Nông dân Đak Đoa thi đua sản xuất kinh doanh giỏi

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- Các cấp Hội Nông dân huyện Đak Đoa (tỉnh Gia Lai) đã có nhiều hoạt động khuyến khích, động viên, hỗ trợ hội viên nông dân thi đua sản xuất kinh doanh, tăng thu nhập.
Ông Y Djit-Chủ tịch Hội Nông dân huyện Đak Đoa-cho biết: Phong trào “Nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững” thời gian qua đã thu hút đông đảo hội viên tham gia và chất lượng ngày một nâng cao. Số hộ hội viên đăng ký hộ sản xuất kinh doanh giỏi các cấp hàng năm đều tăng. Trong giai đoạn 2017-2021 có 10.655 lượt hộ đăng ký, tăng 2.858 hộ so với giai đoạn 2012-2017. Qua bình xét, cuối năm 2021 có 7.420 hộ đạt danh hiệu sản xuất kinh doanh giỏi, trong đó cấp tỉnh và cấp trung ương có 59 hộ; cấp huyện có 2.980 hộ; cấp cơ sở 4.381 hộ.
Để phong trào ngày càng phát triển, đi vào chiều sâu, các cấp Hội đã tích cực tuyên truyền, tư vấn, hỗ trợ, giúp đỡ hội viên về giống, vốn, khoa học kỹ thuật, phân bón... để đầu tư phát triển sản xuất. Bà Vũ Thị Diệu Dung-Chủ tịch Hội Nông dân xã Đak Krong-cho hay: Từ năm 2017 đến nay, Hội đã phối hợp với Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện giải ngân các nguồn vốn 7,8 tỷ đồng cho 220 lượt hộ vay phát triển sản xuất. Hội Nông dân xã phát động phong trào xây dựng Quỹ Hỗ trợ nông dân 60 triệu đồng, các chi hội xây dựng quỹ trên 244 triệu đồng. Ngoài ra, Hội phối hợp mở các lớp tập huấn về trồng trọt, chăn nuôi và hỗ trợ hội viên mua phân bón trả chậm... Nhờ đó, hội viên nghèo ngày càng giảm, số hộ đạt danh hiệu sản xuất kinh doanh giỏi tăng. Năm 2017 có 320 hộ đạt danh hiệu sản xuất kinh doanh giỏi thì năm 2021 có 374 hộ và năm 2022 có 559 hộ đăng ký đạt danh hiệu này. 
Ông Y Djit-Chủ tịch Hội Nông dân huyện Đak Đoa (thứ 2 từ phải sang) trao đổi với hội viên về nâng tầm giá trị các sản phẩm nông sản. Ảnh: Đinh Yến
Ông Y Djit-Chủ tịch Hội Nông dân huyện Đak Đoa (thứ 2 từ phải sang) trao đổi với hội viên về nâng tầm giá trị các sản phẩm nông sản. Ảnh: Đinh Yến
Với 12 ha đất sản xuất, gia đình ông Lê Xuân Giới (thôn 3, xã Đak Krong) trồng 9 ha cây cao su, 1 ha hồ tiêu và 2 ha cây cà phê trồng xen 160 cây bơ. Ông Giới thông tin: 9 ha cây cao su trồng từ năm 2007 và hiện đang thu ổn định 4,5 tạ mủ/ngày; 1 ha hồ tiêu cho thu khoảng 3 tấn/năm và 2 ha cà phê thu 10-12 tấn cà phê nhân/năm. Bình quân mỗi năm, trừ các khoản chi phí, gia đình thu về từ 900 triệu đồng đến 1 tỷ đồng. “Ngoài hỗ trợ vốn vay với những hộ có nhu cầu, tôi còn hướng dẫn kỹ thuật trồng, ghép giống bơ; tạo việc làm thường xuyên cho 4 lao động với mức thu nhập 6 triệu đồng/tháng. Đối với lao động thời vụ, tôi giải quyết việc làm cho 30-40 người, tiền công 200-250 ngàn đồng/ngày”-ông Giới nói.
Ông Yơu, làng Dô1, xã Glar. Ảnh: Anh Huy
Ông Yơu, làng Dô1, xã Glar. Ảnh: Anh Huy
Tương tự, nhờ tích cực tham gia các buổi hội thảo, tập huấn, ông Yơu (làng Dôr 1, xã Glar) đã tích lũy được kiến thức, kinh nghiệm hữu ích để đầu tư trồng cà phê và chăn nuôi heo, bò. “4 ha cà phê, tôi trồng từ năm 2006. Giống cũ lại ít đầu tư chăm sóc nên năng suất đạt thấp. Tôi học hỏi tái canh bằng giống mới năng suất, chất lượng khá hơn; đồng thời, chăn nuôi thêm bò, heo nái. Bình quân mỗi năm, sau khi trừ chi phí, gia đình thu về 300-400 triệu đồng. Dự kiến thời gian tới, tôi sẽ cùng các con tiếp tục đầu tư trồng mới 2 ha và tái canh 1 ha cà phê già cỗi còn lại”-ông Yơu chia sẻ.
Theo thống kê của Hội Nông dân huyện, từ năm 2017 đến nay, các hộ nông dân sản xuất kinh doanh giỏi đã giúp đỡ về giống, vốn, khoa học kỹ thuật... cho trên 5.600 lượt hộ, tạo việc làm cho trên 7.000 lao động và hỗ trợ hơn 1.500 hộ nghèo phát triển sản xuất. Phong trào “Nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững” còn góp phần hình thành, phát triển các mô hình kinh tế tập thể, kinh tế trang trại, nhóm, tổ liên kết. Giai đoạn 2017-2022, các cấp Hội đã vận động hội viên tham gia thành lập được 13 hợp tác xã nông nghiệp và 11 tổ hợp tác. Toàn huyện hiện có 320 trang trại, trong đó có 211 trang trại trồng trọt và 9 trang trại chăn nuôi.
Trao đổi với chúng tôi, Chủ tịch Hội Nông dân huyện Đak Đoa nhấn mạnh: Để đạt mục tiêu hàng năm có trên 60% hộ đăng ký và có trên 70% số hộ đăng ký đạt danh hiệu hộ sản xuất kinh doanh giỏi, các cấp Hội tiếp tục đổi mới và nâng cao chất lượng phong trào; cụ thể hóa bằng chương trình, kế hoạch và thực hiện tốt Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 16-6-2022 Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII “về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” và Kết luận số 61-KL/TW ngày 3-12-2009 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về Đề án “Nâng cao vai trò, trách nhiệm của Hội Nông dân Việt Nam trong phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới và xây dựng giai cấp nông dân Việt Nam giai đoạn 2011-2020”. 
ĐINH YẾN - ANH HUY
 

