Những nữ bí thư chi bộ gần dân, sâu sát cơ sở

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

(GLO)- Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, nhiều nữ bí thư chi bộ ở TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) đã thực hiện tốt phương châm “gần dân, sâu sát cơ sở”, “nói đi đôi với làm”. Từ đó, những cán bộ này tạo niềm tin và uy tín trong các tầng lớp nhân dân, góp phần nâng cao vai trò, hiệu quả lãnh đạo của Đảng trong thực hiện nhiệm vụ chính trị ở cơ sở.

Gần dân, lắng nghe dân

Năm 2017, chị Tống Thị Lan (SN 1985) được người dân tín nhiệm bầu làm Tổ trưởng tổ dân phố 7, phường Diên Hồng. Phụ trách địa bàn rộng, dân cư đông nên điều khiến chị Lan trăn trở là làm sao nắm bắt tình hình, quản lý dân cư, tạo sự đồng thuận, nhất trí cao trong quần chúng nhân dân. Học và làm theo Bác ở phong cách “gần dân, trọng dân, lắng nghe dân”, chị đã từng bước tiếp cận địa bàn, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Năm 2020, chị được bầu đảm nhận cùng lúc 2 chức danh Bí thư Chi bộ kiêm Tổ trưởng tổ dân phố. Công việc nhiều nhưng chị biết cách sắp xếp thời gian hợp lý; phân vai, phân việc cụ thể cho từng đảng viên trong Chi bộ, các thành viên trong Ban Nhân dân tổ dân phố.

“Trước mỗi buổi sinh hoạt chi bộ, họp tổ dân phố, tôi đều nghiên cứu kỹ tài liệu và hệ thống lại từng việc trên cơ sở nắm bắt tình hình thực tế. Đối với những thắc mắc của dân, việc gì nắm vững, hiểu rõ và thuộc thẩm quyền, tôi sẽ trả lời ngay. Việc nào chưa rõ hoặc không thuộc thẩm quyền, tôi tổng hợp lại và chuyển lên cấp trên”-chị Lan cho hay.

Chị Tống Thị Lan trao đổi với công nhân về tiến độ làm đường hẻm 293 Trần Phú. Ảnh: Phương Dung

Chị Tống Thị Lan trao đổi với công nhân về tiến độ làm đường hẻm 293 Trần Phú. Ảnh: Phương Dung

Tổ dân phố 7 có dưới 400 hộ với hơn 2.000 khẩu. Chi bộ có 32 đảng viên. Để thuận lợi trong việc trao đổi thông tin, đưa chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến với người dân, chị Lan lập nhóm Zalo chung của tổ dân phố. Những nội dung cần thông báo, triển khai, chị đều đăng tải trên nhóm Zalo chung để mọi người biết, theo dõi.

“Thời gian đầu cũng có một vài người thắc mắc sao nhóm Zalo chỉ tiếp nhận thông tin một chiều, phải để mọi người trao đổi, thảo luận trên đó. Mình giải thích, do số lượng thành viên đông, thêm tin nhắn chèn vào thì những nội dung cần thông báo dễ bị trôi, bị loãng, nhiều người có thể tiếp nhận thông tin không kịp thời, đầy đủ. Vì vậy, ai thắc mắc có thể nhắn tin, gọi điện thoại trao đổi trực tiếp với Bí thư Chi bộ, Tổ trưởng tổ dân phố”-chị Lan chia sẻ.

Bên cạnh việc tiếp cận, ứng dụng hiệu quả mạng xã hội trong quản lý công việc, chị Lan còn duy trì, phát huy hiệu quả 4 nhóm quản lý khu dân cư theo từng tuyến đường. Trưởng nhóm là trưởng các chi hội, đoàn thể trong tổ dân phố và đều là đảng viên. “Khi muốn triển khai công việc liên quan trực tiếp đến quyền, lợi ích của người dân, mình đều trao đổi với các nhóm trưởng và trực tiếp nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của dân. Công việc chỉ được triển khai khi nhận được sự đồng thuận, nhất trí cao trong dân”-chị Lan cho hay.

Từ năm 2022 đến nay, tổ dân phố 7 đã triển khai làm 1.038 m đường giao thông với tổng kinh phí trên 1 tỷ đồng, trong đó 340 m là người dân đóng góp kinh phí 100%, còn lại thực hiện theo phương châm “Nhà nước và Nhân dân cùng làm”. Hiện tại, tuyến đường hẻm 293 Trần Phú dài 195 m cũng đang thi công theo hình thức “Nhà nước và Nhân dân cùng làm”, dự kiến hoàn thành trong tháng 6-2023.

