Kiểm tra, giám sát công tác rà soát hộ nghèo tại xã Gào và Chư Á

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)-Ngày 18-10, Đoàn công tác của Sở Xây dựng đã có buổi kiểm tra, giám sát công tác rà soát hộ nghèo, cận nghèo năm 2023 tại xã Gào và Chư Á (TP. Pleiku).
Đoàn đã kiểm tra thực tế hoàn cảnh của một số hộ nghèo tại xã Gào. Ảnh: Nhật Hào

Đoàn đã kiểm tra thực tế hoàn cảnh của một số hộ nghèo tại xã Gào. Ảnh: Nhật Hào

Theo đó, năm 2023 công tác điều tra, rà soát hộ nghèo trên địa bàn xã Gào được tiến hành bằng phương pháp đánh giá, chấm điểm tài sản, thu thập thông tin đặc điểm, điều kiện sống của hộ gia đình để ước lượng thu nhập và xác định mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản của hộ nghèo, cận nghèo trực tiếp đến từng hộ gia đình. Kết quả, xã Gào hiện có 1.187 hộ, trong đó còn 19 hộ nghèo (chiếm 1,6%) và 49 hộ cận nghèo (chiếm 4,04%).

Còn tại xã Chư Á, UBND xã đã thành lập Ban Chỉ đạo điều tra, rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo, nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp có mức sống trung bình năm 2023 và phân công thành viên phụ trách rà soát hộ nghèo theo từng địa bàn thôn làng. Sau khi có kết quả rà soát, Ban Chỉ đạo điều tra, rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo của xã tiếp tục thẩm định lại kết quả rà soát và tổ chức các cuộc họp để lấy ý kiến của người dân; đồng thời tổng hợp báo cáo Đảng ủy xã xin ý kiến kết quả chính thức về tổng số hộ nghèo, cận nghèo và danh sách hộ nghèo, cận nghèo trên địa bàn. Kết quả, toàn xã hiện có 2.465 hộ, trong đó, có 39 hộ nghèo (chiếm 1,58% và 100% là hộ đồng bào dân tộc thiểu số) và 44 hộ cận nghèo (chiếm 1,78%).

Đoàn đã kiểm tra hoàn cảnh gia đình anh Rơ Châm Duit (làng Wâu). Ảnh: Nhật Hào

Đoàn đã kiểm tra hoàn cảnh gia đình anh Rơ Châm Duit (làng Wâu). Ảnh: Nhật Hào

Tại buổi làm việc, các địa phương đã xác định nguyên nhân nghèo chủ yếu do thiếu đất sản xuất, không có việc làm ổn định; có hoàn cảnh khó khăn đột xuất, tai nạn lao động, mắc bệnh hiểm nghèo, người già neo đơn... Đồng thời, nêu một số khó khăn gặp phải trong công tác giảm nghèo cũng như công tác rà soát hộ nghèo, cận nghèo trên địa bàn.

Đoàn công tác ghi nhận những cố gắng của các xã trong công tác giảm nghèo cũng như rà soát hộ nghèo, cận nghèo trên địa bàn. Đồng thời, Đoàn công tác cũng đề nghị các địa phương rà soát lại hộ nghèo, cận nghèo nhằm đảm bảo chính xác, dân chủ, công khai và đúng quy định, đúng đối tượng, không bỏ sót đối tượng và phản ánh đúng thực trạng đời sống của người dân để làm cơ sở cho việc thực hiện các chính sách an sinh xã hội, giảm nghèo trong năm 2024.

Có thể bạn quan tâm

Dự kiến bình quân mỗi cấp xã có khoảng 32 biên chế, chuyển 100% biên chế cấp huyện về xã

Dự kiến bình quân mỗi cấp xã có khoảng 32 biên chế, chuyển 100% biên chế cấp huyện về xã

(GLO)- Định hướng một số nhiệm vụ về tổ chức bộ máy, cán bộ, công chức, viên chức khi thực hiện sắp xếp, Ban Chỉ đạo sắp xếp đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp dự kiến bình quân mỗi cấp xã có khoảng 32 biên chế.

Mô hình trồng ngô ngọt của phụ nữ Ia Broăi mang lại hiệu quả kinh tế cao. Ảnh: Vũ Chi

Phụ nữ Ia Broăi thay đổi nếp nghĩ, cách làm

(GLO)- Với sự đồng hành của Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) xã Ia Broăi (huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai), nhiều hội viên phụ nữ dân tộc thiếu số đã từng bước thay đổi nếp nghĩ, cách làm, lựa chọn mô hình phát triển kinh tế phù hợp với điều kiện gia đình, mang lại thu nhập ổn định, cải thiện cuộc sống.

Sở Tài chính Gia Lai đề xuất phân bổ lại kinh phí chi thực hiện xóa nhà tạm, nhà dột nát từ nguồn hỗ trợ của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam

Sở Tài chính Gia Lai đề xuất phân bổ lại kinh phí chi thực hiện xóa nhà tạm, nhà dột nát từ nguồn hỗ trợ của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam

(GLO)- Ngày 11-4, Sở Tài chính tỉnh Gia Lai có Công văn số 1269/STC-QLNS về việc đề xuất phân bổ lại kinh phí chi thực hiện xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn tỉnh từ nguồn kinh phí hỗ trợ của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam.