Món cá kho làng Vũ Đại "hút" khách ngày Tết ở Pleiku

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Nhắc đến làng Vũ Đại ngày xưa, người ta nghĩ ngay đến mối tình “Chí Phèo-Thị Nở” trong tác phẩm văn học nổi tiếng của nhà văn Nam Cao. Còn ngày nay, làng Vũ Đại được biết đến với món cá kho cổ truyền, một đặc sản thấm đẫm hồn quê.

Bà Trần Thị Hoạt chuẩn bị những nồi cá kho cho khách. Ảnh: Hồng Ngọc
Bà Trần Thị Hoạt chuẩn bị những nồi cá kho cho khách. Ảnh: Hồng Ngọc

Chúng tôi có dịp đến thăm cơ sở chuyên làm món cá kho làng Vũ Đại của vợ chồng ông Trần Hữu Phong-bà Trần Thị Hoạt tại hẻm 279/14 Phạm Văn Đồng (tổ 2, phường Thống Nhất, TP. Pleiku) trong một ngày giáp Tết Tân Sửu 2021. Ngay khi bước vào đầu ngõ, chúng tôi đã ngửi thấy mùi cá kho thơm lừng.

Ông Phong (quê gốc ở làng Đại Hoàng, xã Hòa Hậu, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam) cho biết: Cá kho làng Vũ Đại hay còn gọi là cá kho Đại Hoàng là một trong những món ăn được truyền từ đời này sang đời khác. Trước đây, cá kho là món ăn thường ngày của những người dân lam lũ quanh năm “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời”. Tuy nhiên, món ăn này giờ lại trở thành đặc sản, nhất là vào dịp Tết. Vì vậy, cá kho được người sành ăn xem như món quà biếu lúc Tết đến xuân về và dần dần được nhiều người biết đến.

Một trong những công đoạn chế biến cá kho. Ảnh: Hồng Ngọc
Cá được chế biến, ướp gia vị trước khi đem kho. Ảnh: Hồng Ngọc

Là khách hàng thường xuyên mua cá kho làng Vũ Đại, chị Trần Thị Minh Tân (phường Phù Đổng, TP. Pleiku) chia sẻ: “Không những vào dịp lễ, Tết mà những ngày bình thường, gia đình tôi cũng thường xuyên ăn món cá kho truyền thống này. Mấy đứa nhỏ ở nhà cũng thích ăn cơm với cá kho lắm! Phải nói rằng khi ăn món cá kho này là ghiền ngay bởi hương vị đặc biệt, dễ ăn, không ngán như các loại thịt khác”.

Còn anh Phạm Minh Hoàng (đường Hồ Tùng Mậu, TP. Pleiku) cho hay: “Không những ăn thường xuyên món cá kho làng Vũ Đại, tôi còn mua biếu bạn bè, người thân làm quà. Ai ăn cũng thích, có người hỏi xin địa chỉ và số điện thoại để đặt mua nữa”.

Cũng bị món cá kho làng Vũ Đại hấp dẫn, chị Nguyễn Thị Thu Trang (phường Yên Thế, TP. Pleiku) chia sẻ: “Khi mục sở thị, tôi rất yên tâm và tin tưởng về chất lượng của món ăn này. Vì thế tôi quyết định đặt hàng để kịp bổ sung vào thực đơn của gia đình dịp Tết Nguyên đán”.

Cá kho xong, chuẩn bị giao cho khách. Ảnh: Hồng NgọcCá kho xong, chuẩn bị giao cho khách. Ảnh: Hồng Ngọc
Cá kho xong chuẩn bị giao cho khách. Ảnh: Hồng Ngọc

Nói về bí quyết để có nồi cá kho thơm ngon, mang đậm hồn quê, bà Trần Thị Hoạt cho biết, để có được món cá kho mang hương vị quê hương thì đích thân bà phải là người chế biến. Nguyên liệu của món năn này rất gần gũi, quen thuộc với mọi người như: cá trắm đen hoặc cá trắm cỏ tươi tự nhiên, các loại gia vị như nước mắm, kẹo đắng, nước cốt chanh, gừng, riềng, ớt, thịt heo, nước cốt cua đồng...

