Chư Băh huy động nguồn lực để giảm nghèo

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Để thực hiện mục tiêu không còn hộ nghèo vào năm 2025, chính quyền xã Chư Băh (thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) huy động mọi nguồn lực nhằm giúp các hộ dân từng bước ổn định cuộc sống, vươn lên thoát nghèo bền vững.

Tranh thủ nguồn vốn 3 chương trình mục tiêu quốc gia

Chiều 21-8 vừa qua, đại diện 30 hộ nghèo, cận nghèo và mới thoát nghèo của xã Chư Băh tập trung tại trụ sở UBND xã để nhận bò giống hỗ trợ từ nguồn vốn chương trình mục tiêu quốc gia. Thời tiết nắng nóng nhưng ai cũng vui bởi đây là sự hỗ trợ thiết thực để vươn lên phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống.

3 chiếc xe tải chở bò giống xếp thành hàng, từng con béo tốt được đánh số thứ tự từ trước. Thùng xe mở ra, người dân tận mắt nhìn thấy những con bò sắp trở thành vật sở hữu của gia đình mình. Ngay sau đó, xe tải chở bò đến giao trực tiếp cho từng hộ gia đình.

Chị Nay H’Lới (buôn Hiao) phấn khởi nhận bò hỗ trợ. Ảnh: N.H

Chị Nay H’Lới (buôn Hiao) phấn khởi nhận bò hỗ trợ. Ảnh: N.H

Gia đình anh Nay Ky là hộ đầu tiên của buôn Chư Băh A được nhận bò đợt này. Gia đình anh mới thoát nghèo hồi cuối năm 2023, nhưng vẫn còn khó khăn. Được UBND xã hỗ trợ con bò lai, anh mừng lắm.

Anh Ky tâm sự: “Khi cán bộ xã hỏi mình chọn bò cỏ hay bò lai, mình đã đăng ký chọn bò lai vì giống bò này nhanh lớn, giá trị kinh tế cao hơn. Nhận được con bò to béo như thế này, mình rất hài lòng. Cảm ơn Đảng, Nhà nước đã quan tâm hỗ trợ”.

Cũng được nhận bò đợt này là gia đình chị Nay H’Lới (buôn Hiao). Nhìn con bò béo tốt trong chuồng, các thành viên trong gia đình chị không giấu được niềm vui. Năm 2023, gia đình chị đã được Ủy ban MTTQ Việt Nam xã hỗ trợ xây dựng căn nhà “Đại đoàn kết”. Năm nay, từ nguồn vốn chương trình mục tiêu quốc gia, xã hỗ trợ gia đình con bò sinh sản trị giá 17 triệu đồng.

“Tôi đã trồng sẵn đám cỏ để chủ động thức ăn cho bò, đồng thời lấy gỗ tạp dựng chuồng. Có căn nhà khang trang, lại có bò làm sinh kế, giờ gia đình yên tâm lắm, cố gắng làm ăn để vươn lên thoát nghèo”-chị H’Lới bộc bạch.

Năm 2023, từ nguồn vốn 3 chương trình mục tiêu quốc gia, xã Chư Băh đã tiến hành trao 41 con bò cho các gia đình có hoàn cảnh khó khăn thuộc 3 buôn Chư Băh A, Chư Băh B và buôn Bir. Trong số này đã có 28 hộ thoát nghèo, 11 hộ chuyển từ nghèo sang cận nghèo.

Với nguồn vốn này, năm 2024, xã tiếp tục cấp 30 con bò cho hộ nghèo, cận nghèo, hộ mới thoát nghèo nhưng còn khó khăn. Anh Rlan Duyết (buôn Bir) vui mừng kể: “Gia đình mình được nhận con bò hồi cuối năm 2023. Cách đây hơn 1 tháng, bò đã đẻ 1 con bê khỏe mạnh”.

Ông Nay Lý-Bí thư Chi bộ buôn Chư Băh A-cho biết: Thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia, buôn đã tổ chức họp, bình chọn những hộ được thụ hưởng, trong đó ưu tiên những hộ đăng ký thoát nghèo. Năm 2023, buôn Chư Băh A có 23 hộ được hỗ trợ bò sinh sản, 1 hộ được hỗ trợ nhà ở và 3 hộ được hỗ trợ nước sạch.

Hiện tại, buôn còn 6 hộ nghèo, 15 hộ cận nghèo. Năm 2024, buôn có 13 hộ được nhận bò, quyết tâm xóa toàn bộ hộ nghèo vào cuối năm. Ban Nhân dân và Ban Công tác Mặt trận thường xuyên kiểm tra, giám sát, tạo điều kiện để người dân tham gia các lớp tập huấn kỹ thuật giúp chăm sóc tốt vật nuôi, tạo tiền đề phát triển kinh tế.

