Mức chuẩn trợ giúp xã hội là 360.000 đồng/tháng kể từ ngày 1.7.2021

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Nghị định 20/2021/NĐ-CP quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội sẽ có hiệu lực từ ngày 1.7.2021.
 
Mức chuẩn trợ giúp xã hội là 360.000 đồng/tháng kể từ ngày 1.7.2021. ẢNH MINH HỌA: TNO
Mức chuẩn trợ giúp xã hội là 360.000 đồng/tháng kể từ ngày 1.7.2021. ẢNH MINH HỌA: TNO
Nghị định 20/2021/NĐ-CP quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội sẽ có hiệu lực từ ngày 1.7.2021. Đáng chú ý là quy định tăng mạnh mức trợ cấp xã hội hằng tháng.
Tăng 90.000 đồng mức trợ cấp xã hội
Nghị định 20/2021/NĐ-CP quy định về chính sách trợ giúp xã hội thường xuyên tại cộng đồng; nhận chăm sóc, nuôi dưỡng tại cộng đồng; trợ giúp xã hội khẩn cấp và chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở trợ giúp xã hội. Đáng chú ý, Điều 4 Nghị định 20/2021/NĐ-CP quy định mức chuẩn trợ giúp xã hội áp dụng từ ngày 1.7.2021 là 360.000 đồng/tháng.
Tùy theo khả năng cân đối của ngân sách, tốc độ tăng giá tiêu dùng và tình hình đời sống của đối tượng bảo trợ xã hội, cơ quan có thẩm quyền xem xét, điều chỉnh tăng mức chuẩn trợ giúp xã hội cho phù hợp; bảo đảm tương quan chính sách đối với các đối tượng khác.
Hiện hành, Nghị định 236/2013/NĐ-CP quy định mức chuẩn trợ cấp xã hội là 270.000 đồng.
Cách tính trợ cấp xã hội hằng tháng
Theo Điều 6 Nghị định 20/2021/NĐ-CP về mức trợ cấp xã hội hằng tháng quy định, mức trợ cấp xã hội hằng tháng bằng mức chuẩn trợ giúp xã hội quy định tại Điều 4 Nghị định này nhân với hệ số tương ứng.
Trong đó, hệ số tương ứng được Nghị định 20/2021/NĐ của Chính phủ quy định, cụ thể như sau:
Đối tượng trẻ em dưới 16 tuổi không có nguồn nuôi dưỡng quy định tại khoản 1, Điều 5 Nghị định 20/2021/NĐ - CP: Hệ số 2,5 đối với trường hợp dưới 4 tuổi; Hệ số 1,5 đối với trường hợp từ đủ 4 tuổi trở lên.
Hệ số 1,5 đối với đối tượng quy định tại khoản 2, Điều 5, bao gồm: Người thuộc diện trẻ em dưới 16 tuổi không có nguồn nuôi dưỡng đang hưởng trợ cấp xã hội hằng tháng mà đủ 16 tuổi nhưng đang học văn hóa, học nghề, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học văn bằng thứ nhất thì tiếp tục được hưởng chính sách trợ giúp xã hội cho đến khi kết thúc học, nhưng tối đa không quá 22 tuổi.
Đối với đối tượng quy định tại khoản 3 Điều 5 Nghị định 20/2021 là trẻ em nhiễm HIV/AIDS thuộc hộ nghèo: Hệ số 2,5 đối với đối tượng dưới 4 tuổi; Hệ số 2,0 đối với đối tượng từ đủ 4 tuổi đến dưới 16 tuổi.
Đối với đối tượng quy định tại khoản 4, Điều 5 Nghị định 20/2021, bao gồm: Người thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo chưa có chồng hoặc chưa có vợ, đã có chồng hoặc vợ nhưng đã chết hoặc mất tích theo quy định của pháp luật và đang nuôi con dưới 16 tuổi hoặc đang nuôi con từ 16 đến 22 tuổi và người con đó đang học văn hóa, học nghề, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học văn bằng thứ nhất quy định tại khoản 2, Điều 5: Hệ số 1,0 đối với mỗi một con đang nuôi.
Đối với đối tượng người cao tuổi quy định tại khoản 5, Điều 5 Nghị định 20/2021: Hệ số 1,5 đối với đối tượng quy định tại điểm a khoản 5 từ đủ 60 tuổi đến 80 tuổi; Hệ số 2,0 đối với đối tượng quy định tại điểm a khoản 5 từ đủ 80 tuổi trở lên; Hệ số 1,0 đối với đối tượng quy định tại các điểm b và c khoản 5; Hệ số 3,0 đối với đối tượng quy định tại điểm d, khoản 5.
Đối với đối tượng quy định tại khoản 6 Điều 5 Nghị định 20/2021, bao gồm: Người khuyết tật nặng, người khuyết tật đặc biệt nặng theo quy định pháp luật về người khuyết tật: Hệ số 2,0 đối với người khuyết tật đặc biệt nặng; Hệ số 2,5 đối với trẻ em khuyết tật đặc biệt nặng hoặc người cao tuổi là người khuyết tật đặc biệt nặng; Hệ số 1,5 đối với người khuyết tật nặng; Hệ số 2,0 đối với trẻ em khuyết tật nặng hoặc người cao tuổi là người khuyết tật nặng.
Và hệ số 1,5 đối với đối tượng quy định tại các khoản 7, khoản 8, Điều 5 Nghị định 20/2021, bao gồm: Trẻ em dưới 3 tuổi thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo không thuộc đối tượng quy định tại các khoản 1, 3 và 6 điều này đang sống tại địa bàn các xã, thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đặc biệt khó khăn; Người nhiễm HIV/AIDS thuộc diện hộ nghèo không có nguồn thu nhập ổn định hằng tháng như tiền lương, tiền công, lương hưu, trợ cấp bảo bảo hiểm xã hội, trợ cấp xã hội hằng tháng.
Nghị định 20/2021/NĐ-CP quy định về chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội sẽ thay thế Nghị định 136/2013/NĐ-CP.
Theo Bích Ngân (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Hồ nuôi cá của gia đình ông Phan Đình Đại (thôn 5, xã Ia Tô). Ảnh: N.H

