Những cán bộ phụ nữ sâu sát với cơ sở

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Với việc thường xuyên bám sát cơ sở, nhiệt tình và năng nổ trong công tác, nhiều cán bộ Hội Phụ nữ ở huyện Chư Prông (tỉnh Gia Lai) đã góp phần đưa phong trào phụ nữ phát triển.

1. Nhà ở TP. Pleiku nhưng khi tôi đề cập được phỏng vấn, chị Nguyễn Thị Ánh Hường-Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) xã Ia Băng (huyện Chư Prông) không ngần ngại hẹn gặp vào sáng thứ bảy tại làng Phun Thanh. Lúc tôi đến, chị đang trao tặng bếp đun tiết kiệm năng lượng cho hội viên. Đợt này, toàn xã có 200 hội viên được tặng bếp. Thay vì trao tập trung tại trụ sở UBND xã, chị chọn cách trao tận nhà cho từng hội viên để tiện hướng dẫn cách bảo quản, sử dụng bếp.

Hơn 5 năm đảm nhận chức danh Chủ tịch Hội LHPN xã Ia Băng, chị Hường luôn gương mẫu trong công việc, bám sát cơ sở và triển khai hiệu quả nhiều mô hình, hoạt động. Chị cho biết, mỗi lần có dự án hay chương trình được triển khai tại địa phương, chị đều tranh thủ ngày nghỉ để tuyên truyền, vận động chị em tham gia. Điển hình là thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới, chị cùng các ủy viên Ban Chấp hành mỗi tuần giúp 3 hộ đào hố rác, dọn vệ sinh nhà cửa, làm vườn rau. Cùng với đó, chị huy động hội viên làm hàng rào xanh, 5 con đường hoa dài hơn 3 km; trồng 250 cây hoàng yến tại các khu vực công cộng, 1 tuần/lần dọn dẹp vệ sinh các tuyến đường tự quản. Từ năm 2018 đến nay, chị duy trì hiệu quả mô hình “Mỗi hộ một vườn rau xanh, cây ăn quả” với sự tham gia của 164 hộ ở các làng: Phun Thanh, Bak-Kuao, Klăh-Băng.

Chị Hường (bìa trái) thường xuyên tới tận nhà để vận động chị em hạn chế sinh con thứ 3. Ảnh: Nhật Hào

Chị Hường (bìa trái) thường xuyên tới tận nhà để vận động chị em hạn chế sinh con thứ 3. Ảnh: Nhật Hào

Bà Siu H’Thoan-Chủ tịch Hội LHPN huyện Chư Prông: Những năm qua, chị Phạm Thị Hà và chị Nguyễn Thị Ánh Hường đều nỗ lực trong công tác. Cả 2 chị đều có nhiều sáng tạo trong tập hợp hội viên cũng như triển khai các mô hình, hoạt động thiết thực giúp đỡ chị em phụ nữ phát triển kinh tế.

Không những thế, chị Hường còn sâu sát với cơ sở với những hoạt động nổi bật như: hỗ trợ hội viên tiếp cận các nguồn vốn ưu đãi; phối hợp tổ chức các lớp tập huấn kỹ thuật chăm sóc cây trồng-vật nuôi. Đơn cử, mô hình “Mẹ đỡ đầu” được triển khai theo hình thức các ủy viên Ban Chấp hành Hội LHPN xã cùng các chi hội trưởng đóng góp tiền để giúp đỡ 3 gia đình hội viên nghèo, mỗi gia đình 200 ngàn đồng/tháng. Nhờ vậy, từ năm 2018 đến nay, 5 hội viên đã thoát nghèo. Chị Rơ Lan Lút (làng Bak-Kuao) cho hay: “Nhà mình có 5 đứa con nhưng chỉ có 3 sào cà phê, 2 sào lúa nên cuộc sống rất khó khăn. Năm 2021, mình cho đứa con đầu nghỉ học nhưng chị Hường đến động viên, trao tiền hỗ trợ 200 ngàn đồng/tháng, mình lại có động lực cho con theo học tiếp. Năm 2021, được Hội tạo điều kiện giúp vay 60 triệu đồng từ nguồn vốn ưu đãi của Ngân hàng Chính sách, mình đầu tư phát triển sản xuất. Hiện mình đã trả nợ được 24 triệu đồng”.

