Làng Tung giảm nghèo bền vững

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(GLO)- Với mong muốn giúp làng Tung (xã Ia Nan, huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai) giảm nghèo bền vững, chính quyền địa phương và các đơn vị kết nghĩa đã triển khai nhiều giải pháp phù hợp với tình hình thực tế.

Ông Rơ Châm Oắt-Bí thư Chi bộ làng Tung-cho hay: Làng có 263 hộ với 1.459 khẩu, trong đó có 56 hộ nghèo, 21 hộ cận nghèo. Những năm qua, làng Tung nhận được sự quan tâm hỗ trợ của chính quyền địa phương cũng như các đơn vị quân đội đứng chân trên địa bàn. Đặc biệt, với sự giúp sức của đoàn viên, thanh niên trong xã, lực lượng bộ đội Biên phòng và Công ty TNHH một thành viên 72 (Binh đoàn 15), làng đã xây dựng cánh đồng lúa nước rộng gần 20 ha.

Những năm gần đây, nhờ được huyện đầu tư xây dựng hệ thống thủy lợi và cử cán bộ hướng dẫn kỹ thuật nên năng suất lúa đạt 4,7 tấn/ha. Ngoài ra, người dân còn canh tác 225 ha điều, 28 ha cao su, 26 ha cà phê và chăn nuôi hơn 600 con gia súc, gia cầm. Nhờ tích cực lao động sản xuất, thu nhập bình quân đầu người của làng Tung đạt 31,7 triệu đồng/năm.

Người dân làng Tung đã chú trọng trồng lúa nước để đảm bảo lương thực. Ảnh: Nhật Hào

Người dân làng Tung đã chú trọng trồng lúa nước để đảm bảo lương thực. Ảnh: Nhật Hào

Thực hiện Chỉ thị số 13-CT/TU ngày 5-12-2023 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường công tác kết nghĩa giữa các cơ quan, đơn vị với thôn, làng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn, mới đây, Sở Tài nguyên và Môi trường (TN-MT) tổ chức kết nghĩa với làng Tung.

Cùng với đó, 13 hộ dân tộc thiểu số ở làng Tung kết nghĩa với hộ công nhân người Kinh của Công ty 72. Từ hoạt động kết nghĩa này, các hộ nghèo được quan tâm hỗ trợ bằng sinh kế và chia sẻ kinh nghiệm sản xuất để vươn lên. Ngoài ra, 13 người được Công ty 72 nhận vào làm công nhân; 3 hộ được Sở TN-MT hỗ trợ xóa nhà dột nát và tặng bò sinh sản.

Ngồi trong căn nhà rộng rãi, sạch sẽ vừa được Sở TN-MT hỗ trợ xây dựng, chị Rơ Lan H’Lót cho hay: “Mình lập gia đình vào năm 2010 và hiện có 3 cháu. Không có đất sản xuất, vợ chồng mình đi làm thuê nên thu nhập rất bấp bênh. Được bố mẹ cho mảnh đất nhỏ, năm 2012, vợ chồng mình xin các tấm tôn cũ về dựng tạm căn nhà để ở. Nhà nhỏ nên mùa nắng thì nóng, mùa mưa thì ẩm thấp. Khi được Sở TN-MT hỗ trợ xây dựng căn nhà rộng rãi, mình phấn khởi lắm. Mình sẽ cố gắng làm lụng để thoát nghèo”.

Tương tự, bà Siu Thanh cũng rất phấn khởi khi được hỗ trợ sinh kế. Bà chia sẻ: “Nhà mình có 4 đứa con và chỉ trông chờ vào 1 ha điều. Những năm gần đây, điều thường mất mùa nên thu nhập chẳng bao nhiêu. Vừa qua, mình được Nhà nước hỗ trợ 2 con bò sinh sản. Mình sẽ chăm sóc bò thật tốt để vươn lên thoát nghèo”.

Ông Trần Xuân Nghiên-Chủ tịch UBND xã Ia Nan-cho hay: Toàn xã có 100 hộ nghèo, trong đó có 56 hộ nghèo ở làng Tung. Nguyên nhân nghèo là do các hộ thiếu hụt về nhà ở và đất sản xuất. Ngoài ra, một số người vẫn còn tâm lý trông chờ ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước nên chưa có sự nỗ lực trong lao động sản xuất.

