Những cán bộ Công an xã hết lòng vì dân

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Với tinh thần tận tụy, gần gũi và gắn bó mật thiết với cộng đồng, nhiều cán bộ Công an xã tại Gia Lai đã nhận được sự tin tưởng và quý mến từ người dân, góp phần tô thắm hình ảnh người chiến sĩ Công an trong lòng Nhân dân.

1. Tháng 5-2019, Đại úy Nguyễn Hữu Oai được điều động từ Đội An ninh (Công an huyện Chư Sê) về nhận nhiệm vụ Trưởng Công an xã Bar Măih. Với cương vị mới, Đại úy Oai tích cực bám nắm tình hình để đề ra các giải pháp nhằm đảm bảo an ninh trật tự trên địa bàn.

nhung-can-bo-cong-an-xa-het-long-vi-dan-bg.jpg
Đại úy Nguyễn Hữu Oai tuyên truyền người dân nâng cao ý thức phòng-chống tội phạm, bảo vệ tài sản. Ảnh: R.H

Đại úy Oai kể: Những ngày đầu mới tiếp cận địa bàn, anh nắm bắt được thông tin: Tại làng Tơ Drăh có một hộ gia đình chuyển từ tỉnh Đắk Lắk đến sinh sống và mở quán tạp hóa. Tuy nhiên, nhóm thanh niên trong làng thường xuyên quấy rối, thậm chí phá hoại tài sản và bắt trộm vật nuôi khiến gia đình bất an, lo lắng. Thời điểm đó, lực lượng Công an xã đã nhiều lần xử lý nhưng vi phạm vẫn tái diễn.

Sau khi nhận nhiệm vụ, Đại úy Oai kiên trì áp dụng các biện pháp để thay đổi hành vi của nhóm thanh niên này. “Tôi gọi nhóm thanh niên lên làm việc và phân tích để họ hiểu rõ hành vi sai trái. Kể từ đó, tình trạng gây rối không còn xảy ra. Gia đình này ổn định cuộc sống và không còn lo lắng nữa”-Đại úy Oai chia sẻ.

Với kinh nghiệm dày dặn trong công tác an ninh, Đại úy Oai đã phối hợp với chính quyền địa phương, người có uy tín, chức sắc tôn giáo triển khai các biện pháp để đảm bảo an ninh trật tự địa bàn. Trong đó, chú trọng tuyên truyền, phổ biến pháp luật để người dân cảnh giác trước những hành vi dụ dỗ, lôi kéo của các đối tượng xấu.

Đặc biệt, nhằm góp phần phòng-chống tội phạm, giữ vững an ninh trật tự địa phương, Đại úy Oai đã tham mưu cấp ủy, chính quyền địa phương triển khai một số mô hình như: “Tiếng kẻng an ninh” (2019), “Camera an ninh” (2021).

Năm 2024, anh tiếp tục tham mưu triển khai mô hình “Làng nói không với vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, đồ chơi nguy hiểm và pháo” tại 3 làng: Phăm Klăh, Phăm Ngol, Phăm Kleo Ngol. Mô hình này kết hợp với chương trình đổi mì tôm lấy vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ.

Nhờ đó, tình trạng người dân sử dụng súng tự chế trên địa bàn xã giảm rõ rệt. Theo thống kê, từ năm 2019 đến nay, Công an xã Bar Măih đã vận động, thu hồi được 50 khẩu súng tự chế, góp phần đảm bảo an ninh trật tự tại địa phương.

“Toàn xã có 1.650 hộ với hơn 6.500 khẩu, phần lớn là người Jrai, Bahnar. Để tuyên truyền cho người dân hiểu rõ về pháp luật, tôi phối hợp với người có uy tín gặp gỡ vào sáng sớm khi bà con bắt đầu đi làm hoặc lúc chiều tối khi đi làm về. Đến nay, xã Bar Măih đã thoát khỏi diện địa bàn phức tạp về an ninh trật tự”-Đại úy Oai cho biết.

Với những đóng góp tích cực trong công tác đảm bảo an ninh trật tự, từ năm 2019 đến nay, Đại úy Oai liên tục đạt danh hiệu chiến sĩ tiên tiến. Từ năm 2022 đến nay, Công an xã Bar Măih được Giám đốc Công an tỉnh tặng danh hiệu đơn vị tiên tiến vì có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua “Vì an ninh Tổ quốc”.

2. Ở xã Hà Tây (huyện Chư Păh), Trung tá Trần Hồng Thuấn không chỉ là một cán bộ mẫu mực mà còn là người con, người em, người bạn thân thiết của đồng bào Bahnar.

2hok.jpg
Trung tá Trần Hồng Thuấn trao đổi công tác đảm bảo an ninh trật tự với già làng Kon Sơ Lăl (xã Hà Tây). Ảnh: R.H

Tháng 1-2020, Trung tá Thuấn được chuyển từ Đội Tham mưu (Công an huyện Chư Păh) về công tác và đảm nhận chức Phó Trưởng Công an xã Hà Tây.

Xã Hà Tây hiện có trên 1.100 hộ với trên 6.200 khẩu, phần lớn là người Bahnar và theo đạo Công giáo. Những ngày đầu nhận nhiệm vụ, Trung tá Thuấn gặp nhiều trở ngại, nhất là vấn đề phong tục tập quán, nếp sống sinh hoạt và ngôn ngữ. Do không biết tiếng Bahnar, anh phối hợp với các già làng, chức sắc tôn giáo để chuyển tải thông tin pháp luật.

Thay vì chỉ tiếp xúc tuyên truyền trong các cuộc họp dân, anh tranh thủ những buổi chiều cuối tuần đến thăm từng gia đình để nắm bắt tâm tư, tình cảm và chia sẻ khó khăn với bà con.

