Kbang: Niềm vui nước sạch về làng

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- Nhà máy cấp nước xã Đông và xã Nghĩa An (huyện Kbang) thuộc chương trình “Mở rộng quy mô vệ sinh và nước sạch nông thôn dựa trên kết quả” vay vốn Ngân hàng Thế giới (WB), do Ban Quản lý các dự án đầu tư xây dựng tỉnh Gia Lai làm chủ đầu tư.

Công trình có tổng vốn đầu tư hơn 47 tỷ đồng, trong đó, nguồn vốn trung ương và tỉnh hỗ trợ 90%, còn lại ngân sách địa phương, vốn huy động của người dân và nguồn vốn hợp pháp khác 10%. Công trình được khởi công năm 2019, đến năm 2021 hoàn thành và bàn giao cho Trạm Quản lý thủy nông huyện Kbang quản lý, vận hành, khai thác.

Dẫn chúng tôi tham quan Nhà máy, anh Nguyễn Đăng Chiến-Nhân viên quản lý vận hành Nhà máy cấp nước xã Đông và xã Nghĩa An-cho biết: Nhà máy được xây dựng cạnh hồ chứa nước của Công ty Thủy điện An Khê-Ka Nak có công suất thiết kế 1.000 m3/ngày đêm.

Hàng ngày, Nhà máy lấy nguồn nước thô từ hồ, bơm lên hệ thống lọc. Tại đây, nước được bổ sung phèn PAC, chất clo để xử lý qua hệ thống bể lắng, bể lọc, bể chứa đạt tiêu chuẩn vệ sinh, xả tự động theo đường ống cấp nước đến từng nhà dân.

“Trạm đã triển khai ký hợp đồng với các hộ dân, thỏa thuận giá cung ứng bình quân 6.170 đồng/m3 chưa tính thuế. Tiền thu từ dịch vụ cung cấp nước sử dụng chi trả công những người quản lý, vận hành nhà máy và chi phí tiền điện, hóa chất, bảo trì, sửa chữa hệ thống đường ống”-anh Chiến chia sẻ.

Nhìn dòng nước sạch chảy vào thùng chứa, chị Đinh Thị Bắc (làng Lợk, xã Nghĩa An) phấn khởi cho hay: “Khi hệ thống ống dẫn nước kéo về làng, tôi đã đăng ký sử dụng nước sạch.

Hơn 3 năm qua, nhờ sử dụng nguồn nước hợp vệ sinh, các dụng cụ chứa nước, thiết bị nhà tắm, nhà vệ sinh của gia đình không bị bám cặn, ố vàng; tắm rửa không bị mẩn ngứa, nổi mụn nhọt như hồi sử dụng nước giếng nữa. Gia đình tôi yên tâm sử dụng nguồn nước này”.

Chị Đinh Thị Bắc (làng Lợk, xã Nghĩa An, huyện Kbang) phấn khởi khi được sử dụng nguồn nước hợp vệ sinh. Ảnh: N.M

Chị Đinh Thị Bắc (làng Lợk, xã Nghĩa An, huyện Kbang) phấn khởi khi được sử dụng nguồn nước hợp vệ sinh. Ảnh: N.M

Bà Đinh Thị Hoan-Bí thư Chi bộ thôn 1 (xã Đông) chia sẻ: Thôn 1 có 238 hộ, người Bahnar chiếm 63%. Hiện nay, hơn 60% hộ dân đã sử dụng nước của Nhà máy; số hộ còn lại nằm trong hẻm chưa có hệ thống đường ống dẫn nước.

“Trước khi có nước máy, bà con phải gùi nước từ rẫy về dùng hoặc hứng nước mưa để nấu ăn. Một số hộ có giếng nhưng nước nhiễm phèn, mùa mưa nước đục, mùa khô nước cạn dẫn đến thiếu nước sinh hoạt. Khi tắm giặt, bà con phải ra sông, ra suối, nguy cơ mất an toàn rất cao. Chị em đi làm rẫy về đã mệt mỏi còn phải lấy nước rất cực nhọc. Giờ thì dân làng được sử dụng nguồn nước hợp vệ sinh, ai nấy đều phấn khởi”-bà Hoan vui vẻ nói.

Theo ông Nguyễn Đăng Chung-Chủ tịch UBND xã Đông: Xã có 6 thôn/8 cụm dân cư người Bahnar. Đến nay, 6 cụm dân cư đã tiếp cận nguồn nước hợp vệ sinh của Nhà máy cấp nước xã Đông và xã Nghĩa An; số còn lại sử dụng nguồn nước giếng khoan do Nhà nước đầu tư đảm bảo chất lượng, đáp ứng nhu cầu nước sinh hoạt của người dân.

Nhờ nguồn nước sạch, nhiều năm nay, xã duy trì, nâng cao tiêu chí số 17 về môi trường và an toàn thực phẩm, xây dựng xã, làng nông thôn mới.

“Dự kiến từ nay đến cuối năm 2024, xã tiếp tục phối hợp với Trạm Quản lý thủy nông huyện vận động người dân thôn 6 đóng góp kinh phí để lắp đặt hệ thống ống dẫn nước, phục vụ nhu cầu nước sạch cho bà con”-ông Chung nói.

