
“Mỹ đang hợp tác chặt chẽ với các đồng minh NATO có các khẩu đội Patriot để sắp xếp bàn giao chúng cho Ukraine” - ông Rubio cho biết thêm.
Động thái này của ông Trump có lý do mà theo Thượng nghị sĩ Jeanne Shaheen, là Tổng thống Donald Trump vì “quá coi trọng Tổng thống Putin” trong nỗ lực chấm dứt chiến sự ở Ukraine.
“Vì Tổng thống Donald Trump đã từ bỏ đòn bẩy của chúng ta nên Tổng thống Putin không cảm thấy bị áp lực phải đồng ý ngừng bắn ở Ukraine” - bà Shaheen nhấn mạnh.
Trong cuộc điện đàm cách mới đây, Tổng thống Donald Trump và người đồng cấp Nga không đạt được đột phá về lệnh ngừng bắn hoặc triển vọng về các cuộc đàm phán nhằm chấm dứt giao tranh.
Cùng với Mỹ, châu Âu cũng cân nhắc triển khai máy bay chiến đấu tới Ukraine để tăng cường khả năng phòng không của nước này trong bối cảnh các cuộc đàm phán hòa bình giữa Nga và Ukraine vẫn đang kéo dài.
Theo tờ Al Jazeera, kế hoạch của châu Âu thúc đẩy sáng kiến mang tên SkyShield bằng cách cung cấp 120 chiến đấu cơ để tuần tra và bảo vệ cơ sở hạ tầng Ukraine trước các cuộc tấn công bằng tên lửa và máy bay không người lái của Nga.
Ngày 20/5, EU còn thông qua 4 lệnh trừng phạt đối với Nga liên quan đến cuộc xung đột ở Ukraine, bao gồm gói trừng phạt thứ 17 nhắm vào hạm đội bóng tối của Moscow, và các biện pháp liên quan đến vũ khí hóa học, nhân quyền và các mối đe dọa hỗn hợp, theo tin từ Ủy ban Châu Âu.
Các quan chức EU và Anh cho biết các biện pháp trừng phạt mới sẽ nhắm vào “đội tàu bóng tối”, gồm các tàu chở dầu và công cụ tài chính của Nga. Đây là những thực thể đã giúp Moscow tránh được tác động của các biện pháp trừng phạt mà phương Tây đã áp đặt trước đây như trần giá dầu 60 USD/thùng.
Về phía Nga, ngày 20/5, Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Nga Dmitry Medvedev nói Nga chấp nhận đàm phán với Ukraine dựa trên cơ sở thực tế chiến trường hiện nay.
Còn đáp lại lệnh trừng phạt mới của châu Âu, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova tại cuộc họp báo mới đây khẳng định: "Bộ Ngoại giao Nga tiếp tục theo dõi tình hình ở vùng biển này (biển Đen). Nếu cần thiết, sẽ có phản ứng thích đáng với những hành động khiêu khích của các tàu từ các quốc gia thành viên NATO, đặc biệt là nếu chúng gây ra rủi ro cho lợi ích và an toàn hàng hải của chúng tôi".
"NATO đang cố gắng thể hiện biển Baltic như vùng biển nội địa của mình" - hãng thông tấn TASS dẫn lời bà Zakharova trong cuộc họp báo.
Theo bà Zakharova, một số nước NATO đang cố gắng định hình lại trật tự hàng hải hiện tại ở vùng biển biển Đen dựa trên luật pháp quốc tế "và không dựa trên những ý tưởng sai lệch của họ về địa lý".