Tháng 7 ở Nghĩa trang Liệt sĩ huyện Đak Đoa

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Tháng 7 là tháng tưởng nhớ, khắc ghi công ơn trời biển và tri ân các anh hùng, thương binh, liệt sĩ đã hy sinh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Hòa vào không khí thiêng liêng đó, nhiều người đã đến Nghĩa trang Liệt sĩ huyện Đak Đoa dâng hoa, dâng hương, tưởng niệm anh linh các anh hùng, liệt sĩ.

Nghĩa trang Liệt sĩ huyện Đak Đoa thuộc địa phận thôn 2, xã Tân Bình. Toàn bộ các hạng mục công trình nghĩa trang đều được xây dựng kiên cố, có nhà tiếp khách, nhà bảo vệ, cổng, tường rào, đường đi nội bộ và hệ thống điện nước, cây xanh, thảm cỏ xanh-sạch-đẹp. Trong khuôn viên nghĩa trang có đài tưởng niệm uy nghi, sân hành lễ, nhà tưởng niệm, nhà bia ghi tên liệt sĩ, tháp chuông, 5 khu mộ liệt sĩ.

Trong nghĩa trang hiện có 683 ngôi mộ liệt sĩ, trong đó khoảng 40% chưa xác định được danh tính. Ngôi mộ nào cũng được ốp đá cẩn thận; kích thước, bình hoa, đồ sứ cắm hương và trang trí như nhau. Các ngôi mộ liệt sĩ xác định được tên tuổi đều được khắc ghi rõ họ tên, năm sinh, quê quán, đơn vị, ngày tháng năm hy sinh. Phần lớn liệt sĩ quê ở các tỉnh miền Trung, trong đó Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Nam, Hà Tĩnh, Quảng Ngãi, Bình Định là những địa phương có nhiều liệt sĩ yên nghỉ ở đây nhất.

Ông Nguyễn Văn Châu-quản trang Nghĩa trang Liệt sĩ huyện Đak Đoa đang chăm sóc khuôn viên nghĩa trang. Ảnh: Hoàng Cư

Ông Nguyễn Văn Châu-quản trang Nghĩa trang Liệt sĩ huyện Đak Đoa đang chăm sóc khuôn viên nghĩa trang. Ảnh: Hoàng Cư

Bà Trần Thị Thanh Thúy (thôn Cây Điệp, xã Kdang, huyện Đak Đoa) cho biết: “Tôi có người thân là chiến sĩ quân tình nguyện Việt Nam hy sinh tại Campuchia đang yên nghỉ trong Nghĩa trang này. Tôi và những người thân thường xuyên vào nghĩa trang thăm viếng các liệt sĩ. Tôi cũng như mọi người đều cảm thấy ấm lòng vì nghĩa trang được xây dựng tôn nghiêm, xứng đáng là nơi yên nghỉ vĩnh hằng của các liệt sĩ”.

Ông Nguyễn Văn Châu-quản trang-thông tin: "Nghĩa trang được xây dựng sau ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Qua nhiều lần trùng tu, tôn tạo, nâng cấp, nghĩa trang thêm quy mô, khang trang. Vào ngày lễ, Tết, ngày Thương binh Liệt sĩ hàng năm, cán bộ các cấp, thân nhân các gia đình liệt sĩ, Nhân dân đến thăm viếng rất đông. Chúng tôi có nhiệm vụ bảo vệ, vệ sinh, chăm sóc phần mộ, cây xanh, giữ cho nghĩa trang linh thiêng, ấm cúng".

Nghĩa trang liệt sĩ là công trình đền ơn đáp nghĩa, thể hiện sự thành kính, tri ân sâu sắc của Đảng, Nhà nước, các tổ chức và Nhân dân các dân tộc đối với anh hùng, liệt sĩ. Ý thức được tầm quan trọng đặc biệt đó, cũng như thấu triệt đạo lý uống nước nhớ nguồn của dân tộc, cấp ủy, chính quyền và các tổ chức đoàn thể, xã hội các cấp luôn quan tâm chăm sóc chu đáo nghĩa trang, đáp ứng nguyện vọng chính đáng của mọi người, nhất là thân nhân, đồng chí, đồng đội của các liệt sĩ.