Ông Bùi Song Thảo-người dân sinh sống ở hẻm 293 Trần Phú-phấn khởi nói: “Trước đây, đường hẻm chỉ rộng 3 m, giờ mở lên 6 m rộng rãi, sạch sẽ, người dân rất phấn khởi. Trong quá trình làm đường, Ban Nhân dân tổ dân phố rất trách nhiệm, không chỉ tuyên truyền, vận động đóng góp mà còn phối hợp giám sát thi công để công trình bảo đảm chất lượng, tiến độ”.

“Đã nhận nhiệm vụ phải làm cho tốt”

Bà Trần Thị Thùy Ninh (SN 1966)-Bí thư Chi bộ kiêm Trưởng thôn 4 (xã Biển Hồ) luôn quan niệm “đã nhận nhiệm vụ phải làm cho tốt, cho tròn trách nhiệm trước cấp ủy, Nhân dân”. Là người đứng đầu chi bộ có đến 82 đảng viên và khu dân cư đông với 425 hộ/1.722 khẩu, bà Ninh đã gặp không ít khó khăn, trở ngại.

“Cấp ủy thống nhất sinh hoạt vào tối ngày 2 hàng tháng và sinh hoạt chi bộ vào chiều ngày 3. Tuy nhiên, đảng viên đông, một số đi làm xa không thể sắp xếp tham gia sinh hoạt buổi chiều, do đó, Chi bộ tổ chức sinh hoạt bổ sung vào buổi tối để đảm bảo tất cả đảng viên đều được quán triệt, nắm bắt đầy đủ chủ trương, đường lối của Đảng, của chi bộ và tham gia đóng góp ý kiến, quyết định nhiệm vụ chung”-bà Ninh cho hay.

Theo bà Ninh, trước đây, trong thôn xảy ra tình trạng nhà dân bị cạy cửa, mất trộm ban ngày; buổi tối, thanh niên tụ tập tại các ngã ba, ngã tư gây ồn ào, mất trật tự. Để bảo đảm an ninh trật tự trên địa bàn, thôn duy trì tổ tự quản với 7 thành viên, tăng cường tuần tra, kiểm soát vào các ngày lễ, Tết, thu hoạch mùa vụ; vận động người dân đóng góp kinh phí lắp điện chiếu sáng dọc các tuyến đường. Năm 2023, thôn lắp đặt 6 camera giám sát an ninh ở các vị trí trọng điểm. Nhờ đó, tình hình an ninh trật tự được kiểm soát tốt, từ đầu năm đến nay không xảy ra vụ mất trộm nào.

Bà Ninh (thứ 4, từ trái qua) nhận giấy khen của Chủ tịch UBND TP. Pleiku tại hội nghị sơ kết 2 năm thực hiện Kết luận số 01. Ảnh: Phương Dung

Bà Ninh (thứ 4, từ trái qua) nhận giấy khen của Chủ tịch UBND TP. Pleiku tại hội nghị sơ kết 2 năm thực hiện Kết luận số 01. Ảnh: Phương Dung

Tại hội nghị sơ kết 2 năm thực hiện Kết luận số 01-KL/TW ngày 18-5-2021 của Bộ Chính trị khóa XIII do Thành ủy Pleiku tổ chức, bà Trần Thị Thùy Ninh và chị Tống Thị Lan đã được Chủ tịch UBND thành phố tặng giấy khen vì có thành tích xuất sắc trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.

Để giúp đỡ 3 hộ nghèo, 6 hộ cận nghèo trong thôn, bà Ninh tổ chức họp, nêu nhiệm vụ của Chi bộ và phân công đảng viên và các chi hội đoàn thể rà soát, nắm bắt hoàn cảnh, nguyện vọng của từng hộ, từ đó có kế hoạch, giải pháp giúp đỡ thiết thực. Cán bộ thôn trao đổi với cán bộ chính sách xã và Ngân hàng Chính sách Xã hội tạo điều kiện để các hộ thiếu vốn được tiếp cận nguồn vốn vay. Hộ khó khăn về đất sản xuất, việc làm thì thôn tư vấn, hướng dẫn, giới thiệu vào làm công nhân ở khu công nghiệp, xưởng sản xuất, chế biến trên địa bàn.

“Sau khi nghỉ hưu, tôi từng có thời gian làm việc ở Công ty TNHH Olam-Chi nhánh Gia Lai. Vì vậy, tôi đã giới thiệu cho nhiều trường hợp trong thôn vào làm việc tại đây”-bà Ninh chia sẻ.

