Người liệt sĩ ấy vẫn yên nghỉ bên suối Hội Phú

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Sau ngày đất nước thống nhất (1975), mợ tôi-bà Phạm Thị Thơm (SN 1937) cùng con trai Khổng Xuân Phương (xã Cát Khánh, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định) đã lặn lội khắp Pleiku để tìm mộ chồng, cha là liệt sĩ Khổng Tố, hy sinh năm 1968. Suốt 55 năm qua, mợ Thơm vẫn canh cánh trong lòng và luôn hy vọng một ngày nào đó sẽ có được thông tin về nơi chôn cất người chồng trân quý-một trong những cán bộ quân y quân Giải phóng năm xưa.

Mợ tôi tâm sự: “Khi hòa bình lập lại, mẹ con mợ cũng vừa ra khỏi Nhà lao Pleiku và Nhà lao Quy Nhơn và biết tin cậu con hy sinh trên mảnh đất Pleiku trong Tết Mậu Thân 1968. Mợ đã đi khắp nơi, gặp những đồng đội cũ để tìm phần mộ của cậu con. Nhưng bao năm qua, mợ và em Phương vẫn như mò kim đáy bể”. Mợ tôi kể, ngày ấy, chỉ có nguồn tin duy nhất mà cán bộ và người dân địa phương cho biết là, hầu hết bộ đội ta hy sinh trong Tết Mậu Thân ở thị xã Pleiku đã bị địch đưa về Hội Phú chôn trong một hố chôn tập thể.

Sau này, chính quyền và người dân địa phương đã xây dựng Đền tưởng niệm liệt sĩ Hội Phú (đường Nguyễn Viết Xuân, phường Hội Phú, TP. Pleiku). Năm 2007, Đền tưởng niệm liệt sĩ Hội Phú được UBND tỉnh công nhận là di tích lịch sử cấp tỉnh. Trong số 200 liệt sĩ yên nghỉ tại nơi này có tên liệt sĩ Khổng Tố. Mợ Thơm tin rằng, chồng mình cũng đã nằm lại cùng đồng đội ở ngôi mộ chung Hội Phú. Và năm nào cũng vậy, cứ có dịp lên Pleiku, mợ và em tôi đều đến Đền tưởng niệm liệt sĩ Hội Phú thắp hương tưởng niệm.

Khu vực suối Hội Phú (TP. Pleiku) hôm nay. Ảnh: Đ.T

Khu vực suối Hội Phú (TP. Pleiku) hôm nay. Ảnh: Đ.T

Tuy nhiên, tình cờ một lần trong buổi gặp mặt những cán bộ và thân nhân thuộc số cán bộ ở lại sau năm 1954 do Tỉnh ủy Gia Lai tổ chức, mợ Thơm đã gặp một đồng đội cũ của chồng (quê ở An Khê) và ông ấy cho biết đã trực tiếp chứng kiến sự hy sinh của liệt sĩ Khổng Tố. Biết tôi lúc đó đang làm việc tại Báo Gia Lai, mợ Thơm kể lại câu chuyện này với mong muốn tôi có thể giúp mợ tìm được thông tin về cậu Khổng Tố.

Câu chuyện mợ kể theo lời đồng đội của chồng có đoạn: “Đêm 30 Tết Mậu Thân, các cánh quân của ta đã dũng mãnh từ các ngả tấn công vào thị xã Pleiku và gặp phải hỏa lực rất mạnh của địch chống trả quyết liệt. Chúng tôi (đồng đội cũ của liệt sĩ Khổng Tố-N.V), trong đó có đồng chí Khổng Tố men theo suối Hội Phú tiến vào nội đô nhưng đến nửa đường thì địch thả pháo sáng dẫn đường cho trực thăng Mỹ bắn vào đội hình quân ta. Nhiều đồng đội bị thương vong, anh Khổng Tố bị thương nặng. Trong đêm tối, tôi cõng đồng chí Tố vượt suối rồi trườn qua một cái dốc thì lúc này đồng chí ấy đã hy sinh rồi… Tôi đưa đồng chí Tố vào một khu vườn trồng khoai mì của dân và đào vội một cái hố để chôn tạm đồng đội mình mà không kịp đánh dấu. Bấy giờ, súng vẫn nổ liên hồi, máy bay giặc quần thảo khắp nơi, tôi tiếp tục lên đường để tìm đơn vị mình đang chiến đấu. Sau ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, tôi có trở lại Pleiku và lần theo suối Hội Phú để xác định vị trí, nơi mình chôn cất đồng đội năm ấy. Nhưng hiện trạng đã thay đổi quá nhiều; nhà dân mọc lên san sát nên tôi không xác định được vị trí cũ. Tôi có hỏi thăm dân địa phương nhưng không có thông tin gì mới liên quan đến đồng chí Tố”.

Từ thông tin này, mợ Thơm tin rằng, chồng mợ không nằm trong ngôi mộ chung Hội Phú mà có lẽ hài cốt ông nằm đâu đó bên bờ suối Hội Phú như lời kể của đồng đội. Đi dò la khắp nơi, mợ tôi lên xuống Pleiku như con thoi trong một thời gian dài nhưng đành bất lực.

