Ia Khươl quan tâm giảm nghèo trong đồng bào dân tộc thiểu số

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

(GLO)- Xã Ia Khươl (huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) có 1.943 hộ với 7.989 khẩu, trong đó, tỷ lệ đồng bào dân tộc thiểu số chiếm gần 80%. Từ đầu nhiệm kỳ 2020-2025 đến nay, hệ thống chính trị xã tập trung triển khai nhiệm vụ hỗ trợ sản xuất gắn với công tác giảm nghèo, nâng cao đời sống người dân.

Ông Rơ Châm Chê-Chủ tịch UBND xã Ia Khươl-cho hay: Là xã thuần nông, xuất phát điểm thấp nên Ia Khươl xác định giải pháp lâu dài là tập trung phát triển sản xuất theo hướng đa dạng hóa cây trồng, vật nuôi, nâng cao hiệu quả kinh tế trên một đơn vị diện tích. Đồng thời, xã quan tâm hướng dẫn người dân ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp với đặc điểm địa phương và nhu cầu thị trường; chú trọng thâm canh, tăng vụ gắn với việc khai thác hiệu quả nguồn nước sông suối tự nhiên phục vụ sản xuất; chủ động phòng-chống dịch bệnh gia súc, gia cầm, đảm bảo vệ sinh môi trường nông thôn.

Cũng theo Chủ tịch UBND xã: Triển khai công tác giảm nghèo bền vững, xã tăng cường tuyên truyền các chủ trương, chính sách giảm nghèo, sử dụng hiệu quả nguồn lực hỗ trợ của Nhà nước và cộng đồng. Các trường học trên địa bàn thực hiện miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập đối với học sinh thuộc hộ nghèo, cận nghèo. Trạm Y tế xã hướng dẫn các thôn, làng hỗ trợ hộ nghèo và cận nghèo tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản về y tế, xây dựng nhà vệ sinh… Các ban, ngành, đoàn thể vận động nguồn lực để duy trì các mô hình sinh kế cùng các chương trình giúp hộ dân tộc thiểu số ở các làng.

Hỗ trợ vật tư sản xuất cho hộ nghèo bà Đinh Blur tại làng Klên, xã la Khươl, huyện Chư Păh. Ảnh: Thanh Nhật

Hỗ trợ vật tư sản xuất cho hộ nghèo bà Đinh Blur tại làng Klên, xã la Khươl, huyện Chư Păh. Ảnh: Thanh Nhật

Với trách nhiệm của mình, Ủy ban MTTQ Việt Nam xã phối hợp với các tổ chức chính trị-xã hội triển khai thực hiện cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong đồng bào dân tộc thiểu số để từng bước vươn lên thoát nghèo bền vững”. Hội Liên hiệp phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Hội Nông dân xã phối hợp với Ngân hàng Chính sách Xã hội giúp 680 hộ gia đình hội viên có hoàn cảnh khó khăn được vay vốn ưu đãi để phát triển sản xuất với tổng dư nợ hơn 36 tỷ đồng.

Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam xã Rơ Châm Hliuh cho biết: 5 năm gần đây, Ủy ban MTTQ Việt Nam xã đã vận động xây dựng Quỹ “Vì người nghèo” được 75 triệu đồng. Ủy ban MTTQ Việt Nam xã phối hợp với các tổ chức thành viên và các nhà hảo tâm sửa chữa, xây dựng 7 căn nhà cho hộ nghèo khó khăn về nhà ở với tổng số tiền trên 500 triệu đồng; làm hệ thống nước sạch sinh hoạt tại làng Kách; xây dựng mô hình sinh kế cho 2 hộ nghèo; hỗ trợ 3 gia đình khó khăn, hoạn nạn.

Bên cạnh đó, Ủy ban MTTQ Việt Nam xã còn phối hợp với các nhà hảo tâm, đơn vị tài trợ tặng quà, hỗ trợ an sinh cho hộ nghèo và cận nghèo, gia đình khó khăn vào dịp lễ, Tết.

Bàn giao nhà “Đại đoàn kết” cho hộ nghèo ở làng Pok, xã la Khươl, huyện Chư Păh. Ảnh: T.N

Bàn giao nhà “Đại đoàn kết” cho hộ nghèo ở làng Pok, xã la Khươl, huyện Chư Păh. Ảnh: T.N

Còn ông Rơ Châm Hlôch-Trưởng thôn Tơ Vơn 2 thì bộc bạch: “Việc tuyên truyền thực hiện cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong đồng bào dân tộc thiểu số để từng bước vươn lên thoát nghèo bền vững” đã giúp người dân từng bước thay đổi nếp nghĩ, cách làm. Bà con đã biết áp dụng khoa học kỹ thuật, đưa các loại cây-con có giá trị kinh tế vào sản xuất, biết sử dụng nguồn vốn vay ưu đãi để đầu tư mở rộng sản xuất.

