Nhân rộng 4 mô hình hiệu quả của dự án phát triển trẻ thơ toàn diện

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Nhằm giúp trẻ em toàn tỉnh, đặc biệt là trẻ em người đồng bào dân tộc thiểu số, được quan tâm, chăm sóc, giáo dục, bảo vệ từ khi còn trong bụng mẹ đến 8 tuổi, để trẻ được phát triển toàn diện, Ủy ban nhân dân tỉnh vừa ban hành Kế hoạch số 245/KH-UBND về việc duy trì và nhân rộng các mô hình hiệu quả của dự án phát triển trẻ thơ toàn diện cho giai đoạn 2023-2026.

Theo đó, có 4 mô hình đã triển khai có hiệu quả trong giai đoạn 2017-2021 sẽ được tỉnh duy trì, nhân rộng, gồm: mô hình y tế và dinh dưỡng (với các nội dung: quản lý điều trị suy dinh dưỡng cấp tính nặng ở trẻ em; gói can thiệp dinh dưỡng cơ bản; chăm sóc thiết yếu cho bà mẹ và trẻ sơ sinh); mô hình thư viện thân thiện dựa vào cộng đồng trong trường mầm non; mô hình hỗ trợ duy trì vận hành hệ thống bảo vệ trẻ em dựa vào cộng đồng; mô hình câu lạc bộ dinh dưỡng. Nguồn kinh phí thực hiện lấy từ nguồn các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025 và các chương trình, dự án, đề án khác có liên quan (có cùng mục tiêu, nhiệm vụ, đối tượng thực hiện).

Lớp tập huấn chăm sóc trẻ em cho bố mẹ thuộc Dự án phát triển trẻ thơ toàn diện. Ảnh: H.D
Lớp tập huấn chăm sóc trẻ em cho bố mẹ thuộc Dự án phát triển trẻ thơ toàn diện. Ảnh: H.D

Ủy ban nhân dân tỉnh giao Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ động phối hợp với UNICEF Việt Nam hỗ trợ về kinh phí cho các hoạt động duy trì và mở rộng mô hình có hiệu quả của kế hoạch; tổ chức kiểm tra giám sát các hoạt động của dự án trên địa bàn các xã và nhân rộng mô hình ra các xã còn lại trên địa bàn các huyện Krông Pa, Kbang, Mang Yang, Kông Chro (trong giai đoạn 2017-2021, các mô hình đã triển khai tại 9 xã thuộc 3 huyện Kbang, Mang Yang và Krông Pa). Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu Sở Y tế phối hợp tổ chức hướng dẫn triển khai các hoạt động của dự án thuộc lĩnh vực y tế; Sở Lao động-Thương binh và Xã hội phối hợp tổ chức hướng dẫn triển khai các hoạt động của dự án thuộc lĩnh vực bảo vệ trẻ em; Sở Giáo dục và Đào tạo phối hợp tổ chức hướng dẫn triển khai các hoạt động của dự án thuộc lĩnh vực giáo dục...

Ủy ban nhân dân tỉnh yêu UBND các huyện, thị xã, thành phố căn cứ vào tình hình thực tế của địa phương chủ động xây dựng kế hoạch và chỉ đạo triển khai mô hình, đánh giá, nhân rộng mô hình tại địa phương; chủ động cân đối, bố trí dự toán ngân sách địa phương; huy động các nguồn lực xã hội và lồng ghép các nguồn vốn từ các chương trình, dự án, đề án khác có liên quan tại địa phương.

Có thể bạn quan tâm

Pleiku tập trung các nguồn lực góp phần giảm nghèo

Pleiku tập trung các nguồn lực góp phần giảm nghèo

(GLO)- Nhờ tích cực hỗ trợ về sinh kế, xây dựng nhà ở và các chương trình hỗ trợ thiết thực khác đến cuối năm 2024, tỷ lệ hộ nghèo của thành phố Pleiku giảm còn 0,12%, vượt 0,04% so với chỉ tiêu giảm nghèo năm 2024 mà UBND tỉnh giao (kế hoạch giao 0,16%).

Sau khi được hỗ trợ làm nhà, gia đình anh Đàm Văn Kim (thôn 4, xã Ia Vê) yên tâm phát triển kinh tế và đã thoát nghèo. Ảnh: L.N

Chư Prông hỗ trợ hộ nghèo an cư

(GLO)- Triển khai Dự án 1 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021-2025, huyện Chư Prông (tỉnh Gia Lai) đã xây dựng hàng trăm căn nhà giúp hộ nghèo “an cư lạc nghiệp”.

Gia Lai rộn ràng mùa thu hoạch cà phê

Gia Lai rộn ràng mùa thu hoạch cà phê

(GLO)- Thời điểm này, nông dân các huyện phía Tây tỉnh Gia Lai đang nhộn nhịp thu hoạch cà phê niên vụ 2024-2025. Đây cũng là lúc hàng ngàn người lao động từ khắp nơi trong và ngoài tỉnh đổ về các địa phương nhận khoán vườn cây cùng thu hái để kiếm thêm thu nhập, chuẩn bị cho một cái Tết đủ đầy.

Xã Gào đẩy mạnh truyền thông giảm nghèo

Xã Gào đẩy mạnh truyền thông giảm nghèo

(GLO)- Bên cạnh phát huy hiệu quả các nguồn lực của Nhà nước, thời gian qua, xã Gào (TP. Pleiku) đã đẩy mạnh công tác truyền thông giảm nghèo bằng nhiều hình thức. Qua đó, góp phần thay đổi nếp nghĩ, cách làm, nâng cao thu nhập của người dân và giảm nghèo bền vững.