Ia Grai phát triển nghề nuôi cá nước ngọt

(GLO)- Tận dụng nguồn nước mặt dồi dào từ lòng hồ thủy điện, hồ thủy lợi và sông suối, nhiều hộ dân trên địa bàn huyện Ia Grai (tỉnh Gia Lai) đã đầu tư nuôi cá nước ngọt để tăng thêm thu nhập cho gia đình.

Cha mẹ hãy thực sự là người thầy đầu tiên của con, dạy cho trẻ những thói quen tốt. Ảnh: MINH HUỆ

Nền tảng của giáo dục gia đình

(GLO)- Người xưa có câu “Mẹ dạy thì con khéo, cha dạy thì con khôn”, ngụ ý thể hiện tầm quan trọng của những người làm cha mẹ trong việc giáo dục con cái. Có lẽ, tất cả chúng ta đều phải thừa nhận rằng, gia đình là nền tảng tiên quyết, góp phần hình thành tính cách và nhân cách của một con người.

Gia Lai: Triển lãm tài liệu lưu trữ kết hợp trao trả hồ sơ cán bộ đi B từ ngày 17 đến 30-4

Gia Lai: Triển lãm tài liệu lưu trữ kết hợp trao trả hồ sơ cán bộ đi B từ ngày 17 đến 30-4

(GLO)- Ngày 26-3, UBND tỉnh Gia Lai đã ban hành Kế hoạch tổ chức triển lãm tài liệu lưu trữ kết hợp trao trả hồ sơ cán bộ đi B nhân kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025) với chủ đề “50 năm độc lập, thống nhất đất nước: Trỗi dậy miền đất Bazan”.

Việt Nam đứng thứ 4 khu vực Đông Nam Á về mức độ an toàn với 59,2 điểm. Ảnh: Phương Vi

Việt Nam xếp thứ 4 Đông Nam Á về mức độ an toàn

(GLO)- Trang web Numbeo-một trang web chuyên thống kê về chỉ số mức sống tại các thành phố và quốc gia vừa công bố danh sách các quốc gia an toàn nhất thế giới. Trong đó, xếp theo khu vực, Việt Nam đứng thứ 4 Đông Nam Á với 59,2 điểm.

Y-bác sĩ Bệnh viện Nhi tỉnh động viên chị Siu Bếp (bìa trái, làng O Grưng, xã Ia Ko, huyện Chư Sê) cố gắng cho con nằm viện điều trị. Ảnh: N.N

Điểm tựa cho bệnh nhân nghèo

(GLO)- Chứng kiến những bệnh nhân nghèo, khó khăn không có tiền điều trị, đội ngũ y-bác sĩ tại các bệnh viện trong tỉnh Gia Lai đã không ngần ngại đứng ra giúp đỡ, trở thành điểm tựa cho bệnh nhân an tâm điều trị.