Nâng cao nhận thức về an toàn, vệ sinh lao động

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) là hoạt động hết sức quan trọng nhằm nâng cao nhận thức, ý thức tuân thủ pháp luật về ATVSLĐ cho người sử dụng lao động và người lao động. Đồng thời, hoạt động này còn nhằm bảo đảm thực hiện các biện pháp cải thiện điều kiện làm việc, giảm ô nhiễm môi trường, hạn chế tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho người lao động.
Theo thống kê, năm 2021, trên địa bàn Gia Lai xảy ra 19 vụ tai nạn lao động, làm 18 người chết, 2 người bị thương nặng. Còn từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh xảy ra 5 vụ tai nạn lao động làm 5 người chết. Điều này cho thấy, công tác bảo đảm ATVSLĐ tại một số doanh nghiệp chưa được quan tâm đúng mức.
Từ tháng 6-2022 đến nay, đoàn kiểm tra liên ngành do Sở Lao động-Thương binh và Xã hội chủ trì đã tổ chức kiểm tra việc chấp hành các quy định về ATVSLĐ tại 16 dự án điện gió của các doanh nghiệp đang triển khai trên địa bàn tỉnh. Ông Trần Thanh Hải-Phó Giám đốc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội-cho biết: Quan kiểm tra cho thấy, nhiều doanh nghiệp vẫn còn lơ là, chủ quan và chưa chú trọng cải thiện môi trường làm việc an toàn; chưa báo cáo định kỳ cho Sở về tình hình sử dụng lao động theo quy định; chưa thực hiện khám sức khỏe định kỳ cho người lao động; chưa khai báo máy móc, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về ATVSLĐ; chưa thực hiện quan trắc môi trường lao động theo quy định... “Đối với những doanh nghiệp chưa thực hiện nghiêm công tác ATVSLĐ, chúng tôi đã có văn bản đề nghị khắc phục thiếu sót. Cùng với đó, chúng tôi yêu cầu doanh nghiệp thực hiện nghiêm ngặt quy trình trước khi đưa thiết bị và lao động vào làm việc tại các turbine điện gió”-ông Hải thông tin.
Bên cạnh đó, Thanh tra Sở Lao động-Thương binh và Xã hội cũng đã tiến hành thanh tra việc chấp hành pháp luật lao động tại 10 doanh nghiệp. Ông Nguyễn Tấn Thành-Chánh Thanh tra Sở Lao động-Thương binh và Xã hội-cho hay: Qua thanh tra cho thấy, việc thực hiện công tác bảo hộ lao động, ATVSLĐ, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và các chế độ quyền lợi khác cho người lao động tại các đơn vị vẫn chưa đầy đủ. Thậm chí, có doanh nghiệp trang bị bảo hộ lao động chỉ để đối phó đoàn kiểm tra. Việc khám sức khỏe định kỳ cho người lao động cũng như báo cáo tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp ở một số doanh nghiệp chưa được quan tâm thường xuyên.
Việc huấn luyện ATVSLĐ giúp công nhân hạn chế nguy cơ tai nạn lao động. Ảnh: Đinh Yến
Việc huấn luyện ATVSLĐ giúp công nhân hạn chế nguy cơ tai nạn lao động. Ảnh: Đinh Yến
Theo ông Nguyễn Hữu Tùng-Phó Trưởng phòng Chính sách lao động (Sở Lao động-Thương binh và Xã hội), tại khoản 2 Điều 5 Luật ATVSLĐ quy định các đơn vị, doanh nghiệp phải tuân thủ đầy đủ các biện pháp ATVSLĐ trong quá trình lao động; ưu tiên các biện pháp phòng ngừa, loại trừ, kiểm soát các yếu tố nguy hiểm, có hại trong quá trình sản xuất. Trong trường hợp vẫn còn tồn tại các yếu tố nguy hiểm, có hại thì doanh nghiệp phải ngăn chặn, hạn chế tiếp xúc các yếu tố này thông qua việc xây dựng lưu trình làm việc, thực hiện các chế độ bảo hộ lao động, trang bị và cung cấp các thiết bị, phương tiện bảo vệ cá nhân cho người lao động làm việc. Toàn bộ chi phí mua các phương tiện bảo hộ lao động do người sử dụng lao động chi trả.
Công ty cổ phần Điện gió Cửu An là đơn vị thực hiện khá tốt công tác huấn luyện ATVSLĐ. Ông Vương Đăng Chính-Phó Giám đốc Công ty-cho biết: Ngoài cấp phát đầy đủ phương tiện, trang-thiết bị bảo hộ cho người lao động, đơn vị còn mở các lớp tập huấn và kiểm tra sát hạch việc nắm bắt và thực hiện các nghị định, thông tư, văn bản hướng dẫn của các bộ, ngành về ATVSLĐ. Theo đó, đơn vị lựa chọn phương pháp đào tạo, kiểm tra quy trình, quy định để người lao động dễ hiểu, dễ nắm bắt, tự tin và đảm bảo an toàn. Ngoài ra, kiến nghị của người lao động về biện pháp an toàn đối với các tình huống cụ thể phát sinh trong thực tế cũng được đơn vị kịp thời giải đáp và đảm bảo thực hiện công việc theo đúng quy trình an toàn điện. Song song với công tác huấn luyện, sát hạch định kỳ vận hành máy móc của người lao động, đơn vị triển khai áp dụng phần mềm kiểm soát an toàn lao động. Việc triển khai sử dụng phần mềm này góp phần nâng cao chất lượng công tác kiểm tra, kiểm soát quản lý ATVSLĐ tại các đơn vị sản xuất, kịp thời phát hiện những nguy cơ gây mất an toàn lao động để nhắc nhở người lao động, hạn chế các tai nạn đáng tiếc do lỗi chủ quan gây ra.
Về nhiệm vụ của ngành trong thời gian tới, Phó Giám đốc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội chia sẻ: “Sở tiếp tục phối hợp với các sở, ngành, địa phương xây dựng tài liệu, hướng dẫn huấn luyện ATVSLĐ phù hợp với từng nhóm đối tượng. Bên cạnh đó, Sở sẽ ban hành văn bản hướng dẫn cụ thể các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh và người lao động về quy trình, kỹ năng làm việc an toàn trong các lĩnh vực có nguy cơ cao tiềm ẩn mất ATVSLĐ như: xây dựng, khai thác đá, khoáng sản, điện; kiểm tra việc doanh nghiệp tổ chức khám sức khỏe định kỳ và khám phát hiện sớm bệnh nghề nghiệp cho người lao động; thường xuyên kiểm tra, cải thiện điều kiện lao động, quan trắc môi trường lao động và có các biện pháp khắc phục ngay khi các điều kiện lao động không bảo đảm an toàn cho người lao động”.
ĐINH YẾN
 