Thời gian tới, xã tiếp tục huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc tuyên truyền, vận động người dân thực hành tiết kiệm trong chi tiêu; áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, tham gia các lớp học nghề và xin vào làm việc cho Công ty 72 để cải thiện thu nhập.

Lãnh đạo Sở Tài nguyên và Môi trường cùng đại diện các ban, ngành của huyện Đức Cơ bàn giao nhà ở cho gia đình chị Rơ Lan H’Lót. Ảnh: N.H

Lãnh đạo Sở Tài nguyên và Môi trường cùng đại diện các ban, ngành của huyện Đức Cơ bàn giao nhà ở cho gia đình chị Rơ Lan H’Lót. Ảnh: N.H

Trao đổi với P.V, ông Phạm Minh Trung-Giám đốc Sở TN-MT-thông tin: Qua các đợt khảo sát thực tế và trao đổi với Huyện ủy Đức Cơ thì mong muốn của huyện là làm sao thay đổi được nếp nghĩ, cách làm của người dân nhằm từng bước vươn lên thoát nghèo bền vững. Do vậy, Sở TN-MT đã xây dựng kế hoạch hỗ trợ cụ thể đối với làng Tung.

Cùng với hỗ trợ sinh kế và nhà ở, cấp nước sinh hoạt, Sở cũng sẽ phối hợp tuyên truyền, vận động bà con tích cực lao động sản xuất, mạnh dạn tiếp cận các nguồn vốn vay phát triển kinh tế, đào tạo nghề để tạo việc làm.

“Để làm được điều này, Sở TN-MT phối hợp với Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai huyện Đức Cơ rà soát, hỗ trợ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người dân nhằm đảm bảo tính pháp lý để thế chấp vay vốn đầu tư vào phát triển sản xuất. Đồng thời, Sở cũng đã mời đại diện Trường Cao đẳng Gia Lai phổ biến các ngành nghề đang đào tạo, các chế độ chính sách dành cho người dân tộc thiểu số để bà con biết và lựa chọn tham gia.

Ngoài ra, Sở cũng vận động dân làng tham gia các phong trào thi đua yêu nước, triển khai các mô hình phát triển kinh tế để cải thiện thu nhập, gìn giữ vệ sinh môi trường, đảm bảo an ninh trật tự trên địa bàn”-Giám đốc Sở TN-MT khẳng định.

Có thể bạn quan tâm

Vùng biên chuyển mình

Vùng biên chuyển mình

(GLO)- Những năm qua, các chương trình, dự án được triển khai trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên khu vực biên giới tỉnh Gia Lai đã phát huy hiệu quả, góp phần nâng cao đời sống tinh thần, vật chất của người dân.
Điều chỉnh thời gian thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công: Tạo thuận lợi để các dự án “về đích”

Điều chỉnh thời gian thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công: Tạo thuận lợi để các dự án “về đích”

(GLO)- Mới đây, HĐND tỉnh Gia Lai đã thống nhất điều chỉnh thời gian thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công đối với 34 dự án nguồn ngân sách địa phương từ năm 2023 sang năm 2024. Việc điều chỉnh này sẽ tạo điều kiện thuận lợi để các dự án “về đích”.

Huyện Đức Cơ đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025. Ảnh: H.D

Đức Cơ: Phấn đấu 100% cán bộ quản lý ứng dụng công nghệ thông tin vào năm 2025

(GLO)- Ủy ban nhân dân huyện Đức Cơ vừa ban hành Kế hoạch số 09/KH-UBND về chuyển đổi số và ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong triển khai thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn huyện.
Hội Liên hiệp phụ nữ huyện Chư Păh thành lập 31 tổ truyền thông cộng đồng

Hội Liên hiệp phụ nữ huyện Chư Păh thành lập 31 tổ truyền thông cộng đồng

(GLO)- Qua 3 năm triển khai Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” (giai đoạn 1: 2021-2025) tại 31 thôn, làng đặc biệt khó khăn, Hội Liên hiệp phụ nữ  huyện Chư Păh  đã thành lập 31 Tổ truyền thông cộng đồng với 298 thành viên.
Làng A làm theo gương Bác

Làng A làm theo gương Bác

(GLO)- Làng A (xã Gào, TP. Pleiku) được công nhận danh hiệu khu dân cư văn hóa 13 năm liền và được Chủ tịch UBND thành phố tặng giấy khen vì có thành tích xuất sắc trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh vào đầu năm 2024.