Tôi cũng giúp mợ đăng tin trên báo, gặp gỡ các cán bộ lão thành cách mạng như ông Hồ Miên-thủ trưởng cũ của cậu tôi thuộc Đội Vũ trang tuyên truyền thời chống Pháp ở Đak Đoa để tìm hiểu nhưng việc tìm thấy mộ liệt sĩ thì vẫn mờ mịt. Cuối cùng, mợ Thơm đã tìm đến giải pháp tâm linh với nhà ngoại cảm. Họ cũng chỉ đưa ra một sơ đồ chung chung là: Hài cốt cậu tôi nằm trên sườn đồi gần con suối với khu nhà dân được xây theo hình chữ L. Mợ tôi đã đi tìm theo sự chỉ dẫn, nhưng rồi cũng như lội vào rừng gai… Có lần mợ định dẫn nhà ngoại cảm đến TP. Pleiku để tìm mộ, nhưng con trai không đồng tình và không tin vào điều này nên mọi việc đã dừng lại.

Khi tôi đã về hưu, một ngày, tôi nhận được thư của Đại tá Phan Anh Tuấn-người trực tiếp tham gia Chiến dịch Mậu Thân ở Pleiku, mời vợ chồng tôi lên nhà riêng để trao đổi thông tin về liệt sĩ Khổng Tố. Chúng tôi mừng thầm là sẽ có được tin mới về trường hợp của cậu vợ. Nhưng lúc bấy giờ, chúng tôi cũng chỉ được biết thêm thông tin về nhiệm vụ của cậu tôi là quân y sĩ được phân công trong Chiến dịch Mậu Thân là Đội trưởng Đội phẫu thuật tiền phương với nhiệm vụ là theo sát các cánh quân để cứu chữa thương-bệnh binh trong chiến dịch. Không may, từ những loạt đạn đầu của địch, cậu tôi đã vĩnh viễn nằm lại với mảnh đất Pleiku.

Vậy nên đến nay, mợ Thơm tin rằng, chồng mình từ lâu đã hóa thân vào lòng đất bazan Pleiku, nơi mà ông đã kinh qua 2 cuộc kháng chiến trường kỳ của dân tộc với niềm tin vào thắng lợi cuối cùng.

Có thể bạn quan tâm

Quang cảnh hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện Dự án 8 tại huyện Ia Pa. Ảnh: Vũ Chi

Ia Pa sơ kết 3 năm triển khai Dự án 8

(GLO)- Sáng 10-12, Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) huyện Ia Pa (tỉnh Gia Lai) tiến hành sơ kết 3 năm thực hiện dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” giai đoạn 2021-2024.

Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện hỗ trợ bò sinh sản cho hộ nghèo ở làng Bua, xã Ia Pnôn. Ảnh: V.H

Đức Cơ quan tâm tạo sinh kế cho hộ nghèo

(GLO)- Cuối năm 2023, tỷ lệ hộ nghèo của huyện Đức Cơ (tỉnh Gia Lai) chiếm 10,19%. Nhưng đến nay, tỷ lệ hộ nghèo của huyện giảm xuống còn 7,92%. Để có được kết quả này, huyện đã triển khai nhiều giải pháp cụ thể, đặc biệt là tạo sinh kế giúp hộ nghèo chủ động vươn lên trong cuộc sống.

Pleiku tập trung các nguồn lực góp phần giảm nghèo

Pleiku tập trung các nguồn lực góp phần giảm nghèo

(GLO)- Nhờ tích cực hỗ trợ về sinh kế, xây dựng nhà ở và các chương trình hỗ trợ thiết thực khác đến cuối năm 2024, tỷ lệ hộ nghèo của thành phố Pleiku giảm còn 0,12%, vượt 0,04% so với chỉ tiêu giảm nghèo năm 2024 mà UBND tỉnh giao (kế hoạch giao 0,16%).

Đoàn giám sát HĐND tỉnh làm việc tại huyện Kbang về “việc cấp giấy CNQSDĐ cho các đối tượng được hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi. Ảnh: Lê Nam

Kbang thực hiện cấp giấy CNQSDĐ cho 11/68 hộ được hỗ trợ nhà ở

(GLO)- Sáng 4-12, Đoàn giám sát HĐND tỉnh Gia Lai do bà Đinh Ly An-Trưởng Ban Dân tộc làm trưởng đoàn đã giám sát tại huyện Kbang về “việc cấp giấy CNQSDĐ cho các đối tượng được hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi”.

An Khê chủ động phòng ngừa cháy nổ tại chợ

Phòng ngừa cháy nổ tại các chợ An Khê

(GLO)- Thị xã An Khê (tỉnh Gia Lai) có 12 chợ truyền thống. Thời điểm này, cùng với đẩy mạnh tuyên truyền, các ban quản lý chợ, chính quyền địa phương, lực lượng Công an chủ động triển khai đồng bộ các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn cháy nổ.

Khởi sắc những vùng quê nông thôn mới

Khởi sắc những vùng quê nông thôn mới

(GLO)-Với việc huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc tuyên truyền, huy động nguồn lực thực hiện, đến nay, nhiều xã trên địa bàn tỉnh đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới. Bên cạnh diện mạo nông thôn ngày càng khởi sắc, đời sống của người dân tại các xã nông thôn mới cũng được nâng lên rõ rệt.

Xã Gào đẩy mạnh truyền thông giảm nghèo

Xã Gào đẩy mạnh truyền thông giảm nghèo

(GLO)- Bên cạnh phát huy hiệu quả các nguồn lực của Nhà nước, thời gian qua, xã Gào (TP. Pleiku) đã đẩy mạnh công tác truyền thông giảm nghèo bằng nhiều hình thức. Qua đó, góp phần thay đổi nếp nghĩ, cách làm, nâng cao thu nhập của người dân và giảm nghèo bền vững.