Ông Đặng Phan Chung-Phó Giám đốc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội-cho biết: “Các công trình ghi công liệt sĩ trong tỉnh nói chung, Nghĩa trang Liệt sĩ huyện Đak Đoa nói riêng là công trình tôn vinh sự hy sinh to lớn của các liệt sĩ, thể hiện ý nghĩa đạo lý uống nước nhớ nguồn. Qua công tác kiểm tra của Sở thì các công trình ghi công liệt sĩ đều thực hiện đúng chức năng, quy định, người dân trong nước cũng như nước ngoài thường đến thăm viếng, tưởng nhớ, tri ân các anh hùng, liệt sĩ đã hy sinh xương máu cho quê hương đất nước”.

Có thể bạn quan tâm

Gia đình chị Rơ Châm Khi (làng Krăi) được UBND thị trấn Phú Hòa hỗ trợ 1 con bò giống để làm sinh kế vươn lên thoát nghèo. Ảnh: Đ.Y

Phú Hòa: Người dân thoát nghèo nhờ tiếp cận thông tin

(GLO)- Nhằm hỗ trợ người dân tiếp cận thông tin, hướng đến giảm nghèo bền vững, thị trấn Phú Hòa (huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) đã đa dạng các hình thức tuyên truyền, đặc biệt là các chính sách hỗ trợ, thị trường và kỹ năng cần thiết góp phần nâng cao năng suất lao động.

Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện hỗ trợ bò sinh sản cho hộ nghèo ở làng Bua, xã Ia Pnôn. Ảnh: V.H

Đức Cơ quan tâm tạo sinh kế cho hộ nghèo

(GLO)- Cuối năm 2023, tỷ lệ hộ nghèo của huyện Đức Cơ (tỉnh Gia Lai) chiếm 10,19%. Nhưng đến nay, tỷ lệ hộ nghèo của huyện giảm xuống còn 7,92%. Để có được kết quả này, huyện đã triển khai nhiều giải pháp cụ thể, đặc biệt là tạo sinh kế giúp hộ nghèo chủ động vươn lên trong cuộc sống.

Pleiku tập trung các nguồn lực góp phần giảm nghèo

Pleiku tập trung các nguồn lực góp phần giảm nghèo

(GLO)- Nhờ tích cực hỗ trợ về sinh kế, xây dựng nhà ở và các chương trình hỗ trợ thiết thực khác đến cuối năm 2024, tỷ lệ hộ nghèo của thành phố Pleiku giảm còn 0,12%, vượt 0,04% so với chỉ tiêu giảm nghèo năm 2024 mà UBND tỉnh giao (kế hoạch giao 0,16%).

Sau khi được hỗ trợ làm nhà, gia đình anh Đàm Văn Kim (thôn 4, xã Ia Vê) yên tâm phát triển kinh tế và đã thoát nghèo. Ảnh: L.N

Chư Prông hỗ trợ hộ nghèo an cư

(GLO)- Triển khai Dự án 1 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021-2025, huyện Chư Prông (tỉnh Gia Lai) đã xây dựng hàng trăm căn nhà giúp hộ nghèo “an cư lạc nghiệp”.

Đoàn giám sát HĐND tỉnh làm việc tại huyện Kbang về “việc cấp giấy CNQSDĐ cho các đối tượng được hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi. Ảnh: Lê Nam

Kbang thực hiện cấp giấy CNQSDĐ cho 11/68 hộ được hỗ trợ nhà ở

(GLO)- Sáng 4-12, Đoàn giám sát HĐND tỉnh Gia Lai do bà Đinh Ly An-Trưởng Ban Dân tộc làm trưởng đoàn đã giám sát tại huyện Kbang về “việc cấp giấy CNQSDĐ cho các đối tượng được hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi”.

An Khê chủ động phòng ngừa cháy nổ tại chợ

Phòng ngừa cháy nổ tại các chợ An Khê

(GLO)- Thị xã An Khê (tỉnh Gia Lai) có 12 chợ truyền thống. Thời điểm này, cùng với đẩy mạnh tuyên truyền, các ban quản lý chợ, chính quyền địa phương, lực lượng Công an chủ động triển khai đồng bộ các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn cháy nổ.