Những nước cờ 'ẩn' trước điện đàm giữa hai tổng thống Donald Trump - Vladimir Putin

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Tổng thống Nga Vladimir Putin tự tin Nga đang chiếm ưu thế khi chuẩn bị bước vào cuộc điện đàm với Tổng thống Mỹ Donald Trump, theo nguồn tin.

Theo TASS, Tổng thống Nga Vladimir Putin dự kiến có cuộc điện đàm thứ ba với người đồng cấp Mỹ Donald Trump vào lúc 17 giờ chiều 19-5 (giờ địa phương, tức 21 giờ cùng ngày theo giờ Việt Nam).

Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov xác nhận các công tác chuẩn bị cho cuộc điện đàm đang được tiến hành.

Tổng thống Nga Vladimir (trái) và Tổng thống Mỹ Donald Trump trong một cuộc hội đàm năm 2017, trong nhiệm kỳ đầu của ông Donald Trump - Ảnh: AP
Tổng thống Nga Vladimir (trái) và Tổng thống Mỹ Donald Trump trong một cuộc hội đàm năm 2017, trong nhiệm kỳ đầu của ông Donald Trump - Ảnh: AP

Theo Tổng thống Mỹ Donald Trump, cuộc đối thoại sẽ đề cập việc giải quyết cuộc xung đột Nga - Ukraine và thương mại.

Sau cuộc điện đàm với ông Vladimir Putin, ông Donald Trump có kế hoạch nói chuyện với Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky và các nhà lãnh đạo NATO.

Cuộc trò chuyện gần nhất giữa các nhà lãnh đạo Nga và Mỹ diễn ra vào ngày 18-3, nội dung tập trung vào vấn đề Ukraine và Trung Đông, cũng như quan hệ song phương.

Vào thời điểm đó, ông Vladimir Putin ủng hộ ý tưởng của ông Donald Trump về lệnh ngừng bắn ở Ukraine, nhưng với một số điều kiện.

Tổng thống Nga nói rằng ông đã ngay lập tức ra lệnh chấm dứt các cuộc tấn công vào các cơ sở năng lượng và thậm chí ra lệnh cho lực lượng vũ trang Nga ngừng bắn đạn pháo, nhưng không được phía Kiev đáp lại thiện chí.

Trước đó, hai nhà lãnh đạo Mỹ - Nga cũng đã thảo luận qua điện thoại về vấn đề Ukraine và quan hệ song phương vào ngày 12-2, sau đó nhất trí duy trì liên lạc và tổ chức các cuộc gặp trực tiếp.

Trước thềm cuộc điện đàm sắp tới, một nguồn tin của Bloomberg cho rằng ông Putin đang tự tin về việc Nga chiếm ưu thế.

Cụ thể hơn, ông chủ Điện Kremlin tin là Nga có thể phá vỡ hàng phòng ngự của Ukraine vào cuối năm nay để giành quyền kiểm soát hoàn toàn 4 khu vực mà nước này đơn phương tuyên bố sáp nhập vào năm 2022.

Điều đó có nghĩa là tổng thống Nga khó có thể đưa ra bất kỳ nhượng bộ có ý nghĩa nào đối với các đề nghị của người đồng cấp Mỹ, còn các quan chức châu Âu thì lo ngại ông Donald Trump có thể cố gắng thúc đẩy một giải pháp bất chấp điều đó.

Ông Putin cũng không quá e ngại viễn cảnh Mỹ áp đặt thêm các lệnh trừng phạt, theo hai người nguồn tin thân cận với Điện Kremlin.

Ông Sergei Markov, một cố vấn chính trị có quan hệ mật thiết với Điện Kremlin, nói ông Putin không muốn các cuộc đàm phán sụp đổ và đang cố gắng duy trì đàm phán song song với tấn công quân sự.

Rủi ro đối với ông Putin là việc ông có thể quá cứng rắn và thúc đẩy người đồng cấp Mỹ thực hiện lời cam kết về lệnh trừng phạt.

Theo Bloomberg, các quan chức Mỹ đã bí mật ra hiệu với các đối tác châu Âu rằng ông Donald Trump đang cân nhắc cho phép dự luật trừng phạt do Thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa Lindsey Graham soạn thảo được tiến hành nếu Nga không có động thái tích cực nào.

