Nga sẽ sử dụng học thuyết hạt nhân nếu bị lấy “một phần lãnh thổ”

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)-Với sự leo thang xung đột Nga- Ucraine, cuộc đụng độ giữa Nga với NATO đã ngày càng hiện hữu. Nguy cơ về một cuộc chiến tranh quy mô, nguy hiểm, thiệt hại vô cùng nặng nề, ảnh hưởng đến cả thế giới đã được các nhà phân tích cảnh báo và ra sức ngăn chặn.
Tên lửa đạn đạo Iskander-M của Nga. Ảnh: Sputnik

Tên lửa đạn đạo Iskander-M của Nga. Ảnh: Sputnik

Đối diện với tình hình, Nga "luôn sẵn sàng cho mọi kịch bản" - Tổng thống Putin nói với các nhà báo ngày 29/7 khi bình luận về khả năng đối đầu trực tiếp giữa quân đội Nga và Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).

Ông Putin nhấn mạnh "không ai muốn kịch bản đó xảy ra". "Nếu ai đó muốn - và đó không phải là chúng tôi - thì chúng tôi đã sẵn sàng" – ông nói.

Bên cạnh đó, ông Putin cho biết các đường dây liên lạc ngăn ngừa xung đột hiện có cho phép các sĩ quan Nga và Mỹ nói chuyện trực tiếp về "bất kỳ tình huống khủng hoảng nào". Ông nói rằng thực tế những đường dây này vẫn hoạt động cho thấy không có bên nào muốn để xảy ra xung đột.

Thể hiện thái độ cứng rắn, trong một thông điệp đăng trên mạng xã hội, mới đây ông Medvedev nói rằng Nga buộc phải thực hiện theo học thuyết hạt nhân của mình nếu kịch bản đó xảy ra.

"Hãy tưởng tượng nếu... cuộc tấn công do NATO hậu thuẫn thành công và họ lấy một phần lãnh thổ của chúng tôi thì chúng tôi buộc phải sử dụng vũ khí hạt nhân theo sắc lệnh từ Tổng thống Nga”, ông Medvedev viết.

Theo đó, Moscow có thể sử dụng vũ khí hạt nhân để đáp trả hành động gây hấn chống lại Nga bằng vũ khí thông thường và đe dọa sự tồn vong của nhà nước Nga.

Trên thực địa, Ukraine đang tiếp tục chiến dịch phản công để giành lại những vùng đất mà Nga kiểm soát và sáp nhập vào lãnh thổ của mình.

Ngày 30/7 khi gặp mặt lãnh đạo các khu vực để bàn cho các tình huống có thể xảy ra, Tổng thống Ucraine Zelensky tuyên bố: "Ukraine đang trở nên mạnh mẽ hơn. Dần dần, chiến tranh đang quay trở lại lãnh thổ của Nga - đến các trung tâm biểu tượng và căn cứ quân sự của nước này. Đây là một quá trình không thể tránh khỏi, tự nhiên và hoàn toàn công bằng”.

Có thể bạn quan tâm

Gặp nhau tại Rome, thông tin thảo luận giữa Tổng thống Mỹ và Tổng thống Ukraine vẫn chưa được công bố

Gặp nhau tại Rome, thông tin thảo luận giữa Tổng thống Mỹ và Tổng thống Ukraine vẫn chưa được công bố

(GLO)- Ngày 26/4, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky và Tổng thống Mỹ Donald Trump đã có cuộc gặp trực tiếp tại Vatican, Rome (Italia) trong tang lễ Giáo hoàng Francis, đánh dấu lần đầu tiên hai nhà lãnh đạo đối thoại kể từ sau cuộc tranh cãi căng thẳng tại Nhà Trắng vào tháng 2.

Toàn cảnh vụ thảm sát du khách ở Kashmir khiến quan hệ Pakistan và Ấn Độ căng thẳng

Toàn cảnh vụ thảm sát du khách ở Kashmir khiến quan hệ Pakistan và Ấn Độ căng thẳng

Căng thẳng giữa Ấn Độ và Pakistan đang leo thang sau vụ tấn công du khách của các tay súng ở khu vực Kashmir do Ấn Độ kiểm soát. Vụ việc đã dẫn đến các hành động trả đũa lẫn nhau và làm dấy lên lo ngại về khả năng xảy ra đối đầu quân sự mới giữa hai quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân.