Nhớ lần lấy mật ong rừng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(GLO)- Tầm khoảng tháng tư, tháng năm (âm lịch) là mùa mật ong ở Tây Nguyên. Hàng năm, đồng bào Bahnar, Jrai ở các buôn làng sống gần rừng đi thu hoạch mật ong và các nguồn lâm sản khác đem bán để có thêm thu nhập, cải thiện cuộc sống.

Vào thập niên 80 của thế kỷ trước, tôi thường về công tác tại xã Sơn Lang, huyện Kbang. Một lần, tôi theo người anh kết nghĩa đi lấy mật ong rừng. Đó là một buổi sáng, khi mặt trời vừa hửng trên ngọn núi, sương đêm còn đọng giọt trên cành cây. Anh Đinh Mah đã chuẩn bị sẵn gùi, dây thừng, tấm ni lông, búa, đinh và cây sáp ong bằng ngón tay dài chừng vài gang tay. Đoàn chúng tôi gồm 4 người. Con đường mòn ngoằn ngoèo xuyên qua nương rẫy đến khu rừng già. Anh Mah đi trước dẫn đường, vừa đi vừa kể chuyện. Theo anh Mah, khi thấy cây rừng nào có tổ ong, chỉ cần vạt mảnh vỏ của thân cây rồi gắn vào đó một đoạn cây ngang hình dấu cộng là người khác biết, sẽ không xâm phạm.

Ảnh minh họa: Thiên Di

Ảnh minh họa: Thiên Di

Đi khoảng vài giờ, trước mắt tôi là một cây lớn tầm vài người ôm, cao thẳng đứng, xòe tán sum suê, 1 cành chìa ra, treo thõng xuống 1 tổ ong lớn chừng 2 chiếc chiếu trải. Ong bám dày bao quanh tổ. Anh Mah chậm rãi lấy tấm ni lông lót vào 2 chiếc gùi rồi dạo quanh đó cắt lá lau khô làm đuốc. Khi bó tròn cây đuốc, anh lấy cây sáp ong bỏ vào giữa và cột chặt lại, cắm cán đuốc bằng một đoạn cây le khoảng vài mét.

Một lát sau, chừng mười đoạn tre già to bằng cổ tay, chừa cành chìa ra khoảng gang rưỡi tay đã được để gần đó. Sau đó, anh Mah bắt đầu đóng đinh vào những đoạn tre dính vào thân cây lớn như một chiếc thang và từng bước leo lên cây. Đóng hết cây, vợ anh lại cột cây khác vào sợi dây thừng buộc một đầu vào cổ chân anh để kéo lên. Cứ như vậy, anh leo dần đến chạc ba của cây lớn thì ngồi lại. Vợ anh châm lửa cây đuốc cột vào dây ra hiệu anh kéo lên. Anh đưa cây đuốc vào hướng đầu gió, quơ qua quơ lại về phía đàn ong. Đến khi cây đuốc vừa tàn thì đàn ong cũng bay hết để lộ chiếc tổ ong rỉ mật vàng ươm.

Hai chiếc gùi và dao cắt bánh mật bằng gỗ cũng được anh Mah kéo lên cột chặt vào nhánh cây dưới đáy tổ ong. Anh nằm dọc thân cây, chìa dao ra cắt. Phần dưới đáy tổ là sáp và ong non, phần trên sát với thân cây là mật. Anh chọn cắt phần ong non ra nhiều bánh để rơi tự do xuống đất. Đến phần cắt bánh mật, anh thận trọng treo chiếc gùi hứng gần bánh, khi cắt sẽ rơi đúng vào miệng gùi, cắt tới đâu anh di chuyển gùi đến đó. Khi đầy gùi, anh tháo dây buộc và thả từ từ xuống đất. Cuối cùng tổ ong được anh lấy hết và anh cũng xuống đất một cách nhẹ nhàng qua những nấc thang mắt tre.