Cũng theo ông Lý, bò là vật nuôi chính của người dân. Hộ ít thì 1-2 con, hộ nhiều gần chục con. Ít hay nhiều cũng cần có người chăn thả, chăm sóc, nếu không bò phá rẫy, phá vườn, có khi đi lạc mất. Bà con đã liên kết cứ 10 hộ thành 1 nhóm thay phiên nhau chăn thả. Nuôi bò theo hình thức này giúp người nuôi tiết kiệm thời gian, công sức để làm những công việc khác, tăng thu nhập cho gia đình.

Hướng đến mục tiêu giảm nghèo bền vững

Năm 2023, buôn Hiao có 2 hộ được hỗ trợ nhà ở và 3 hộ được hỗ trợ nước sinh hoạt. Năm 2024, buôn có 7 hộ được nhận bò hỗ trợ, trong đó có 2 hộ nghèo, 3 hộ cận nghèo và 2 hộ mới thoát nghèo.

Ông Ksor Khêm-Bí thư Chi bộ kiêm Trưởng thôn Hiao-nhìn nhận: Các chương trình hỗ trợ của Nhà nước đều theo phương thức có vốn đối ứng của người dân. Đối với chương trình hỗ trợ nhà ở, Nhà nước hỗ trợ 44 triệu đồng, gia đình đối ứng thêm 40 triệu đồng; chương trình hỗ trợ bò, các gia đình đối ứng bằng cách làm chuồng, chuẩn bị nguồn thức ăn; chương trình hỗ trợ nước sạch, các hộ đối ứng bằng việc chi trả tiền nước hàng tháng…

Bên cạnh đó, nhiều lớp học nghề được tổ chức giúp người dân có thêm kiến thức, kỹ năng. Cách làm đó giúp người dân thay đổi nếp nghĩ, cách làm, khắc phục tâm lý trông chờ, ỷ lại. Vừa qua, 4 cơ quan, đơn vị kết nghĩa với buôn đã hỗ trợ 355 thẻ bảo hiểm y tế cùng 5 suất học bổng cho học sinh nghèo vượt khó. Buôn cũng được đầu tư sửa chữa nhà sinh hoạt cộng đồng, trang bị bàn ghế mới. Đây là động lực để buôn kéo giảm tỷ lệ hộ nghèo cũng như về đích nông thôn mới cuối năm nay theo kế hoạch đề ra.

Ông Nay Lý-Bí thư Chi bộ kiêm Trưởng thôn Chư Băh A hướng dẫn hộ dân được hỗ trợ sinh kế cách chăm sóc vật nuôi. Ảnh: N.H

Ông Nay Lý-Bí thư Chi bộ kiêm Trưởng thôn Chư Băh A hướng dẫn hộ dân được hỗ trợ sinh kế cách chăm sóc vật nuôi. Ảnh: N.H

Theo chị Đàm Thùy Linh-Công chức Văn hóa-Xã hội xã Chư Băh: Từ năm 2022 đến nay, từ nguồn vốn 3 chương trình mục tiêu quốc gia, xã đã cấp 71 con bò sinh sản với tổng trị giá hơn 900 triệu đồng cho các hộ nghèo, cận nghèo. Đối với dự án hỗ trợ nhà ở, đất ở, đất sản xuất và nước sinh hoạt, xã có 8 hộ được hỗ trợ xây dựng nhà ở với tổng kinh phí 324 triệu đồng; 19 hộ được hỗ trợ nước sinh hoạt với kinh phí 57 triệu đồng.

Bên cạnh đó, xã còn triển khai chương trình vay vốn ưu đãi. Tính đến thời điểm hiện tại, các tổ chức chính trị-xã hội đã nhận ủy thác của Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách Xã hội thị xã cho 37 hộ nghèo vay vốn với tổng dư nợ 1,5 tỷ đồng; 51 hộ cận nghèo vay với dư nợ 1,8 tỷ đồng; 105 hộ mới thoát nghèo vay vốn với dư nợ 3,9 tỷ đồng.

Cùng với đó, 250 hộ vay vốn từ nguồn vốn nước sạch vệ sinh môi trường với tổng dư nợ 4,3 tỷ đồng; 206 hộ vay giải quyết việc làm với tổng dư nợ 7,5 tỷ đồng… Sau khi tiếp cận nguồn vốn, các hội, đoàn thể hướng dẫn người dân cách làm ăn, xây dựng kế hoạch sản xuất. Các hộ đều sử dụng vốn vay đúng mục đích, phát huy hiệu quả, trả lãi và gốc đúng hạn cho ngân hàng.

Theo kết quả rà soát, hiện nay, xã Chư Băh còn 15 hộ nghèo và 44 hộ cận nghèo. Năm 2024, xã phấn đấu xóa hộ nghèo và giảm 13 hộ cận nghèo.

Bà Vũ Thị Hà Giang-Chủ tịch UBND xã Chư Băh-cho hay: Để thực hiện chỉ tiêu đề ra, cả hệ thống chính trị của xã bắt tay thực hiện nhiệm vụ.

