Nga triệu đại sứ Mỹ phản đối, nhắc lại học thuyết hạt nhân mới khi Crimea bị tấn công bằng tên lửa tầm xa

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(GLO)- Ngày 24/6, Bộ Ngoại giao Nga đã triệu tập Đại sứ Mỹ Lynne Tracy và tuyên bố Washington phải "chịu trách nhiệm tương tự Ukraine" về vụ tấn công bằng tên lửa tầm xa ATACMS mang đầu đạn chùm vào bán đảo Crimea.
Thời điểm tên lửa ATACMS mang đầu đạn chùm phát nổ gây thương vong nơi bãi biễn đông người. Ảnh: NDTO

Thời điểm tên lửa ATACMS mang đầu đạn chùm phát nổ gây thương vong nơi bãi biễn đông người. Ảnh: NDTO

Phòng không Nga đã bắn hạ 4 tên lửa ATACMS, song các mảnh vỡ từ quả thứ năm rơi xuống bãi biển đông đúc ở Crimea, khiến ít nhất 4 người thiệt mạng, trong đó có hai trẻ em, và 151 người bị thương.

Theo thông tin công bố năm 2022 của quân đội Mỹ, đầu đạn chùm trang bị cho tên lửa ATACMS có thể chứa từ 300 tới 950 quả đạn con có kích thước bằng quả lựu đạn.

"Chúng tôi hoàn toàn hiểu ai đứng sau vụ này", phát ngôn viên Điện Kremlin Dmitry Peskov nói với phóng viên. "Mọi chuyện đều sáng tỏ. Mọi người nên hỏi phát ngôn viên các nước châu Âu, và trên hết là ở Washington, tại sao chính phủ của họ lại giết hại trẻ em Nga. Chỉ cần hỏi họ câu này thôi".

Khi được hỏi phản ứng của Nga sau vụ tập kích, ông Peskov nhắc lại phát biểu của Tổng thống Vladimir Putin đầu tháng này rằng Moskcow có thể triển khai tên lửa thông thường đến những nơi có thể nhắm vào lợi ích của Mỹ và đồng minh châu Âu, nếu họ cho phép Ukraine tấn công sâu hơn vào lãnh thổ Nga bằng vũ khí tầm xa do phương Tây cung cấp.

"Tất nhiên sự tham gia của Mỹ vào cuộc chiến này chắc chắn dẫn tới hậu quả. Thời gian sẽ trả lời hậu quả đó là gì", ông Peskov cho hay.

Giới chức Nga cho rằng chiến sự Ukraine đang bước vào giai đoạn nguy hiểm nhất và Tổng thống Putin cũng nhiều lần cảnh báo nguy cơ xảy ra cuộc chiến quy mô lớn hơn. Tuy nhiên, việc trực tiếp quy trách nhiệm cho Mỹ về vụ tập kích ở Crimea được cho là bước tiến xa hơn của Nga trong căng thẳng với phương Tây.

"Tổng thống Vladimir Putin đã tuyên bố mọi việc đang được tiến hành để đưa học thuyết hạt nhân phù hợp với thực tế hiện tại", người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov nói.

Liên quan, cơ quan giám sát hạt nhân của Liên Hợp Quốc đã kêu gọi ngừng ngay lập tức các cuộc tấn công vào Enerhodar - thành phố gần nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia hiện do Nga kiểm soát sau khi hai trạm biến áp điện phục vụ khu vực này trúng đòn oanh tạc bằng máy bay không người lái trong tuần này.

Quan chức được Nga bổ nhiệm để điều hành nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia cáo buộc Ukraine đã tiến hành hai cuộc tấn công bằng máy bay không người lái vào Enerhodar, phá hủy một trạm biến áp, làm hư hại một trạm khác và khiến người dân trong khu vực bị cắt điện trong 16 giờ.

Có thể bạn quan tâm

Đoàn kiểm tra của Ban Bí thư làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Gia Lai

Đoàn kiểm tra của Ban Bí thư làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Gia Lai

(GLO)-

Sáng 26-9, Đoàn Kiểm tra 1355-QĐNS/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng do Thượng tướng Trịnh Văn Quyết-Bí thư Trung ương Đảng, Ủy viên Ban Thường vụ Quân ủy Trung ương, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam làm Trưởng đoàn có buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Gia Lai.

Vụ 21 học sinh nghi ngộ độc thực phẩm ở Pleiku: Không phải là vụ ngộ độc thực phẩm

Vụ 21 học sinh nghi ngộ độc thực phẩm ở Pleiku: Không phải là vụ ngộ độc thực phẩm

(GLO)- Chiều 25-9, Chi cục An toàn Vệ sinh thực phẩm tỉnh Gia Lai có thông báo số 52/TB-CCATVSTP kết luận thông tin nghi ngờ ngộ độc thực phẩm xảy ra tại lớp 7.1 Trường THCS Tôn Đức Thắng (phường Thống Nhất, TP. Pleiku). Theo đó, đây không phải là vụ ngộ độc thực phẩm.
Chùa Vạn Phật tan hoang sau vụ cháy lớn

Chùa Vạn Phật tan hoang sau vụ cháy lớn

(GLO)-

Sáng 23-9, các lực lượng chức năng của tỉnh Gia Lai đang thống kê thiệt hại, khám nghiệm hiện trường để điều tra làm rõ nguyên nhân vụ hỏa hoạn gây thiệt hại nặng nề tại Chùa Vạn Phật (84/34 Chi Lăng, tổ 3, phường Hoa Lư, TP. Pleiku).