Trời gần trưa nhưng dưới tán cây rừng vẫn mát rười rượi. Anh chị và đứa con xới cơm ra lá để ăn, còn tôi chỉ muốn thưởng thức món mật ong. Anh biết ý bèn bẻ một miếng có nhiều ong non và một miếng có nhiều mật đặt lên chiếc lá rừng to rồi giục: “Em ăn đi, ngon lắm đó!”. Tôi háo hức cắn ngay bánh mật, vị ngọt thanh lan tỏa.

Mặt trời nghiêng về hướng Tây. Chúng tôi trở lại nhà, vợ chồng anh Mah bắt đầu vắt mật. Dụng cụ là tấm vải mùng và chiếc nồi đồng lớn để hứng. Phần mật anh đựng vào ghè lớn, ước chừng vài chục lít, phần sữa ong non và phấn hoa anh đựng vào chai. Sáp vắt xong được bỏ vào nồi nấu, gạn bỏ xác, lược lại bằng tấm vải rồi đổ vào các chén đồng để dành lăn thành chiếc đèn sáp.

Bây giờ, khi ngồi viết những dòng này, tôi lại ao ước mình có thêm một lần cùng gia đình anh Mah vào rừng để được thưởng thức hương vị của thiên nhiên rừng núi.

Có thể bạn quan tâm

Phòng tránh đuối nước ngày hè

Phòng tránh đuối nước ngày hè

(GLO)- Chỉ còn khoảng 1 tuần nữa, các em học sinh sẽ bước vào kỳ nghỉ hè. Ngay từ lúc này, nhiều bậc phụ huynh đã rục rịch lên kế hoạch để con em có những ngày hè vui chơi bổ ích.
Công an tỉnh Gia Lai tăng tốc triển khai Đề án 06

Công an tỉnh Gia Lai tăng tốc triển khai Đề án 06

(GLO)- Công an tỉnh Gia Lai là cơ quan Thường trực của Ban Chỉ đạo Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030 (Đề án 06) của tỉnh.
Gia Lai: Nước ngầm suy giảm mạnh vì hạn hán kéo dài

Gia Lai: Nước ngầm suy giảm mạnh vì hạn hán kéo dài

(GLO)- Ông Huỳnh Trọng Quang-Chủ tịch UBND xã Nghĩa Hưng (huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) cho hay: “Tuy đã có vài cơn mưa đầu mùa nhưng nước trong ao hồ vẫn cạn dần, nước ngầm suy giảm nhanh. Chính quyền vận động bà con nạo vét ao hồ, chia sẻ và sử dụng nước tưới tiết kiệm”.
Gia Lai hướng đến mục tiêu bảo hiểm y tế toàn dân

Gia Lai hướng đến mục tiêu bảo hiểm y tế toàn dân

(GLO)- Sau 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW của Ban Bí thư về đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới, tỷ lệ người dân tham gia BHYT trên địa bàn tỉnh Gia Lai tăng lên đáng kể. Nếu năm 2009, tỷ lệ bao phủ BHYT/dân số chỉ đạt 69,36% thì năm 2023, tỷ lệ này đã tăng lên 91%.
Trao 27 suất quà cho đoàn viên, người lao động mắc bệnh hiểm nghèo ở huyện Đức Cơ và TP. Pleiku

Trao 27 suất quà cho đoàn viên, người lao động mắc bệnh hiểm nghèo ở huyện Đức Cơ và TP. Pleiku

(GLO)- Ngày 15-5, bà Nguyễn Thị Thanh Thủy-Phó Chủ tịch Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh Gia Lai cùng đại diện các Ban của LĐLĐ tỉnh thăm và tặng quà 6 đoàn viên, người lao động bị bệnh hiểm nghèo, hoàn cảnh đặc biệt khó khăn tại huyện Đức Cơ, mỗi phần quà trị giá 1 triệu đồng.
An Khê lan tỏa phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc

An Khê lan tỏa phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc

(GLO)- Những năm qua, phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc tại thị xã An Khê (tỉnh Gia Lai) lan tỏa mạnh mẽ, huy động được sức mạnh tổng hợp của toàn xã hội chung tay phòng ngừa, đấu tranh trấn áp tội phạm, góp phần giữ gìn an ninh trật tự (ANTT) trên địa bàn.