Người dân sống 'khổ' bên dự án nâng cấp Quốc lộ 19: Động thái mới của chủ đầu tư

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Sau nhiều văn bản của huyện Tây Sơn về việc đề nghị chuyển 50 tỷ đồng để địa phương thực hiện bồi thường, hỗ trợ cho các hộ dân bị ảnh hưởng bởi dự án cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 19, chủ đầu tư đã chuyển trước 13,7 tỷ đồng.

Ngày 26/5, ông Nguyễn Văn Khánh - Phó chủ tịch UBND huyện Tây Sơn (Bình Định) cho biết, Ban quản lý dự án 2 (QLDA2 - Bộ GTVT) - chủ đầu tư dự án cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 19 Bình Định - Gia Lai mới chuyển khoản số tiền 13,7 tỷ đồng bồi thường, hỗ trợ cho các hộ dân bị ảnh hưởng ven dự án, đoạn qua xã Tây Giang (huyện Tây Sơn).

Theo ông Khánh, ngay khi nhận tiền, hôm qua (25/5), địa phương đã tổ chức chi trả tiền cho người dân.

Đợt này có 16 hộ, trong đó có 7 hộ dân sát cầu Ba La nằm trong diện di dời, giải tỏa trắng. Tuy nhiên, một số hộ dân cũng kiến nghị xem xét việc đền bù vật kiến trúc trên đất.

Theo ông Khánh, hiện vẫn còn 30 hộ trong diện bị ảnh hưởng đang chờ nhận tiền hỗ trợ, đền bù. Ban QLDA2 nói sẽ “cố gắng” chuyển tiếp trong thời gian tới.

Các hộ dân bị ảnh hưởng bởi dự án cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 19. Ảnh: Trương Định

Các hộ dân bị ảnh hưởng bởi dự án cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 19. Ảnh: Trương Định

Như Tiền Phong phản ánh, hơn 1 năm qua, nhiều hộ sống dọc tuyến Quốc lộ 19, đoạn qua huyện Tây Sơn phải sống chung với bụi bặm, lo sợ vì nhà cửa nứt nẻ, xuống cấp nghiêm trọng do ảnh hưởng bởi việc thi công dự án cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 19 nối Bình Định - Gia Lai.

UBND huyện Tây Sơn đã phê duyệt phương án và chi phí bồi thường, hỗ trợ do GPMB 4 đợt, với tổng kinh phí là hơn 34 tỷ đồng. Địa phương cũng chỉ đạo Ban QLDA Đầu tư xây dựng và Phát triển quỹ đất huyện kiểm tra, lập bảng kê khai toán chi phí bồi thường, hỗ trợ do GPMB phần chủ đầu tư thay đổi, bổ sung thiết kế, dự kiến kinh phí bồi thường, hỗ trợ do GPMB do thiết kế bổ sung là hơn 15 tỷ đồng.

Nhà cửa của người dân bên đường bị nứt nẻ. Ảnh: Trương Định

Nhà cửa của người dân bên đường bị nứt nẻ. Ảnh: Trương Định

Tuy nhiên chủ đầu tư vẫn chưa chuyển 50 tỷ đồng để huyện hỗ trợ đền bù cho người dân.

Mới đây, ngày 22/5, UBND huyện tiếp tục có văn bản thứ 5 gửi Bộ GTVT cũng như báo cáo UBND tỉnh Bình Định về việc này.

Nhiều nhà dân ở xã Tây Giang (huyện Tây Sơn) bị tụt xuống sâu so với mặt đường khi triển khai dự án nâng cấp QL19. Ảnh: Trương Định

Nhiều nhà dân ở xã Tây Giang (huyện Tây Sơn) bị tụt xuống sâu so với mặt đường khi triển khai dự án nâng cấp QL19. Ảnh: Trương Định

Đồng thời, huyện cũng đề nghị chủ đầu tư tích cực phối hợp với huyện để nắm tiến độ thi công và xử lý các vướng mắc. Ngoài ra, chủ đầu tư cần sớm xác định thiệt hại của nhà dân do quá trình thi công gây ra, để có phương án đền bù.

Hiện còn 300 hộ dân xã Tây Giang và 60 hộ dân xã Tây Thuận bị nứt nhà do thi công lu nền, đơn vị chưa đánh giá xác định mức độ thiệt hại.

Có thể bạn quan tâm

“Nơi học nghề làm người”

“Nơi học nghề làm người”

(GLO)-Buổi chiều muộn cuối tháng 4 vừa qua, tôi đang dọn dẹp vài thứ lặt vặt trong nhà chuẩn bị đón mừng lễ 30-4 và 1-5 thì điện thoại reo. Tôi nghe máy, giọng anh bạn già Bùi Quốc Trưởng từ Hà Nội vang lên: “Mấy anh em Gia Lai đang tụ tập ở nhà của anh Phạm Trung Đỉnh ăn mừng chiến thắng đây”.

Khởi sắc vùng biên Ia Chía

Khởi sắc vùng biên Ia Chía

(GLO)- Nhờ triển khai đồng bộ các chương trình mục tiêu quốc gia, xã biên giới Ia Chía (huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai) đã có bước chuyển mình mạnh mẽ. Đời sống của người dân không ngừng được nâng lên, diện mạo nông thôn ngày càng khởi sắc.

Giữ vị chè Truồi

Giữ vị chè Truồi

Làng Truồi (đoạn thuộc xã Lộc Điền, huyện Phú Lộc, thành phố Huế), bát nước chè trong veo chứa đựng từng giọt tinh túy của đất trời. Không để hương vị đặc trưng của chè Truồi bị lãng quên, các nông hộ nơi đây đang mở ra hướng đi đột phá cho loại đặc sản này.

Tái chế đến tái sinh

Tái chế đến tái sinh

Tại một xưởng nhỏ nằm sâu trong vùng ngoại ô Bình Định, tiếng nói cười rộn ràng luôn tràn ngập giữa không gian xanh mát của cây trái tạo nên một không khí đầy sức sống.

Ngôi trường vùng biên chật vật vì thiếu nước sinh hoạt

Ngôi trường vùng biên chật vật vì thiếu nước sinh hoạt

(GLO)- Vào mùa khô, Trường Mẫu giáo 2/9 (xã Ia O, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai) lại chật vật vì thiếu nước sinh hoạt, ảnh hưởng đến chất lượng dạy và học. Có một hệ thống nước sạch ổn định để đảm bảo điều kiện sinh hoạt, học tập là mong mỏi bấy lâu của cô và trò ở ngôi trường vùng biên này.

Đức Cơ: Tôn vinh 21 tập thể, cá nhân điển hình trong các phong trào thi đua giai đoạn 2020-2025

Phụ nữ huyện Đức Cơ tích cực học tập và làm theo lời Bác

(GLO)- Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh là việc làm thường xuyên của Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Đức Cơ. Qua đó, xuất hiện nhiều tấm gương phụ nữ nỗ lực vượt khó, phát triển kinh tế, xây dựng gia đình hạnh phúc và lan tỏa điều tốt đẹp trong cộng đồng. 

Ánh sáng về làng Canh Tiến

Ánh sáng về làng Canh Tiến

Suốt nhiều năm chìm trong bóng tối của cách trở và thiếu thốn, làng Canh Tiến (xã Canh Liên, huyện Vân Canh) từng là một trong những "vùng trắng" điện lưới hiếm hoi còn sót lại ở Bình Định.