Có thể bạn quan tâm

Chuyện về “biệt đội” cứu hộ chó, mèo

E-magazineChuyện về “biệt đội” cứu hộ chó, mèo

(GLO)- Nằm ở cuối đường Bùi Dự (phường Hoa Lư, TP. Pleiku), Trạm cứu hộ chó, mèo Gia Lai có diện tích khá rộng rãi. Đây là mái ấm của những chú chó, mèo bị bỏ rơi hay may mắn thoát ra từ lò mổ hoặc bị thương do xe tông được “biệt đội” cứu hộ đưa về chăm sóc, nuôi dưỡng.

 Hiệu quả truyền thông giảm nghèo ở phường Thống Nhất

Hiệu quả truyền thông giảm nghèo ở phường Thống Nhất

(GLO)- Thời gian qua, phường Thống Nhất (TP. Pleiku) đã tập trung phổ biến, tuyên truyền mục đích, ý nghĩa của việc thực hiện công tác giảm nghèo bằng nhiều hình thức. Nhờ đó, người dân đã chủ động phát triển sản xuất, chăn nuôi giúp tăng thu nhập, tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo giảm dần qua các năm.

“Đứng dậy” từ lầm lỗi

“Đứng dậy” từ lầm lỗi

(GLO)- Nhìn những bằng khen, giấy khen treo trên tường nhà, ít ai ngờ rằng, ông Kpă Dõ-Trưởng ban Công tác Mặt trận làng Lê Ngol (xã Ia Tiêm, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) từng một thời chìm trong lầm lỗi. Nhờ được cảm hóa và giúp đỡ, ông đã mạnh mẽ “đứng dậy” làm lại cuộc đời.

Dự án “Giếng sạch trao buôn”: Thiết thực, ý nghĩa

Dự án “Giếng sạch trao buôn”: Thiết thực, ý nghĩa

(GLO)- Từ năm 2022 đến nay, Hội Chữ thập đỏ (CTĐ) huyện Chư Păh (tỉnh Gia Lai) phối hợp với Tổ chức ASIF tại Việt Nam và các đơn vị tài trợ đã triển khai có hiệu quả Dự án “Giếng sạch trao buôn” giúp bà con vùng đồng bào dân tộc thiểu số có nước sạch để sử dụng.

Gia Lai: Giao mục tiêu, nhiệm vụ thực hiện chương trình MTQG cho 2 huyện Krông Pa và Chư Pưh

Gia Lai: Giao mục tiêu, nhiệm vụ thực hiện chương trình MTQG cho 2 huyện Krông Pa và Chư Pưh

(GLO)- Ngày 12-11, UBND tỉnh Gia Lai có quyết định về việc giao mục tiêu, nhiệm vụ, yêu cầu cụ thể đối với từng chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) cho huyện Krông Pa và huyện Chư Pưh thực hiện thí điểm cơ chế phân cấp cho cấp huyện trong quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình MTQG.