"Người lao động nào cũng có thể có sáng kiến"

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Hưởng ứng Chương trình “1 triệu sáng kiến-nỗ lực vượt khó, sáng tạo, quyết tâm chiến thắng đại dịch Covid-19” do Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam phát động, đoàn viên, người lao động tỉnh Gia Lai đã thực hiện được 2.636 sáng kiến, cải tiến cập nhật trên Cổng thông tin trực tuyến của Tổng LĐLĐ Việt Nam.
Các cấp Công đoàn tích cực triển khai
Ông Nguyễn Ngọc Minh-Phó Chủ tịch Thường trực LĐLĐ tỉnh-cho biết: Tiếp nối Chương trình “75 nghìn sáng kiến vượt khó, phát triển” do Tổng LĐLĐ Việt Nam phát động, Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở đã tích cực triển khai Chương trình “1 triệu sáng kiến-nỗ lực vượt khó, sáng tạo, quyết tâm chiến thắng đại dịch Covid-19” đến đoàn viên, người lao động. Liên đoàn Lao động tỉnh đề ra mục tiêu trong năm 2022 và 2023, đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) trong tỉnh đóng góp 5.500 sáng kiến. Trong đó, giai đoạn 1 (từ tháng 12-2021 đến hết tháng 5-2022) đạt 2.000 sáng kiến; giai đoạn 2 (từ tháng 6-2022 đến tháng 9-2023) đạt 3.500 sáng kiến.
Để thực hiện mục tiêu đề ra, Ban Thường vụ LĐLĐ tỉnh đã phát động phong trào thi đua CNVCLĐ tích cực hưởng ứng tham gia chương trình. Sau hơn 6 tháng triển khai và đặc biệt hưởng ứng đợt “Chiến dịch thi đua cao điểm 40 ngày” do Tổng LĐLĐ Việt Nam phát động để thực hiện chương trình, nhiều Công đoàn cơ sở đã cán đích, vượt chỉ tiêu giai đoạn 1 và tiếp nối ngay giai đoạn 2 với những con số ấn tượng. Trong đó, xuất hiện nhiều sáng kiến có tính thích ứng cao trong bối cảnh mới, đáp ứng kịp thời yêu cầu sản xuất, công tác của cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp. Tiêu biểu như sáng kiến thuộc LĐLĐ các huyện: Mang Yang, Chư Păh, Krông Pa, Kông Chro... Đặc biệt, LĐLĐ huyện Krông Pa đạt 117% chỉ tiêu thực hiện sáng kiến do LĐLĐ tỉnh giao trong cả giai đoạn 1 và 2 của chương trình.
Lãnh đạo tỉnh tặng bằng khen cho công nhân, viên chức, người lao động giỏi giai đoạn 2021-2022. Ảnh: Đinh Yến
Lãnh đạo tỉnh tặng bằng khen cho công nhân, viên chức, người lao động giỏi giai đoạn 2021-2022. Ảnh: Đinh Yến
Bà Võ Thị Đan Trinh-Chủ tịch LĐLĐ huyện Krông Pa-cho biết: Đây là chương trình có ý nghĩa thiết thực, phát huy được tinh thần thi đua vượt khó, sáng tạo trong đông đảo cán bộ, CNVCLĐ quyết tâm cùng toàn Đảng, toàn dân, toàn quân chiến thắng dịch Covid-19, phục hồi và phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội, sức khỏe người dân. Giai đoạn 1 của chương trình, CNVCLĐ trên địa bàn huyện đã có 255 sáng kiến được cập nhật trên Cổng thông tin trực tuyến của Tổng LĐLĐ Việt Nam, đạt tỷ lệ 283%, vượt chỉ tiêu LĐLĐ tỉnh giao. Đây là kết quả đáng mừng để người lao động tiếp tục có những cải tiến, sáng kiến trong giai đoạn 2, góp phần thực hiện tăng năng suất lao động, giảm chi phí, tạo hiệu quả tốt nhất cho đơn vị, doanh nghiệp.
“Người lao động nào cũng có thể có sáng kiến”
Đây là khẳng định của ông Nguyễn Ngọc Minh-Phó Chủ tịch Thường trực LĐLĐ tỉnh tại buổi sơ kết chương trình giai đoạn 1 và phát động thực hiện giai đoạn 2. Theo ông Minh, giai đoạn 1 của chương trình, các cấp Công đoàn có 2.636 sáng kiến được ghi nhận trên Cổng thông tin trực tuyến, đạt 134% chỉ tiêu đề ra. Trong đó, 15/22 Công đoàn cấp trên cơ sở đã hoàn thành chỉ tiêu được giao. Đa số các sáng kiến là của người lao động không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý và của công nhân lao động trực tiếp trong các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh. “Các sáng kiến của người lao động đều xuất phát từ thực tiễn, từ đôi tay, trí óc và hơn thế là từ lòng đam mê công việc. Do vậy, tất cả các sáng kiến của người lao động cần được người sử dụng lao động trân trọng, có hình thức ghi nhận, biểu dương, khen thưởng tương xứng”-ông Minh đề nghị.
Tâm đắc với chương trình, ông Nguyễn Văn Bình-Chủ tịch Công đoàn Công ty Thủy điện Ia Ly-chia sẻ: Thời gian qua, cùng với việc chăm lo lợi ích thiết thực cho đoàn viên, người lao động, Công đoàn và Ban Giám đốc Công ty đã ký kết thực hiện Chương trình “1 triệu sáng kiến-nỗ lực vượt khó, sáng tạo, quyết tâm chiến thắng đại dịch Covid-19” thu hút đông đảo cán bộ, đoàn viên, người lao động tham gia. Qua đó, phát huy tiềm năng sáng tạo, ý thức trách nhiệm, sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, áp dụng công nghệ tiên tiến vào sản xuất, làm lợi hàng tỷ đồng cho doanh nghiệp. Đến nay, cán bộ, đoàn viên, người lao động Công ty đã có hơn 300 sáng kiến cải tiến kỹ thuật tham gia chương trình. Tiêu biểu có 3 sáng kiến: “Giải pháp lắp timer điều khiển tự động chiếu sáng đường giao thông đập và cao trình 518m”, “Lập phương án kỹ thuật lắp mới tủ hòa đồng bộ tổ máy H2” và “Thực hiện lập bảng OC, phân tích RCM hệ thống thiết bị tổ máy H2” của ông Tô Điểm-Trưởng ca Phân xưởng vận hành Nhà máy Thủy điện Plei Krông vừa được LĐLĐ tỉnh tuyên dương.
Nhằm tiếp tục phát huy thành tích thực hiện chương trình giai đoạn 2, ông Nguyễn Ngọc Minh nhấn mạnh: “Liên đoàn Lao động tỉnh tiếp tục chỉ đạo các cấp Công đoàn tăng cường tuyên truyền, vận động, khuyến khích đoàn viên, người lao động tham gia đóng góp sáng kiến. 22 Công đoàn cấp trên cơ sở cần tập trung thực hiện chương trình đảm bảo hoàn thành và hoàn thành vượt mức chỉ tiêu được giao; thường xuyên kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện; biểu dương, khen thưởng kịp thời người lao động phát huy sáng kiến, sáng tạo trong thực hiện nhiệm vụ. Cùng với đó, tập trung nâng cao chất lượng các sáng kiến nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công việc, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp”.
ĐINH YẾN
 