Nguyên liệu là vậy nhưng bí quyết để tạo ra món ăn ngon, chính hiệu cá kho làng Vũ Đại nằm ở khâu chế biến. Ở đây, chỉ có 3 công đoạn chính là làm cá, xếp cá vào nồi và kho cá, nhưng mỗi khâu đều có những yêu cầu khắt khe, nghiêm ngặt để tạo ra nồi cá kho đạt chất lượng.

“Dịp Tết Nguyên đán năm nay, chúng tôi kho khoảng 500 nồi cá cho khách, không chỉ ở Gia Lai mà còn đưa đi các tỉnh như Bình Định, Đak Lak, Bình Dương… Giá dao động từ 350 ngàn đồng đến  500 ngàn đồng 1 nồi cá trắm cỏ; từ 600 ngàn đồng đến 1 triệu đồng 1 nồi cá trắm đen (tùy vào nồi to hay nhỏ)”-bà Hoạt cho hay.
 

HỒNG NGỌC
 

Có thể bạn quan tâm

Mẹ mất, em Thái Thị Mỹ Diệu (ở giữa) trở thành trụ cột gia đình và chăm sóc 2 em. Ảnh: N.N

Xót lòng 3 trẻ mồ côi

(GLO)- Mẹ qua đời, cha bỏ nhà đi , em Thái Thị Mỹ Diệu (SN 2006, hẻm 174 Nguyễn Văn Cừ, tổ 7, phường Diên Hồng, TP. Pleiku) phải bỏ dở việc học để chăm sóc 2 em nhỏ.

Đoàn giám sát HĐND tỉnh làm việc tại huyện Đak Đoa về việc cấp giấy CNQSDĐ cho các đối tượng được hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi. Ảnh: Lê Nam

Đak Đoa: 42/148 hộ hỗ trợ nhà ở, đất ở được cấp giấy CNQSDĐ

(GLO)- Sáng 16-12, Đoàn giám sát HĐND tỉnh do bà Đinh Ly An-Trưởng Ban Dân tộc làm trưởng đoàn đã giám sát tại huyện Đak Đoa về “việc cấp giấy CNQSDĐ cho các đối tượng được hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi”.

Nhờ nguồn vốn vay sản xuất kinh doanh vùng khó khăn, bà Nguyễn Thị Nga (bìa trái, làng Sur B, xã Ia Hla, huyện Chư Pưh) đã đầu tư phát triển sản xuất, ổn định cuộc sống. Ảnh: S.C

“Bà đỡ” của người dân vùng khó

(GLO)- Thông qua chương trình tín dụng ưu đãi, người dân các xã vùng khó khăn của Chư Pưh (tỉnh Gia Lai) được vay 100 triệu đồng để đầu tư phát triển sản xuất, nâng cao đời sống. Chương trình này được ví như “bà đỡ” của người dân vùng khó.

Đoàn giám sát HĐND tỉnh giám sát tại thị xã Ayun Pa về “việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các đối tượng được hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi. Ảnh: Lê Nam

Nhiều địa phương gặp khó trong cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ nghèo

(GLO)- Thực hiện Dự án 1-Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi các địa phương đã triển khai hỗ trợ nhà ở, đất ở cho hộ nghèo. Tuy nhiên, một số địa phương gặp khó trong việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các đối tượng này.

Anh Đinh Bưng (làng Nhoi, xã Tú An) phấn khởi khi được dùng nước sạch. Ảnh: A.P

Phát huy hiệu quả vốn vay chương trình nước sạch, vệ sinh

(GLO)- Từ nguồn vốn vay ưu đãi của Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách Xã hội (CSXH) thị xã An Khê (tỉnh Gia Lai), hàng ngàn hộ dân trên địa bàn thị xã có thêm điều kiện đầu tư nâng cấp, xây dựng công trình nước sạch, công trình vệ sinh, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống.