Người dân vẫn còn chủ quan trước dịch bệnh

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Theo thống kê, toàn thế giới hiện có hơn 168 triệu người dương tính với vi rút SARS-CoV-2, trong đó có gần 3,5 triệu người tử vong. Tính đến chiều 25-5, Việt Nam có 5.504 ca dương tính với vi rút SARS-CoV-2, trong đó có 44 trường hợp tử vong.

Những ngày qua, dư luận cả nước rất quan tâm đến diễn biến phức tạp của đại dịch Covid-19, nhất là tại các tỉnh Bắc Ninh và Bắc Giang. Đặc biệt, chiều  24-5, Tiểu ban điều trị (Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng-chống dịch Covid-19) thông báo ca tử vong thứ 44 là bệnh nhân nữ, 38 tuổi ở Bắc Giang. Theo thông tin từ Lao Động Online, đây là bệnh nhân trẻ tuổi, không có bệnh nền. Điều đó chứng tỏ, đại dịch Covid-19 đang diễn biến vô cùng phức tạp, nguy hiểm và đe dọa trực tiếp đến sức khỏe và tính mạng con người.

 Nhiều người dân không đeo khẩu trang tại nơi công cộng. Ảnh: Duy Lê
Nhiều người dân không đeo khẩu trang tại nơi công cộng. Ảnh: Duy Lê


Tuy chưa phát hiện trường hợp dương tính với vi rút SARS-CoV-2 trong đợt dịch thứ 4 này, song nguy cơ dịch bệnh xâm nhập vào địa bàn Gia Lai vẫn đang hiện hữu. Trước tình hình đó, UBND tỉnh và Ban Chỉ đạo phòng-chống dịch Covid-19 tỉnh đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo triển khai quyết liệt các biện pháp phòng-chống dịch bệnh.

Đặc biệt, ngày 7-5, UBND tỉnh có Công văn số 512/UBND-KGVX về việc tạm dừng các hoạt động văn hóa, thể thao, lễ hội, các sự kiện tập trung đông người; tạm dừng hoạt động một số dịch vụ chưa thiết yếu như: karaoke, quán bar, vũ trường, massage, rạp chiếu phim; các điểm cung cấp trò chơi điện tử, game online, các đại lý internet, các hồ bơi trên địa bàn toàn tỉnh từ 0 giờ ngày 8-5 cho đến khi có thông báo mới. Đối với các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, cà phê, giải khát, các cơ sở thể thao trong nhà được hoạt động nhưng phải cam kết thực hiện nghiêm yêu cầu 5K và đảm bảo các nguyên tắc phòng-chống dịch theo quy định của Bộ Y tế.

Triển khai thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh, thời gian qua, chính quyền các địa phương tăng cường tuyên truyền, vận động người dân nghiêm túc thực hiện thông điệp 5K của Bộ Y tế. Cùng với đó là kiểm tra và xử phạt hàng trăm trường hợp vi phạm quy định về phòng-chống dịch Covid-19, trong đó, phổ biến nhất là hành vi không đeo khẩu trang tại nơi công cộng.

Tuy nhiên, theo quan sát thực tế thì tình trạng vi phạm quy định về phòng-chống dịch Covid-19 trên địa bàn tỉnh vẫn khá phổ biến. Vào buổi chiều, tại Quảng trường Đại Đoàn Kết và Công viên Diên Hồng (TP. Pleiku), nhiều người đến tập thể dục và vui chơi nhưng không đeo khẩu trang, một số người mang khẩu trang theo nhưng chỉ để đối phó với lực lượng chức năng. Cá biệt, có những nhóm thanh niên, học sinh tụ tập vui chơi, ăn uống nhưng không đeo khẩu trang và sát khuẩn tay.

Mặc dù đã có quy định rất cụ thể về khoảng cách 2 m, nhưng hầu hết các quán cà phê, quán ăn vẫn không thực hiện. Cá biệt, nhân viên một số quán vẫn không thực hiện đeo khẩu trang. Giả sử trong quán có một vài trường hợp dương tính với vi rút SARS-CoV-2 thì không biết tình hình sẽ như thế nào?

Từ thực tế trên cũng cần xem lại hoạt động kiểm tra, xử phạt của cơ quan chức năng các địa phương. Lâu nay, lực lượng chức năng chủ yếu lập các chốt kiểm tra để xử lý người không đeo khẩu trang đang lưu thông trên đường và một số điểm mua bán trên địa bàn. Trong khi đó, việc kiểm tra, xử lý vi phạm quy định về phòng-chống dịch tại các nhà hàng, quán ăn, quán cà phê, công viên, quảng trường thì gần như bỏ ngỏ. Theo chúng tôi, đây là “lỗ hổng” cần khắc phục để công tác phòng-chống dịch Covid-19 đạt hiệu quả.

 

DUY LÊ

Có thể bạn quan tâm

Pleiku tập trung các nguồn lực góp phần giảm nghèo

Pleiku tập trung các nguồn lực góp phần giảm nghèo

(GLO)- Nhờ tích cực hỗ trợ về sinh kế, xây dựng nhà ở và các chương trình hỗ trợ thiết thực khác đến cuối năm 2024, tỷ lệ hộ nghèo của thành phố Pleiku giảm còn 0,12%, vượt 0,04% so với chỉ tiêu giảm nghèo năm 2024 mà UBND tỉnh giao (kế hoạch giao 0,16%).

Sau khi được hỗ trợ làm nhà, gia đình anh Đàm Văn Kim (thôn 4, xã Ia Vê) yên tâm phát triển kinh tế và đã thoát nghèo. Ảnh: L.N

Chư Prông hỗ trợ hộ nghèo an cư

(GLO)- Triển khai Dự án 1 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021-2025, huyện Chư Prông (tỉnh Gia Lai) đã xây dựng hàng trăm căn nhà giúp hộ nghèo “an cư lạc nghiệp”.