“Tôi ở địa bàn nhiều hơn ở nhà. Đối với tôi, làm công tác đảm bảo an ninh trật tự thì phải coi trọng xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cho người dân. Khi phát hiện những vụ việc mâu thuẫn nhỏ từ cơ sở thì giải quyết dứt điểm, không để kéo dài”-Trung tá Thuấn chia sẻ kinh nghiệm.

Ông Khyơn-Trưởng thôn Kon Sơ Lăl-nhận xét: Từ khi nhận nhiệm vụ, Trung tá Thuấn cùng cán bộ thôn tổ chức hàng loạt buổi tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật cho bà con.

Trước đây, tình hình an ninh trật tự ở địa phương phức tạp. Từ khi có Công an chính quy về làm nhiệm vụ, tình trạng thanh-thiếu niên đánh nhau, trộm cắp tài sản và vi phạm trật tự an toàn giao thông không còn nữa. Trung tá Thuấn luôn nhiệt tình, gần gũi với bà con nên ai nấy đều quý mến.

Từ năm 2020 đến nay, Trung tá Thuấn đã tham mưu Đảng ủy, UBND xã triển khai xây dựng 7 mô hình về đảm bảo an ninh trật tự ở cơ sở và đều phát huy hiệu quả. Với kết quả này, xã Hà Tây trở thành điểm sáng về an ninh trật tự. Năm 2024, xã Hà Tây được Bộ trưởng Bộ Công an tặng bằng khen vì có thành tích xuất sắc trong phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc vùng đồng bào dân tộc thiểu số khu vực Tây Nguyên giai đoạn 2018-2024.

Có thể bạn quan tâm

“Kiến trúc sư” buôn làng

“Kiến trúc sư” buôn làng

(GLO)- Nhà sàn là kiến trúc đặc trưng của người Jrai. Để xây dựng một ngôi nhà sàn truyền thống thì không thể không nhắc đến những “kiến trúc sư” của buôn làng.

“Sống để kể lại” (*)

“Sống để kể lại” (*)

(GLO)- Giữa câu chuyện dài về chiến tranh, 2 cựu chiến binh Hà Xuân Nhắc và Nguyễn Minh Tân vẫn chưa thôi kinh ngạc mình có thể sống, có thể vượt qua bom đạn dày đặc như đan lưới. Tôi thì lại nghĩ, số phận đã định cho họ một sứ mệnh: Sống để kể lại một phần đời không thể tách rời với ký ức dân tộc.

Bình dị ngày Tết ở làng

Bình dị ngày Tết ở làng

(GLO)- Không rộn ràng, tấp nập, mùng 3 Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 ở các làng đồng bào dân tộc thiểu số thuộc xã Ia Băng (huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai) nhẹ nhàng, bình dị song vẫn đong đầy yêu thương.

Chuyện chưa kể về du kích Puih Glớ

Chuyện chưa kể về du kích Puih Glớ

(GLO)- Qua lời kể của Đại tá Phan Anh Tuấn-nguyên Phó Chỉ huy trưởng về Chính trị Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Gia Lai-Kon Tum, nguyên Chủ tịch Hội Cựu chiến binh tỉnh Gia Lai, chúng ta hiểu thêm về chiến công của du kích Puih Glớ, người đã hạ máy bay Mỹ trong thời kỳ chiến tranh.

Lệ Mật - làng 'cầm tinh' con rắn

Lệ Mật - làng 'cầm tinh' con rắn

Ở nước ta, không ít làng quê nuôi rắn hay chế biến thịt rắn. Nhưng với sự tích gắn với con rắn và cách chế biến các món ăn từ loài rắn thì làng Lệ Mật có nét độc đáo riêng không lẫn với bất kỳ đâu.

Mưu sinh ngày cuối năm

Mưu sinh ngày cuối năm

(GLO)- Chiều cuối năm, khi hầu hết mọi người quây quần bên gia đình chuẩn bị đón thời khắc Giao thừa thì vẫn còn nhiều người đang miệt mài mưu sinh để nhặt nhạnh thêm thu nhập lo Tết cho gia đình.

Những món quà Xuân ấm lòng người dân vùng khó

Những món quà Xuân ấm lòng người dân vùng khó

(GLO)- Ngày cận Tết, giữa tiết trời se lạnh, người dân vùng khó tỉnh Gia Lai được sưởi ấm hơn khi đón nhận những phần quà từ các doanh nghiệp, nhà hảo tâm. Đây là việc làm ý nghĩa, phát huy truyền thống “tương thân tương ái” của dân tộc, góp phần giúp dân làng đón Tết cổ truyền thêm ấm áp.

Công nhân Công ty 72 thu hoạch mủ cao su. Ảnh: T.T

Ân tình 72

(GLO)- Hơn 50 năm qua, các thế hệ cán bộ, chiến sĩ, người lao động của Công ty TNHH một thành viên 72 (Binh đoàn 15) đã biến vùng đất cằn cỗi, hoang hóa trở thành nơi bạt ngàn cao su, cà phê, chung tay góp sức giúp người dân miền biên viễn gầy dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc.

Ngôi nhà chung của những người đam mê bonsai

Ngôi nhà chung của những người đam mê bonsai

(GLO)- Vừa qua, Câu lạc bộ (CLB) Bonsai cây cảnh nghệ thuật Gia Lai được thành lập theo Quyết định số 681/QĐ-UBND ngày 7-11-2024 của UBND tỉnh. Đây được xem là “ngôi nhà chung” của những người đam mê loại hình nghệ thuật bonsai.