Hệ thống lọc nước hiện đại của Nhà máy cấp nước xã Đông và xã Nghĩa An, cung cấp nguồn nước hợp vệ sinh cho người dân. Ảnh: Ngọc Minh

Hệ thống lọc nước hiện đại của Nhà máy cấp nước xã Đông và xã Nghĩa An, cung cấp nguồn nước hợp vệ sinh cho người dân. Ảnh: Ngọc Minh

Trao đổi với P.V, ông Tạ Đức Hưng-Trạm trưởng Trạm Quản lý thủy nông huyện, đơn vị quản lý, vận hành Nhà máy cấp nước xã Đông và xã Nghĩa An-cho biết: Đơn vị đã khai thác hơn 50% công suất thiết kế, cung cấp nước sinh hoạt cho người dân ở xã Đông, xã Nghĩa An, làng Lợt (xã Đak Hlơ), làng Groi và tổ dân phố 1 (thị trấn Kbang) với tổng số 1.791 đấu nối.

Trong đó, xã Đông có 891 đấu nối/1.502 hộ, đạt 59,3% số hộ trên địa bàn; xã Nghĩa An có 670 đấu nối/1.075 hộ, đạt 62,3%; làng Lợt 46 có đấu nối/67 hộ, đạt 68,66%; làng Groi có 82 đấu nối/95 hộ, đạt 86,32% và tổ dân phố 1 có 102 đấu nối/280 hộ, đạt 36,43%.

“Để phát huy hiệu quả công trình, Trạm tiếp tục thực hiện quy trình bảo trì và vận hành công trình đã được phê duyệt; thường xuyên kiểm tra hệ thống tuyến ống, kịp thời phát hiện nguy cơ xảy ra sự cố để phòng tránh và khắc phục kịp thời; giữ mối liên hệ thường xuyên với chính quyền địa phương, các khu dân cư trong phạm vi cấp nước để nắm bắt thông tin về số lượng, chất lượng nước và nhu cầu lắp đặt đấu nối mới, mở rộng phạm vi cấp nước.

Đồng thời, triển khai thực hiện kế hoạch cấp nước an toàn cho công trình xã Đông và xã Nghĩa An giai đoạn 2024-2028 theo Kế hoạch số 2390/KH-UBND ngày 6-9-2023 của UBND tỉnh về kế hoạch cấp nước sinh hoạt an toàn khu vực nông thôn trên địa bàn tỉnh Gia Lai giai đoạn 2024-2028”-ông Hưng thông tin.

Có thể bạn quan tâm

 Hiệu quả truyền thông giảm nghèo ở phường Thống Nhất

Hiệu quả truyền thông giảm nghèo ở phường Thống Nhất

(GLO)- Thời gian qua, phường Thống Nhất (TP. Pleiku) đã tập trung phổ biến, tuyên truyền mục đích, ý nghĩa của việc thực hiện công tác giảm nghèo bằng nhiều hình thức. Nhờ đó, người dân đã chủ động phát triển sản xuất, chăn nuôi giúp tăng thu nhập, tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo giảm dần qua các năm.

“Đứng dậy” từ lầm lỗi

“Đứng dậy” từ lầm lỗi

(GLO)- Nhìn những bằng khen, giấy khen treo trên tường nhà, ít ai ngờ rằng, ông Kpă Dõ-Trưởng ban Công tác Mặt trận làng Lê Ngol (xã Ia Tiêm, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) từng một thời chìm trong lầm lỗi. Nhờ được cảm hóa và giúp đỡ, ông đã mạnh mẽ “đứng dậy” làm lại cuộc đời.

Minh họa: ĐẶNG HỒNG QUÂN

Tuổi già

(GLO)- Gần đây, tôi ít về quê. Nhiều khi người thân ở quê có việc hoặc muốn biết về tình hình phát triển của quê hương, chỉ cần bỏ ra mươi phút lướt mạng là có đầy đủ thông tin.

Gia Lai: Giao mục tiêu, nhiệm vụ thực hiện chương trình MTQG cho 2 huyện Krông Pa và Chư Pưh

Gia Lai: Giao mục tiêu, nhiệm vụ thực hiện chương trình MTQG cho 2 huyện Krông Pa và Chư Pưh

(GLO)- Ngày 12-11, UBND tỉnh Gia Lai có quyết định về việc giao mục tiêu, nhiệm vụ, yêu cầu cụ thể đối với từng chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) cho huyện Krông Pa và huyện Chư Pưh thực hiện thí điểm cơ chế phân cấp cho cấp huyện trong quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình MTQG.

Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Phạm Minh Trung khẳng định việc giao quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai sẽ tạo thuận lợi cho người dân lẫn cơ quan quản lý (ảnh nguồn internet).

Phân cấp thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất: Thuận lợi cho người dân lẫn cơ quan quản lý

(GLO)- Theo phân cấp, từ ngày 1-11-2024, chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai các huyện, thị xã, thành phố được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất, xác nhận thay đổi đối với trường hợp đăng ký biến động... tạo thuận lợi cho người dân lẫn cơ quan quản lý.

Người dân làng Kmông phấn khởi khi công trình nước sạch được đưa vào sử dụng. Ảnh: N.H

Nước sạch về làng

(GLO)- Hàng trăm hộ dân ở làng Kmông và De Lung 1 (xã Ia Tô, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai) vô cùng phấn khởi khi công trình nước sạch do Hội Liên hiệp phụ nữ xã kêu gọi doanh nghiệp hỗ trợ xây dựng đã hoàn thành đưa vào sử dụng.