Thông qua đó, bà con dần dần xóa bỏ tư tưởng trông chờ ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước, chăm lo lao động sản xuất để vươn lên thoát nghèo”.

Theo Chủ tịch UBND xã Ia Khươl: Đầu năm 2024, tỷ lệ hộ nghèo của xã giảm còn 6,6%, trong đó, hộ nghèo dân tộc thiểu số chiếm đa số. Năm nay, xã triển khai các chương trình hỗ trợ về nhà ở, nước sinh hoạt và trợ cấp xã hội giúp 10 hộ thoát nghèo theo kế hoạch.

Bên cạnh đó, xã tiếp tục triển khai có hiệu quả các chương trình, dự án thuộc các chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới, phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025; phối hợp với các ngành của huyện trong công tác đào tạo nghề, hỗ trợ giải quyết việc làm, an sinh xã hội.

Ngoài ra, xã huy động các nguồn lực hỗ trợ, thực hiện đồng bộ, có hiệu quả các chương trình, mô hình phát triển kinh tế-xã hội để giảm tỷ lệ hộ nghèo; tạo điều kiện cho người nghèo, cận nghèo phát triển sản xuất, tăng thu nhập, tiếp cận thuận lợi các dịch vụ xã hội cơ bản về y tế, giáo dục, nhà ở, nước sinh hoạt, vệ sinh môi trường, thông tin… để sớm vươn lên thoát nghèo bền vững. Xã phấn đấu đến cuối năm giảm tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều còn 4,9%.

Có thể bạn quan tâm

Dự án “Giếng sạch trao buôn”: Thiết thực, ý nghĩa

Dự án “Giếng sạch trao buôn”: Thiết thực, ý nghĩa

(GLO)- Từ năm 2022 đến nay, Hội Chữ thập đỏ (CTĐ) huyện Chư Păh (tỉnh Gia Lai) phối hợp với Tổ chức ASIF tại Việt Nam và các đơn vị tài trợ đã triển khai có hiệu quả Dự án “Giếng sạch trao buôn” giúp bà con vùng đồng bào dân tộc thiểu số có nước sạch để sử dụng.

Gia Lai: Giao mục tiêu, nhiệm vụ thực hiện chương trình MTQG cho 2 huyện Krông Pa và Chư Pưh

Gia Lai: Giao mục tiêu, nhiệm vụ thực hiện chương trình MTQG cho 2 huyện Krông Pa và Chư Pưh

(GLO)- Ngày 12-11, UBND tỉnh Gia Lai có quyết định về việc giao mục tiêu, nhiệm vụ, yêu cầu cụ thể đối với từng chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) cho huyện Krông Pa và huyện Chư Pưh thực hiện thí điểm cơ chế phân cấp cho cấp huyện trong quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình MTQG.

Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Phạm Minh Trung khẳng định việc giao quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai sẽ tạo thuận lợi cho người dân lẫn cơ quan quản lý (ảnh nguồn internet).

Phân cấp thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất: Thuận lợi cho người dân lẫn cơ quan quản lý

(GLO)- Theo phân cấp, từ ngày 1-11-2024, chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai các huyện, thị xã, thành phố được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất, xác nhận thay đổi đối với trường hợp đăng ký biến động... tạo thuận lợi cho người dân lẫn cơ quan quản lý.

Ông Ksor Nai (thứ 2 từ phải sang) cùng người dân xã Chư Mố trao đổi về công tác hòa giải ở địa phương. Ảnh: H.M

Ksor Nai nhiệt tình với công tác hòa giải

(GLO)- Ngoài đảm nhận vai trò hòa giải viên tại Tòa án nhân dân (TAND) huyện Ia Pa, từ năm 1978 đến nay, ông Ksor Nai (SN 1956, thôn Plơi Apa Ama H’lắk, xã Chư Mố, huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai) còn tích cực tham gia công tác hòa giải ở địa phương.

Người dân làng Kmông phấn khởi khi công trình nước sạch được đưa vào sử dụng. Ảnh: N.H

Nước sạch về làng

(GLO)- Hàng trăm hộ dân ở làng Kmông và De Lung 1 (xã Ia Tô, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai) vô cùng phấn khởi khi công trình nước sạch do Hội Liên hiệp phụ nữ xã kêu gọi doanh nghiệp hỗ trợ xây dựng đã hoàn thành đưa vào sử dụng.

Nông dân Hoàng Văn Câu làm giàu từ nuôi bò vỗ béo

Nông dân Hoàng Văn Câu làm giàu từ nuôi bò vỗ béo

(GLO)- Việc lựa chọn và chuyển đổi nghề phù hợp với điều kiện thực tế đã giúp gia đình anh Hoàng Văn Câu (SN 1988, làng Phung, xã Ia Piơr, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai) trở thành triệu phú. Mỗi năm, gia đình anh thu về trên 600 triệu đồng từ mô hình nuôi bò vỗ béo.