Dự án công trình thủy lợi Hồ chứa nước Ia Mơr:

Không chuyển đổi đất rừng làm vùng tưới

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai vừa có Công văn 205/UBND-NL gửi Bộ Nông nghiệp và PTNT đề nghị không chuyển đổi mục đích sử dụng hơn 4.757 ha đất lâm nghiệp có rừng tự nhiên để làm vùng tưới của Hồ thủy lợi Ia Mơr (huyện Chư Prông) mà chuyển vùng tưới này sang các diện tích khác.

Cụ thể là 1.234 ha đất nông nghiệp hiện có để sản xuất lúa nước (thuộc địa bàn xã Ia Mơr, Ia Piơr) và 3.664 ha “tạo nguồn” cho khu tưới thuộc diện tích cây cao su kém phát triển của các doanh nghiệp để chuyển đổi cây trồng khác.

Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai đề nghị Bộ Nông nghiệp và PTNT không chuyển đổi mục đích sử dụng hơn 4.757 ha đất lâm nghiệp có rừng tự nhiên để làm vùng tưới của Hồ thủy lợi Ia Mơr mà chuyển vùng tưới này sang các diện tích khác. Ảnh: Minh Nguyễn

Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai đề nghị Bộ Nông nghiệp và PTNT không chuyển đổi mục đích sử dụng hơn 4.757 ha đất lâm nghiệp có rừng tự nhiên để làm vùng tưới của Hồ thủy lợi Ia Mơr mà chuyển vùng tưới này sang các diện tích khác. Ảnh: Minh Nguyễn

Cùng với đó, tỉnh cũng đề nghị Bộ Nông nghiệp và PTNT cho phép (hoặc đề xuất cơ quan có thẩm quyền cho phép) điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án phù hợp với vùng tưới đề xuất chuyển đổi nêu trên. Tiếp tục làm chủ đầu tư, tổ chức thuê đơn vị tư vấn khảo sát, đề xuất cụ thể giải pháp công trình, xác định kinh phí; ưu tiên bố trí kinh phí trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2026-2030 của Bộ để đầu tư xây dựng hệ thống kênh nhánh, bơm tưới trọng lực, kênh nội đồng, khai hoang xây dựng đồng ruộng nhằm phát huy hiệu quả công trình trên địa bàn tỉnh Gia Lai.

Hồ thủy lợi Ia Mơr được phân kỳ đầu tư 2 giai đoạn với tổng kinh phí hơn 2.604 tỷ từ nguồn trái phiếu Chính phủ. Dự án này do Bộ Nông nghiệp và PTNT triển khai thực hiện từ năm 2005 với nhiệm vụ cấp nước tưới cho 14.347 ha đất canh tác. Trong đó, khu vực Gia Lai là 8.500 ha, Đak Lak là 4000 ha và cấp nước tưới cho 2 hồ đập khác (hồ Plei Pai 877 ha, đập Ia Lốp 970 ha), cung cấp nước sinh hoạt cho 50.000 người, kết hợp giảm lũ cho hạ du, phát điện, giao thông nông thôn và nuôi trồng thủy sản.

Dự án công trình thủy lợi Hồ chứa nước Ia Mơr được đầu tư trên 2.600 tỷ đồng có nhiệm vụ cấp nước tưới cho 14.347 ha đất canh tác nhưng đến nay vẫn chưa phát huy hiệu quả do thiếu vùng tưới. Ảnh: Minh Nguyễn

Dự án công trình thủy lợi Hồ chứa nước Ia Mơr được đầu tư trên 2.600 tỷ đồng có nhiệm vụ cấp nước tưới cho 14.347 ha đất canh tác nhưng đến nay vẫn chưa phát huy hiệu quả do thiếu vùng tưới. Ảnh: Minh Nguyễn

Hiện khu tưới của hệ thống công trình thủy lợi Ia Mơr trên địa bàn tỉnh đã có 3.602 ha/8.500 ha, phần diện tích còn thiếu so với thiết kế là 4.898 ha (trong đó, 4.757,52 ha đất có rừng tự nhiên cần chuyển đổi theo dự kiến thiết kế phê duyệt ban đầu và 140 ha là đất nông nghiệp thuộc xã Ia Mơr). Tuy nhiên, phần diện tích rừng này không chuyển mục đích sử dụng rừng để làm khu tưới được, nguyên nhân là do cơ chế chính sách thay đổi.

Do vậy, để sớm hoàn thành các mục tiêu của dự án hoặc đảm bảo hiệu quả tối ưu đối với công trình, tỉnh đề nghị Bộ Nông nghiệp và PTNT chỉ đạo Ban quản lý Đầu tư xây dựng Thủy lợi 8 khẩn trương hoàn thiện các thủ tục hồ sơ nhằm sớm triển khai xây dựng hoàn thiện hệ thống kênh nhánh (giai đoạn trung hạn 2021-2025) để tưới cho diện tích 2.279 ha trên địa bàn xã Ia Mơr; đồng thời thống nhất và trình cấp thẩm quyền chuyển vùng tưới sang các diện tích khác trên địa bàn tỉnh Gia Lai. Từ đó, khai thác hiệu quả tiềm năng đất đai vùng dự án, biến nơi đây thành vùng trọng điểm nông nghiệp, góp phần giải quyết vấn đề lương thực cho Gia Lai, Đak Lak nói riêng, Tây Nguyên nói chung và ổn định an ninh, quốc phòng vùng biên giới Tây Nam…

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai: Gần 15 ngàn đại biểu dự hội nghị quán triệt các nghị quyết của Đảng

Gia Lai: Gần 15 ngàn đại biểu dự hội nghị quán triệt các nghị quyết của Đảng

(GLO)- Sáng 1-12, Bộ Chính trị, Ban Bí thư tổ chức Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai tổng kết việc thực hiện Nghị quyết 18-NQ/TW; tình hình kinh tế-xã hội năm 2024, giải pháp tăng tốc phát triển kinh tế-xã hội năm 2025 và tháo gỡ những điểm nghẽn, nút thắt về thể chế.