Tổng thống Ukraine khẳng định sẽ không rút quân khỏi lãnh thổ của mình

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Sau cuộc điện đàm giữa Tổng thống Liên bang Nga Vladimir Putin và Tổng thống Mỹ Donald Trump, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã phản ứng mạnh mẽ, khẳng định “sẽ không rút quân khỏi lãnh thổ của mình”, đồng thời tuyên bố Liên minh châu Âu sẽ áp thêm trừng phạt lên Nga.

ukraine.jpg
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky khẳng định sẽ không rút quân khỏi lãnh thổ của mình. Ảnh: REUTERS

Theo đó, Tổng thống Zelensky đã điện đàm với Tổng thống Donald Trump trước và sau khi ông Trump nói chuyện với Tổng thống Nga Putin. Tại cuộc họp báo sau điện đàm, ông Zelensky đã khẳng định Ukraine sẽ không rút quân khỏi 4 khu vực ở phía Đông Ukraine mà Nga đã sáp nhập vào năm 2022, bao gồm Donetsk, Luhansk, Zaporizhzhia và Kherson.

Trước đó, Tổng thống Trump đã có cuộc điện đàm với người đồng cấp của Nga. Sau đó, ông tuyên bố Ukraine và Nga sẽ ngay lập tức bắt đầu các cuộc đàm phán ngừng bắn. Trong khi đó, Tổng thống Nga Putin cũng khẳng định nước này sẵn sàng thảo luận một bản ghi nhớ với Ukraine, trong đó có thể bao gồm lệnh ngừng bắn trong một khoảng thời gian nhất định. Cuộc điện đàm này được ông Putin mô tả là “thẳng thắn và mang tính xây dựng”, trong khi ông Trump lại nói thảo luận “diễn ra tốt đẹp”. Mặc dù vậy, vẫn chưa có bàn thảo chi tiết về thời hạn hay khung thời gian cho khả năng ngừng bắn ở Ukraine.

Về phía ông Zelensky lại lưu ý rằng, ông muốn bước đầu tiên là ngừng bắn để người Nga có thể chứng minh thiện chí thực sự của họ trong việc chấm dứt cuộc chiến này. Ngoài ra, ông nói Ukraine sẽ chờ bản ghi nhớ của Nga.

Tại diễn biến liên quan, các quốc gia châu Âu đã ủng hộ lời kêu gọi của Kiev về việc tăng cường các lệnh trừng phạt của phương Tây đối với Nga, nếu như nước này không nhanh chóng đồng ý ngừng bắn sau cuộc điện đàm Trump và Putin. Ông Zelensky tuyên bố sẽ có một “gói trừng phạt mạnh mẽ từ Liên minh châu Âu”, dù không cho biết rõ thời điểm áp dụng.

Có thể bạn quan tâm

Mỹ tấn công Iran, Trung Đông nóng rẫy

Mỹ tấn công Iran, Trung Đông nóng rẫy

(GLO)- Đêm 21/6 ( sáng 22/6 theo giờ Việt Nam), Mỹ đã tiến hành tấn công các cơ sở hạt nhân của Iran. Tổng thống Trump nói mục tiêu đã bị tiêu hủy, trong khi Iran chưa lên tiếng phản hồi. Nguy cơ xung đột lan rộng và rò rỉ hạt nhân là mối lo không chỉ với Tehran.

Chính phủ Thái Lan trước thử thách nghiệt ngã

Chính phủ Thái Lan trước thử thách nghiệt ngã

(GLO)- Tranh chấp, xung đột giữa Campuchia và Thái Lan kéo dài trong lịch sử. Cuộc đọ súng ngày 28/5 gần khu vực biên giới tỉnh Ubon Ratchathani- Thái Lan khiến tình hình thêm nghiêm trọng. 2 nước nỗ lực kéo giảm căng thẳng, trong khi chính trường Thái Lan phát sinh diễn biến khó lường.

Nga và Ukraine sẵn sàng hòa đàm

Nga và Ukraine sẵn sàng hòa đàm

Phát biểu tại cuộc họp với lãnh đạo các hãng thông tấn thế giới bên lề Diễn đàn Kinh tế Quốc tế St. Petersburg, Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết các nhóm đàm phán của Nga và Ukraine đang duy trì liên lạc và sẵn sàng nối lại các cuộc hòa đàm trực tiếp sau ngày 22/6.

Thủ tướng Thái Lan xin lỗi vì cuộc điện đàm với ông Hun Sen

Thủ tướng Thái Lan xin lỗi vì cuộc điện đàm với ông Hun Sen

Thủ tướng Thái Lan Paetongtarn Shinawatra đã lên tiếng xin lỗi sau khi cuộc điện đàm giữa bà và Chủ tịch Thượng viện Campuchia, cựu Thủ tướng Hun Sen bị rò rỉ. Cũng trong sáng nay, những người biểu tình bắt đầu tụ tập gần Tòa nhà Chính phủ để yêu cầu Thủ tướng Paetongtarn từ chức sau vụ việc này.

Hiệp định Biển cả (Ảnh minh họa: Ambafrance)

Hiệp định Biển cả đã nhận đủ sự ủng hộ để có hiệu lực: Dấu mốc lịch sử

(GLO)-Hiệp định Biển cả đã nhận đủ sự ủng hộ của 60 quốc gia để có hiệu lực ngay từ đầu năm 2026. Theo Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, 55 quốc gia đã hoàn tất phê chuẩn hiệp định, khoảng 15 quốc gia đang trong quá trình phê chuẩn với ngày cụ thể và 15 quốc gia khác sẽ hoàn tất vào cuối năm.

null