảnh Hà Duy

Kiểm tra công tác quản lý, bảo vệ rừng tại Ban Quản lý rừng phòng hộ Bắc Biển Hồ

(GLO)- Chiều 26-3, đoàn công tác do Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Rah Lan Chung làm trưởng đoàn làm việc với Ban Quản lý rừng phòng hộ Bắc Biển Hồ về công tác quản lý, bảo vệ rừng; khảo sát núi Chư Nâm và thăm cán bộ cùng người dân làng Xóa (xã Chư Đang Ya, huyện Chư Păh).

Hồ Ku Tong (xã Ia Pếch, huyện Ia Grai) đã gần cạn kiệt nguồn nước. Ảnh: Q.T

Gồng mình ứng phó với nắng hạn

(GLO)- Dưới tác động của biến đổi khí hậu ngày càng gay gắt và nắng nóng kéo dài trong nhiều tháng qua khiến mực nước tại các sông, suối, ao, hồ, đập dâng trong tỉnh Gia Lai giảm mạnh, nguy cơ xảy ra hạn hán trên diện rộng là rất lớn.

Thành viên HTX Dịch vụ nông nghiệp Ia Tô (xã Ia Tô, huyện Ia Grai) mong muốn được hỗ trợ, kết nối tiêu thụ nông sản. Ảnh: H.D

Ia Grai: Hợp tác xã chủ động tìm đầu ra cho sản phẩm

(GLO)- Nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn huyện Ia Grai (tỉnh Gia Lai) đã chủ động tìm kiếm đầu ra cho sản phẩm của mình. Tuy nhiên, để sản phẩm mới có được chỗ đứng ổn định trên thị trường, các HTX rất cần sự hỗ trợ của chính quyền và ngành chức năng địa phương.