Bà Chế Thị Kim Loan-Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy xã Ia Băng-nhận xét: Chị Nguyễn Thị Ánh Hường luôn năng động, nhiệt tình, trách nhiệm trong công tác, đặc biệt là xây dựng nhiều mô hình thiết thực, giúp hội viên cải thiện đời sống. Những kết quả đó đã góp phần quan trọng vào công tác giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới tại địa phương. Chính vì vậy, chị Hường nhiều lần được Hội LHPN các cấp khen thưởng, Hội LHPN xã 4 năm liên tục (2019-2022) được Trung ương Hội tặng bằng khen.

2. 17 năm qua, trong vai trò Chủ tịch Hội LHPN xã Ia Piơr, chị Phạm Thị Hà luôn bám sát cơ sở, đưa phong trào phụ nữ ngày càng phát triển. Chị Hà nhận công tác năm 2006, khi đó cả xã mới có hơn 500 hội viên, chiếm 50% tổng số phụ nữ. Để thu hút phụ nữ vào Hội, chị thường xuyên đến từng nhà để nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của chị em, kết hợp tuyên truyền về quyền lợi khi tham gia tổ chức Hội; đồng thời, tranh thủ sự hỗ trợ của các chi hội trưởng, người có uy tín để tập hợp hội viên. Nhờ đó, đến nay, toàn xã có 1.977 hội viên, chiếm 73% tổng số phụ nữ trong xã.

Cùng với đó, chị Hà còn tích cực triển khai nhiều chương trình, hoạt động nhằm nâng cao đời sống hội viên phụ nữ. Năm 2007, chị vận động tất cả 10 chi hội xây dựng quỹ nội bộ, đến nay đã gây quỹ được hơn 240 triệu đồng, từ đó giúp cho 25 hội viên vay để phát triển kinh tế. “Cuối năm 2022, toàn xã còn 117 hội viên nghèo. Năm 2023, xã phấn đấu giúp 50 hộ thoát nghèo. Trên cơ sở đó, Hội đăng ký giúp 10 hội viên thoát nghèo”-chị Hà thông tin.

Chị Phạm Thị Hà (bìa phải) thường xuyên tuyên truyền, vận động hội viên phụ nữ nâng cao ý thức phòng-chống tảo hôn và chăm lo phát triển kinh tế. Ảnh: Nhật Hào

Chị Phạm Thị Hà (bìa phải) thường xuyên tuyên truyền, vận động hội viên phụ nữ nâng cao ý thức phòng-chống tảo hôn và chăm lo phát triển kinh tế. Ảnh: Nhật Hào

Hàng tháng, chị Hà phối hợp với cán bộ Tư pháp xã đẩy mạnh tuyên truyền tập trung về phòng-chống tảo hôn, xâm hại tình dục đối với trẻ em gái. Năm 2020, chị vận động thành lập Câu lạc bộ “An toàn tuổi hồng”. Chị Đặng Thị Ghển-Chủ nhiệm Câu lạc bộ-cho biết: Câu lạc bộ hiện có 31 thành viên. Ngoài hỗ trợ tài liệu, mỗi quý 1 lần, chị Hà trực tiếp tuyên truyền về hệ lụy, cách phòng-chống tảo hôn, nhận biết nguy cơ bị xâm hại tình dục ở trẻ em gái.

