Karaoke... tra tấn

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Hát karaoke tại gia đình là một trong những nhu cầu giải trí, thưởng thức văn hóa của mỗi người. Tuy nhiên, tổ chức hát hay mở nhạc nghe như thế nào, mức độ âm thanh ra sao để không làm ảnh hưởng đến người khác lại là điều cần nói đến.
 

Xóm tôi phần lớn là lao động phổ thông. Sau 1 ngày làm việc vất vả, thỉnh thoảng, một vài gia đình tổ chức... giải mỏi. Sau vài vại bia, ly rượu là cuộc vui karaoke “kẹo kéo” bắt đầu. Việc tổ chức hát là nhu cầu cá nhân không có điều gì đáng nói, có điều âm lượng quá cỡ, hết sức ồn ào làm ảnh hưởng đến thời gian nghỉ ngơi, cần yên tĩnh của người lớn tuổi và học tập của trẻ em. Đây chính là nỗi khổ của những người xung quanh. Có những ngày, hát hò gần như thâu đêm. Dãy nhà trọ 5 phòng thì có 2 phòng hát, kèm theo 2 nhà phía cuối đường cũng hát. Nào là “Đắp mộ cuộc tình”: “Lá  bay chất nặng tuổi đời/Nhớ người ta rót ly này... nào... zô”; “Không, không, tôi không còn, tôi không còn yêu em nữa”, “Em ơi 60 năm cuộc đời”... Lúc thì rên rỉ, sầu bi, lúc thì ầm ào như sóng dậy.

 Minh họa: DAD
Minh họa: DAD



Không chỉ karaoke, có những hôm, từ 12 giờ đến 13 giờ, nhiều nhà còn mở nhạc nghe... cho đã lỗ tai. Anh N.V.T. chia sẻ: “Buổi trưa rất cần ít phút chợp mắt để chuẩn bị làm việc buổi chiều. Đâu phải buổi trưa ai cũng cảm thụ tiếng nhạc như mình, nhất là những hôm trời nắng nóng. Nói thì ngại, mất lòng hàng xóm, phát sinh mâu thuẫn, còn không nói thì phiền toái, chịu đựng trong tra tấn vì đâu phải ai hát cũng hay đâu và ai/lúc nào cũng muốn nghe nhạc”.

Theo quy định tại Nghị định số 167/2013/NĐ-CP của Chính phủ, hành vi hát karaoke gây ồn ào hàng xóm, vi phạm sự yên tĩnh chung trong khoảng thời gian 22 giờ đến 6 giờ sáng hôm sau sẽ bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đến 300.000 đồng. Song, với khung thời gian này thì đã quá muộn, cần quy định sớm hơn. Hơn nữa, nhiều người cho rằng, mức phạt như trên là không “xi nhê” gì nên họ cứ... thoải mái hát.

Đã không ít trường hợp “đi về nơi xa” vì khuyên hàng xóm vặn nhỏ volume. Việc hát karaoke gây phiền hàng xóm, việc mở nhạc buổi trưa quá mức âm lượng, láng giềng không ít lần phản ánh nhưng hình như cuối cùng rồi cũng cả nể với nhau nên đành cho qua. Nên chăng việc hát karaoke, mở nhạc cũng cần đưa vào tiêu chí trong xét gia đình văn hóa hàng năm.
 

HUỲNH LÊ

 

Có thể bạn quan tâm

Pleiku tập trung các nguồn lực góp phần giảm nghèo

Pleiku tập trung các nguồn lực góp phần giảm nghèo

(GLO)- Nhờ tích cực hỗ trợ về sinh kế, xây dựng nhà ở và các chương trình hỗ trợ thiết thực khác đến cuối năm 2024, tỷ lệ hộ nghèo của thành phố Pleiku giảm còn 0,12%, vượt 0,04% so với chỉ tiêu giảm nghèo năm 2024 mà UBND tỉnh giao (kế hoạch giao 0,16%).

Sau khi được hỗ trợ làm nhà, gia đình anh Đàm Văn Kim (thôn 4, xã Ia Vê) yên tâm phát triển kinh tế và đã thoát nghèo. Ảnh: L.N

Chư Prông hỗ trợ hộ nghèo an cư

(GLO)- Triển khai Dự án 1 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021-2025, huyện Chư Prông (tỉnh Gia Lai) đã xây dựng hàng trăm căn nhà giúp hộ nghèo “an cư lạc nghiệp”.

Gia Lai rộn ràng mùa thu hoạch cà phê

Gia Lai rộn ràng mùa thu hoạch cà phê

(GLO)- Thời điểm này, nông dân các huyện phía Tây tỉnh Gia Lai đang nhộn nhịp thu hoạch cà phê niên vụ 2024-2025. Đây cũng là lúc hàng ngàn người lao động từ khắp nơi trong và ngoài tỉnh đổ về các địa phương nhận khoán vườn cây cùng thu hái để kiếm thêm thu nhập, chuẩn bị cho một cái Tết đủ đầy.