Có thể bạn quan tâm

Nhờ nguồn vốn vay sản xuất kinh doanh vùng khó khăn, bà Nguyễn Thị Nga (bìa trái, làng Sur B, xã Ia Hla, huyện Chư Pưh) đã đầu tư phát triển sản xuất, ổn định cuộc sống. Ảnh: S.C

“Bà đỡ” của người dân vùng khó

(GLO)- Thông qua chương trình tín dụng ưu đãi, người dân các xã vùng khó khăn của Chư Pưh (tỉnh Gia Lai) được vay 100 triệu đồng để đầu tư phát triển sản xuất, nâng cao đời sống. Chương trình này được ví như “bà đỡ” của người dân vùng khó.

Đoàn giám sát HĐND tỉnh giám sát tại thị xã Ayun Pa về “việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các đối tượng được hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi. Ảnh: Lê Nam

Nhiều địa phương gặp khó trong cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ nghèo

(GLO)- Thực hiện Dự án 1-Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi các địa phương đã triển khai hỗ trợ nhà ở, đất ở cho hộ nghèo. Tuy nhiên, một số địa phương gặp khó trong việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các đối tượng này.

Anh Đinh Bưng (làng Nhoi, xã Tú An) phấn khởi khi được dùng nước sạch. Ảnh: A.P

Phát huy hiệu quả vốn vay chương trình nước sạch, vệ sinh

(GLO)- Từ nguồn vốn vay ưu đãi của Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách Xã hội (CSXH) thị xã An Khê (tỉnh Gia Lai), hàng ngàn hộ dân trên địa bàn thị xã có thêm điều kiện đầu tư nâng cấp, xây dựng công trình nước sạch, công trình vệ sinh, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống.

Pleiku tập trung các nguồn lực góp phần giảm nghèo

Pleiku tập trung các nguồn lực góp phần giảm nghèo

(GLO)- Nhờ tích cực hỗ trợ về sinh kế, xây dựng nhà ở và các chương trình hỗ trợ thiết thực khác đến cuối năm 2024, tỷ lệ hộ nghèo của thành phố Pleiku giảm còn 0,12%, vượt 0,04% so với chỉ tiêu giảm nghèo năm 2024 mà UBND tỉnh giao (kế hoạch giao 0,16%).