Đặc biệt, với vai trò “đầu tàu” của bà Ninh, người dân trong thôn tích cực tham gia hưởng ứng các phong trào thi đua tại địa phương, nhất là phong trào chung sức xây dựng nông thôn mới. Trong 2 năm (2020, 2021), người dân trong thôn đã tham gia ngày công và đóng góp trên 378 triệu đồng để làm mới 2.353 m đường, duy tu 700 m đường giao thông nông thôn và củng cố, sửa chữa hội trường thôn; đóng góp trên 42 triệu đồng lắp đặt 17 bóng điện chiếu sáng dọc các tuyến đường. Đến nay, 100% trục đường trên địa bàn thôn đã được bê tông hóa, không còn lầy lội, trơn trượt vào mùa mưa. Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” được người dân hưởng ứng tích cực. Trong 2 năm (2021, 2022), thôn liên tục đạt văn hóa, tỷ lệ hộ gia đình văn hóa hàng năm đạt 98% trở lên.

Trao đổi với P.V, Bí thư Đảng ủy xã Biển Hồ Phan Minh Đức cho hay: Thôn 4 có số lượng đảng viên cũng như dân số đông nhất xã. Dù vậy, với tinh thần trách nhiệm cao, nhiệt tình, gương mẫu, sâu sát cơ sở, đồng chí Ninh đã hoàn thành xuất sắc vai trò Bí thư Chi bộ kiêm Trưởng thôn, được tổ chức đánh giá cao và nhận được sự tin tưởng, ủng hộ của đông đảo cán bộ, người dân.

Có thể bạn quan tâm

Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Trần Minh Sơn trao tặng phần quà của Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh cho người dân, cán bộ thôn Hà Ra, xã Đăk Djrăng, huyện Mang Yang. Ảnh: N.N

Tập hợp, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc

(GLO)- Phát huy truyền thống 94 năm Mặt trận Dân tộc thống nhất Việt Nam-MTTQ Việt Nam (18/11/1930-18/11/2024), Mặt trận các cấp trong tỉnh Gia Lai đã thể hiện vai trò đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của Nhân dân; tập hợp, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc.

Từ kỳ vọng của cử tri đến trách nhiệm đại biểu dân cử - Kỳ cuối: Cần những quyết sách đúng đắn, kịp thời

Từ kỳ vọng của cử tri đến trách nhiệm đại biểu dân cử - Kỳ cuối: Cần những quyết sách đúng đắn, kịp thời

(GLO)- Những năm gần đây, Trung ương và các cấp chính quyền của tỉnh đã quan tâm đầu tư nhiều công trình, dự án chống sạt lở bờ sông, suối. Tuy nhiên, do nguồn ngân sách có hạn nên chưa thể đầu tư rộng khắp, tình trạng sạt lở bờ sông, suối ở một số nơi vẫn xảy ra.

An Khê thắt chặt tình đoàn kết ở khu dân cư

An Khê thắt chặt tình đoàn kết ở khu dân cư

(GLO)- Những ngày qua, không khí rộn ràng của Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc lại lan tỏa khắp các khu dân cư trên địa bàn thị xã An Khê. Ngày hội là dịp để chính quyền địa phương triển khai các công trình ý nghĩa, thắt chặt tình đoàn kết và chung sức xây dựng khu dân cư ngày càng giàu đẹp.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Dương Mah Tiệp dự Ngày hội Đại đoàn kết dân tộc tại huyện Phú Thiện

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Dương Mah Tiệp dự Ngày hội Đại đoàn kết dân tộc tại huyện Phú Thiện

(GLO)- Nhân kỷ niệm 94 năm Ngày Truyền thống MTTQ Việt Nam (18/11/1930- 18/11/2024), sáng 16-11, đồng chí Dương Mah Tiệp- Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai đến dự và chung vui với người dân Tổ Dân phố 8 (thị trấn Phú Thiện, huyện Phú Thiện) trong Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc.

Ông Nguyễn Mạnh Tuân (bìa phải)-Bí thư Chi bộ làng Khôn trao đổi về công tác chuẩn bị đại hội chi bộ với lãnh đạo Đảng ủy xã Ia Mơ. Ảnh: P.D

Làng Khôn gặp khó về công tác cán bộ

(GLO)- Theo kế hoạch, đầu năm 2025, làng Khôn (xã Ia Mơ, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai) sẽ tiến hành bầu trưởng thôn và tổ chức Đại hội Chi bộ lần thứ I, nhiệm kỳ 2025-2027. Tuy nhiên, làng Khôn vẫn còn khó khăn trong công tác cán bộ và phát triển đảng viên.