Ngoài ra, chị Hà cũng triển khai nhiều hoạt động thu hút hội viên tham gia như: trồng con đường hoa, làm hàng rào xanh, làm cỏ sân vườn để cải tạo cảnh quan môi trường sạch đẹp; tham gia xây dựng nông thôn mới, phòng-chống vượt biên, đảm bảo an ninh trật tự, an toàn giao thông, mở lớp xóa mù chữ cho hội viên. Với những đóng góp của mình, chị Hà nhiều lần được Hội LHPN tỉnh, UBND huyện, Hội LHPN huyện khen thưởng. Năm 2021, Hội LHPN xã được Trung ương Hội tặng bằng khen, năm 2020 và 2022 được Hội LHPN tỉnh tặng bằng khen.

Có thể bạn quan tâm

Chị Trần Diễm Trinh trong một buổi học vẽ để cân bằng cảm xúc

Cảnh giác với hội chứng trầm cảm cười

(GLO)- Với “lá chắn cảm xúc” dựng nên từ sự vui vẻ, tích cực tham gia các hoạt động tập thể, thậm chí hoàn thành tốt công việc, một số người đã khiến không ít người xung quanh bất ngờ khi biết họ rơi vào rối loạn trầm cảm kéo dài trước đó.

Con trăn gấm trong Công viên Diên Hồng (TP. Pleiku) đã được đưa về Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh để chăm sóc trước khi thả về môi trường tự nhiên. Ảnh: N.D

Chung tay bảo vệ động vật hoang dã nguy cấp, quý hiếm

(GLO)- Thời gian qua, một số tổ chức, cá nhân đã tự nguyện giao nộp nhiều cá thể động vật hoang dã nguy cấp, quý hiếm để các cơ quan chuyên môn chăm sóc trước khi thả về môi trường tự nhiên. Đây là hành động chung tay bảo vệ động vật hoang dã, góp phần bảo tồn loài gắn với đa dạng sinh học.

Ông Ksor Khem (thứ 3 từ trái sang, Bí thư Chi bộ kiêm Trưởng thôn Hiao) phấn khởi chia sẻ với bà con về kết quả xây dựng nông thôn mới tại địa phương. Ảnh: Vũ Chi

Bôn H'Liếp đạt chuẩn nông thôn mới

(GLO)- Bôn H’Liếp (xã Ia Sao) và bôn Hiao (xã Chư Băh) của thị xã Ayun Pa (tỉnh Gia Lai) như bừng lên sức sống mới với những con đường bê tông rộng rãi, rợp bóng cờ. Người dân ai cũng phấn khởi, hân hoan vì sau bao nỗ lực, bôn đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới.

Sẵn sàng ứng phó với hạn hán, cháy rừng

Sẵn sàng ứng phó với hạn hán, cháy rừng

(GLO)- Theo dự báo của cơ quan chuyên môn, mùa khô 2024-2025, nắng nóng kéo dài gây nên các hiện tượng thời tiết cực đoan ảnh hưởng đến sản xuất và nguy cơ cao xảy ra cháy rừng. Liên quan đến vấn đề này, P.V Báo Gia Lai đã có cuộc trao đổi với ông Lưu Trung Nghĩa-Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT.

Đứng về phía người nghèo

Đứng về phía người nghèo

(GLO)- Trong nhiều nhiệm vụ quan trọng đòi hỏi phải hoàn thành trong năm 2025, Trung ương tập trung tháo gỡ kịp thời điểm nghẽn, khó khăn, vướng mắc phát sinh và phát động các phong trào thi đua. 

Mang Yang phát huy vai trò đội ngũ hòa giải viên cơ sở

Mang Yang phát huy vai trò đội ngũ hòa giải viên cơ sở

(GLO)- Bằng uy tín, kinh nghiệm và sự hiểu biết của mình, đội ngũ hòa giải viên ở huyện Mang Yang (tỉnh Gia Lai) đã kịp thời giải quyết nhiều vụ việc mâu thuẫn, tranh chấp phát sinh trong dân, góp phần giữ gìn sự đoàn kết, gắn bó trong cộng đồng và bảo đảm an ninh trật tự tại địa phương.