 

Có thể bạn quan tâm

Chị Nay H’Uôn (thứ 2 từ phải sang, buôn Ji, xã Krông Năng) cùng 4 người bạn vui mừng vì đã sẻ chia giọt máu hồng, trao thêm cơ hội được cứu sống cho các bệnh nhân. Ảnh: Vũ Chi

Hạnh phúc khi được sẻ chia giọt máu hồng

(GLO)- Đông đảo tình nguyện viên huyện Krông Pa (tỉnh Gia Lai) đã tham gia buổi hiến máu tình nguyện vào sáng 28-6. Với họ, hiến máu không chỉ giúp phục vụ tốt hơn công tác cứu chữa bệnh nhân mà còn lan tỏa thông điệp nhân văn vì cộng đồng.

Thắp lửa yêu thương từ căn bếp nhỏ

Thắp lửa yêu thương từ căn bếp nhỏ

(GLO)- Đều đặn 4 giờ 30 phút sáng mỗi ngày, các thành viên của nhóm Bếp Thiện Nguyện Gia Lai (số 56A, đường Tôn Thất Tùng, TP. Pleiku) lại nhóm lửa nấu nướng và trao từng suất cơm, cháo nóng đến tận tay những mảnh đời kém may mắn.

Gia Lai: Gần 91,5% số nhà trong chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát đã hoàn thành

Gia Lai: Gần 91,5% số nhà trong chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát đã hoàn thành

(GLO)- Theo thông tin từ Sở Nông nghiệp và Môi trường Gia Lai, tính đến chiều 26-6, toàn tỉnh đã khởi công xây mới và sửa chữa 8.090 căn nhà (đạt 99,88% so với kế hoạch), trong đó xây mới 6.575 căn và sửa chữa 1.515 căn. Đến nay, toàn tỉnh có 7.406 căn nhà đã hoàn thành, đạt 91,43%.

Quang cảnh lễ bàn giao nhà Đại đoàn kết cho các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn phường Chi Lăng. Ảnh: R.H

Niềm vui trong căn nhà Đại đoàn kết

(GLO)- Hơn 1 tháng thi công, 8 căn nhà Đại đoàn kết do Ủy ban MTTQ Việt Nam phường Chi Lăng (TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) phối hợp với các đơn vị hỗ trợ xây dựng đã hoàn thành và bàn giao cho các hộ khó khăn trên địa bàn vào chiều ngày 25-6. 

Khối Thi đua các cơ quan Đảng tỉnh Gia Lai khánh thành, bàn giao 21 nhà tại huyện Chư Pưh

Khối Thi đua các cơ quan Đảng tỉnh Gia Lai khánh thành, bàn giao 21 căn nhà tại Chư Pưh

(GLO)- Chiều 25-6, tại xã Ia Le (huyện Chư Pưh), Khối Thi đua các cơ quan Đảng tỉnh Gia Lai phối hợp với Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Chư Pưh tổ chức lễ khánh thành các căn nhà cho gia đình chính sách thuộc Chương trình “xóa nhà tạm, nhà dột nát” trên địa bàn huyện Chư Pưh.

Cán bộ Đoàn, ĐVTN cùng lực lượng quân đội đóng góp ngày công để đẩy nhanh tiến độ thi công nhà ở cho người dân. Ảnh: P.L

Xóa nhà tạm-Kiến tạo tương lai - Kỳ 2: Góp gạch hồng dựng xây mái ấm

(GLO)-Phong trào chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát đang lan tỏa trên địa bàn tỉnh Gia Lai bằng những việc làm cụ thể, thiết thực. Mỗi tấm lòng, mỗi hành động đều hiện thực hóa mục tiêu “không ai bị bỏ lại phía sau” trên hành trình góp gạch hồng dựng xây mái ấm, giúp người dân an cư, lạc nghiệp.

Vào 'lò' gia công mỹ phẩm

Vào 'lò' gia công mỹ phẩm

Thị trường mỹ phẩm “nóng rực” khi hàng loạt sản phẩm vô chủ vứt bừa bãi, doanh nghiệp ồ ạt xin thu hồi công bố. Phóng viên đã thâm nhập thị trường mỹ phẩm để tận thấy cách thức hô biến đồ rẻ tiền thành cao cấp, chiêu trò của các ông trùm vươn vòi bạch tuộc, bủa vây người người tiêu dùng.

null