“Chúng tôi đã nhiều lần khuyên người Nga trong gần hai tháng qua rằng điều này sẽ xảy ra nếu không có tiến triển nào được thực hiện” - Ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio nói trong một cuộc phỏng vấn ngày 18-5.

Trong ngày 18-5, Thủ tướng Đức Friedrich Merz, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và Thủ tướng Anh Keir Starmer đã điện đàm với nhà lãnh đạo Mỹ để ngăn chặn nguy cơ về một "thỏa thuận tồi".

Theo Anh Thư (NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

Oman là quốc gia vùng Vịnh đầu tiên đánh thuế thu nhập cá nhân từ năm 2028

Oman là quốc gia vùng Vịnh đầu tiên đánh thuế thu nhập cá nhân từ năm 2028

(GLO)-Các quốc gia vùng Vịnh từ lâu nổi tiếng với chính sách trợ cấp cho người dân từ nguồn thu dầu khí và thu hút lao động nước ngoài, bằng cách không đánh thuế thu nhập cá nhân. Tuy nhiên, Oman sẽ là quốc gia Arab đầu tiên thay đổi sau khi chính sách thuế mới có hiệu lực từ năm 2028.

Cựu Tổng thống Hàn Quốc cáo buộc lệnh bắt giữ ông vi phạm nghiêm trọng về pháp lý

Cựu Tổng thống Hàn Quốc cáo buộc lệnh bắt giữ ông vi phạm nghiêm trọng về pháp lý

(GLO)- Ngày 25-6, nhóm luật sư đại diện cho cựu Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol đã nộp văn bản lên Tòa án Quận Trung tâm Seoul phản đối lại lệnh bắt giữ do công tố viên đặc biệt đệ trình, đồng thời cáo buộc lệnh này đã vi phạm nghiêm trọng các nguyên tắc tố tụng và quyền được bào chữa của ông.

Liên quan gì giữa xung đột Nga- Ukraine và Israel- Iran?

Liên quan gì giữa xung đột Nga- Ukraine và Israel- Iran?

(GLO)- Xung đột Nga- Ukraine vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt khi cả 2 sắp bước vào cuộc đàm phán thứ 3. Israel và Iran sau 12 ngày nã đạn vào nhau, bên cạnh quyết định tấn công của Mỹ vào Tehran cũng đã tạm ngừng. Liệu có mối liên hệ gì giữa cuộc chiến ở châu Âu và cuộc chiến ở Trung Đông?

LHQ ở đâu trong cuộc xung đột Israel- Iran?

LHQ ở đâu trong cuộc xung đột Israel- Iran?

(GLO)- Sau khi Mỹ quyết định tấn công 3 cơ sở hạt nhân, Tehran đã phóng một loạt tên lửa và UAV vào Israel. Ten Aviv sau đó đáp trả bằng việc không kích vào thủ đô Tehran và một số khu vực. Căng thẳng chưa hết gia tăng trong khi vai trò của LHQ có phần mờ nhạt.

Tổng thống Mỹ tuyên bố các cơ sở hạt nhân của Iran bị phá hủy hoàn toàn

Tổng thống Mỹ tuyên bố các cơ sở hạt nhân của Iran bị phá hủy hoàn toàn

(GLO)- Sáng 22-6 (giờ Hà Nội), trong bài phát biểu từ Nhà Trắng, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã tuyên bố, cuộc không kích của Mỹ nhằm vào các cơ sở hạt nhân của Iran là “một chiến thắng quân sự ngoạn mục”; đồng thời, những cơ sở này đã bị “phá hủy hoàn toàn và triệt để”.

Mỹ tấn công Iran, Trung Đông nóng rẫy

Mỹ tấn công Iran, Trung Đông nóng rẫy

(GLO)- Đêm 21/6 ( sáng 22/6 theo giờ Việt Nam), Mỹ đã tiến hành tấn công các cơ sở hạt nhân của Iran. Tổng thống Trump nói mục tiêu đã bị tiêu hủy, trong khi Iran chưa lên tiếng phản hồi. Nguy cơ xung đột lan rộng và rò rỉ hạt nhân là mối lo không chỉ với Tehran.

null