Trong đó, Hội Liên hiệp phụ nữ lồng ghép cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch, góp phần vun đắp giá trị gia đình Việt Nam”; Hội Nông dân phát động và triển khai phong trào “Nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau giảm nghèo bền vững” gắn với các mô hình phát triển kinh tế hộ, tổ hợp tác; Đoàn xã đẩy mạnh thực hiện phong trào “Xung kích, tình nguyện phát triển kinh tế-xã hội, bảo vệ Tổ quốc và đồng hành với thanh niên lập thân, lập nghiệp”, hướng dẫn thanh niên đi đầu trong tổ chức sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, nâng cao thu nhập; Hội Cựu chiến binh đẩy mạnh phong trào “Cựu chiến binh giúp nhau giảm nghèo, làm kinh tế giỏi”, phong trào “2 xóa-3 giúp-3 mô hình”.

Bên cạnh đó, xã đa dạng các hoạt động truyền thông, giúp hộ nghèo tiếp cận chính sách giảm nghèo, các thông tin hữu ích để phát triển kinh tế, tăng thu nhập. Tranh thủ nguồn vốn chương trình mục tiêu quốc gia để xóa nhà tạm, tạo việc làm, sinh kế bền vững cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo.

Phối hợp với ngành chức năng tổ chức tập huấn, chuyển giao khoa học kỹ thuật, công nghệ, hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi, nguyên liệu sản xuất, tiêu thụ sản phẩm cho người dân, mục tiêu giúp hộ nghèo được tiếp cận, hỗ trợ toàn diện ở các lĩnh vực, hướng tới mục tiêu giảm nghèo bền vững.

Có thể bạn quan tâm

Quang cảnh hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện Dự án 8 tại huyện Ia Pa. Ảnh: Vũ Chi

Ia Pa sơ kết 3 năm triển khai Dự án 8

(GLO)- Sáng 10-12, Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) huyện Ia Pa (tỉnh Gia Lai) tiến hành sơ kết 3 năm thực hiện dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” giai đoạn 2021-2024.

Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện hỗ trợ bò sinh sản cho hộ nghèo ở làng Bua, xã Ia Pnôn. Ảnh: V.H

Đức Cơ quan tâm tạo sinh kế cho hộ nghèo

(GLO)- Cuối năm 2023, tỷ lệ hộ nghèo của huyện Đức Cơ (tỉnh Gia Lai) chiếm 10,19%. Nhưng đến nay, tỷ lệ hộ nghèo của huyện giảm xuống còn 7,92%. Để có được kết quả này, huyện đã triển khai nhiều giải pháp cụ thể, đặc biệt là tạo sinh kế giúp hộ nghèo chủ động vươn lên trong cuộc sống.

Pleiku tập trung các nguồn lực góp phần giảm nghèo

Pleiku tập trung các nguồn lực góp phần giảm nghèo

(GLO)- Nhờ tích cực hỗ trợ về sinh kế, xây dựng nhà ở và các chương trình hỗ trợ thiết thực khác đến cuối năm 2024, tỷ lệ hộ nghèo của thành phố Pleiku giảm còn 0,12%, vượt 0,04% so với chỉ tiêu giảm nghèo năm 2024 mà UBND tỉnh giao (kế hoạch giao 0,16%).

Đoàn giám sát HĐND tỉnh làm việc tại huyện Kbang về “việc cấp giấy CNQSDĐ cho các đối tượng được hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi. Ảnh: Lê Nam

Kbang thực hiện cấp giấy CNQSDĐ cho 11/68 hộ được hỗ trợ nhà ở

(GLO)- Sáng 4-12, Đoàn giám sát HĐND tỉnh Gia Lai do bà Đinh Ly An-Trưởng Ban Dân tộc làm trưởng đoàn đã giám sát tại huyện Kbang về “việc cấp giấy CNQSDĐ cho các đối tượng được hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi”.

An Khê chủ động phòng ngừa cháy nổ tại chợ

Phòng ngừa cháy nổ tại các chợ An Khê

(GLO)- Thị xã An Khê (tỉnh Gia Lai) có 12 chợ truyền thống. Thời điểm này, cùng với đẩy mạnh tuyên truyền, các ban quản lý chợ, chính quyền địa phương, lực lượng Công an chủ động triển khai đồng bộ các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn cháy nổ.

Khởi sắc những vùng quê nông thôn mới

Khởi sắc những vùng quê nông thôn mới

(GLO)-Với việc huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc tuyên truyền, huy động nguồn lực thực hiện, đến nay, nhiều xã trên địa bàn tỉnh đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới. Bên cạnh diện mạo nông thôn ngày càng khởi sắc, đời sống của người dân tại các xã nông thôn mới cũng được nâng lên rõ rệt.

Xã Gào đẩy mạnh truyền thông giảm nghèo

Xã Gào đẩy mạnh truyền thông giảm nghèo

(GLO)- Bên cạnh phát huy hiệu quả các nguồn lực của Nhà nước, thời gian qua, xã Gào (TP. Pleiku) đã đẩy mạnh công tác truyền thông giảm nghèo bằng nhiều hình thức. Qua đó, góp phần thay đổi nếp nghĩ, cách làm, nâng cao thu nhập của người dân và giảm nghèo bền vững.