Điểm nóng xung đột ngày 21-5: Nga - Ukraine dùng dằng, Mỹ có hành động 'lạ' ở biển Đen

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Mỹ vừa nối lại hoạt động do thám trên biển Đen bằng máy bay không người lái (UAV) tầm cao RQ-4B Global Hawk sau gần 1 năm “án binh bất động”.

Thông tin trên được báo Kyiv Post đăng tải ngày 19-5,dẫn dữ liệu từ dịch vụ chuyên theo dõi hàng không Flightradar24.

Dữ liệu từ hãng có trụ sở tại Thuỵ Điển cho thấy chiếc UAV RQ-4B Global Hawk mang ký hiệu Forte 10 cất cánh từ căn cứ Sigonella của NATO tại Sicily - Ý, tiến hành bay trinh sát gần bờ biển Romania ở độ cao 15.500 m, cách bán đảo Crimea khoảng 130 km hôm 17-5.

Đây là chuyến bay đầu tiên của thiết bị bay không người lái (UAV) tầm cao này ở biển Đen kể từ tháng 6-2024.

Ảnh chụp màn hình dữ liệu FlightRadar24 về chuyến bay UAV trinh sát RQ-4B Global Hawk mang số hiệu Forte 10 của Mỹ tại biển Đen hôm 17-5. Ảnh: Kyiv Post
Ảnh chụp màn hình dữ liệu FlightRadar24 về chuyến bay UAV trinh sát RQ-4B Global Hawk mang số hiệu Forte 10 của Mỹ tại biển Đen hôm 17-5. Ảnh: Kyiv Post

RQ-4B Global Hawk được thiết kế bởi hãng Northrop Grumman và là dòng UAV trinh sát lớn nhất thế giới đang được sản xuất hàng loạt.

Với sải cánh gần 40 m, thiết bị này có thể hoạt động liên tục hơn 30 giờ và được trang bị các cảm biến hiện đại như radar khẩu độ tổng hợp, cảm biến quang điện và hồng ngoại.

UAV RQ-4B Global Hawk có khả năng thu thập thông tin thời gian thực về hệ thống phòng không, hoạt động của máy bay quân sự và tàu chiến trong khu vực rộng tới 100.000 km² - tương đương diện tích của Iceland.

Giới phân tích cho rằng việc nối lại hoạt động do thám tại biển Đen cho thấy Washington đang thay đổi cách tiếp cận trước thái độ cứng rắn của Nga, đặc biệt sau cuộc đàm phán thất bại giữa Nga và Ukraine do Thổ Nhĩ Kỳ làm trung gian hôm 16-5.

Cuộc gặp song phương đầu tiên giữa Moscow – Kiev trong hơn 3 năm qua nhưng chỉ kéo dài chưa đến 2 tiếng đồng hồ. Kết quả duy nhất đạt được là cam kết trao đổi 1.000 tù binh mỗi bên.

Thông tin đã công bố rộng rãi cho biết phía Moscow vẫn giữ lập trường cứng rắn với yêu cầu Kiev phải công nhận và rút quân khỏi các khu vực mà Nga đơn phương sáp nhập năm 2022, bao gồm Donetsk, Luhansk, Kherson và Zaporizhzhia, dù Nga chưa kiểm soát hoàn toàn.

Moscow cũng yêu cầu Kiev công nhận bán đảo Crimea vốn được sáp nhập vào Nga năm 2014, cam kết trung lập và không cho phép đặt căn cứ quân sự nước ngoài trên lãnh thổ Ukraine.

"Những điều kiện phía Nga đưa ra khó có thể được Ukraine chấp nhận" - theo báo Kyiv Post.

UAV RQ-4 Global Hawk của Mỹ lần đầu tiên thực hiện chuyến bay do thám trên biển Đen kể từ tháng 6-2024. Ảnh: R Zapka US Air Force / Wikipedia
UAV RQ-4 Global Hawk của Mỹ lần đầu tiên thực hiện chuyến bay do thám trên biển Đen kể từ tháng 6-2024. Ảnh: R Zapka US Air Force / Wikipedia

Theo Hải Hưng (NLĐO)

nld.com.vn Xem link nguồn

Có thể bạn quan tâm

Mỹ tấn công Iran, Trung Đông nóng rẫy

Mỹ tấn công Iran, Trung Đông nóng rẫy

(GLO)- Đêm 21/6 ( sáng 22/6 theo giờ Việt Nam), Mỹ đã tiến hành tấn công các cơ sở hạt nhân của Iran. Tổng thống Trump nói mục tiêu đã bị tiêu hủy, trong khi Iran chưa lên tiếng phản hồi. Nguy cơ xung đột lan rộng và rò rỉ hạt nhân là mối lo không chỉ với Tehran.

Chính phủ Thái Lan trước thử thách nghiệt ngã

Chính phủ Thái Lan trước thử thách nghiệt ngã

(GLO)- Tranh chấp, xung đột giữa Campuchia và Thái Lan kéo dài trong lịch sử. Cuộc đọ súng ngày 28/5 gần khu vực biên giới tỉnh Ubon Ratchathani- Thái Lan khiến tình hình thêm nghiêm trọng. 2 nước nỗ lực kéo giảm căng thẳng, trong khi chính trường Thái Lan phát sinh diễn biến khó lường.

Nga và Ukraine sẵn sàng hòa đàm

Nga và Ukraine sẵn sàng hòa đàm

Phát biểu tại cuộc họp với lãnh đạo các hãng thông tấn thế giới bên lề Diễn đàn Kinh tế Quốc tế St. Petersburg, Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết các nhóm đàm phán của Nga và Ukraine đang duy trì liên lạc và sẵn sàng nối lại các cuộc hòa đàm trực tiếp sau ngày 22/6.

Thủ tướng Thái Lan xin lỗi vì cuộc điện đàm với ông Hun Sen

Thủ tướng Thái Lan xin lỗi vì cuộc điện đàm với ông Hun Sen

Thủ tướng Thái Lan Paetongtarn Shinawatra đã lên tiếng xin lỗi sau khi cuộc điện đàm giữa bà và Chủ tịch Thượng viện Campuchia, cựu Thủ tướng Hun Sen bị rò rỉ. Cũng trong sáng nay, những người biểu tình bắt đầu tụ tập gần Tòa nhà Chính phủ để yêu cầu Thủ tướng Paetongtarn từ chức sau vụ việc này.

Hiệp định Biển cả (Ảnh minh họa: Ambafrance)

Hiệp định Biển cả đã nhận đủ sự ủng hộ để có hiệu lực: Dấu mốc lịch sử

(GLO)-Hiệp định Biển cả đã nhận đủ sự ủng hộ của 60 quốc gia để có hiệu lực ngay từ đầu năm 2026. Theo Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, 55 quốc gia đã hoàn tất phê chuẩn hiệp định, khoảng 15 quốc gia đang trong quá trình phê chuẩn với ngày cụ thể và 15 quốc gia khác sẽ hoàn tất vào cuối năm.

null