Hướng tới thực thi hiệu quả quyền dân chủ ở cơ sở của người dân

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Chương trình phát triển Liên hợp quốc (UNDP) phối hợp với Nhóm làm việc vì sự tham của người dân (PPWG) tổ chức Tọa đàm chuyên đề “Thực hiện dân chủ cơ sở ở Việt Nam: Một số mô hình thực tiễn tốt và hàm ý chính sách” ngày 2-11 tại Hà Nội.

Báo Nhân Dân thông tin: Tọa đàm nhằm góp phần thúc đẩy việc thực hiện dân chủ tại cơ sở thông qua rà soát một số mô hình thực tiễn tốt và rút ra một số hàm ý chính sách, đóng góp một số góc nhìn cho quá trình thảo luận dự án Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở của Quốc hội.

Các đại biểu tham dự Tọa đàm - Ảnh: VGP/LS
Các đại biểu tham dự Tọa đàm. Ảnh: VGP/LS

Kết quả nghiên cứu về một số mô hình có sự tham gia tốt của người dân ở Quảng Trị và Hà Nội cho thấy: cấp thôn, tổ dân phố là nơi người dân tham gia và thực hành quyền dân chủ ở cơ sở của mình tốt nhất.

Nghiên cứu cũng cho thấy, để tham gia tích cực và hiệu quả, người dân cần được bảo đảm quyền tiếp cận thông tin một cách minh bạch. Điều này đặc biệt quan trọng với các nhóm công dân như người dân tộc thiểu số, người khuyết tật và người cao tuổi.

Bên cạnh đó, cần thể chế hóa trách nhiệm giải trình của cơ quan chính quyền các cấp cũng như bảo đảm quyền tham gia chủ động, tích cực của các tổ chức xã hội và báo chí trong việc hỗ trợ người dân thực thi quyền dân chủ ở cơ sở của mình.

Đồng thời, nhóm nghiên cứu phát hiện một số bài học quan trọng nhằm thúc đẩy sự tham gia của người dân và quyền con người trong việc thực hành các nguyên tắc dân chủ ở cơ sở.

Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng rà soát dự thảo Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở nhằm tìm ra những điều kiện khả thi từ góc độ pháp lý, bảo đảm các quyền “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng” theo phương châm của Pháp lệnh số 34/2007/PL-UBTVQH11 về thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn được bảo đảm kế thừa trong Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở. Luật này sẽ là khung pháp lý quan trọng, làm nền tảng để công dân tham gia chủ động và tích cực vào quản trị địa phương, thực hành quyền của công dân, đồng thời nâng cao hiệu quả hoạt động của chính quyền.

Báo Điện tử Chính phủ đưa tin: Chia sẻ về kết quả nghiên cứu, ông Lê Quang Bình-Chủ tịch PPWG cho biết: "Người dân rất quan tâm đến những vấn đề gần, sát với họ, muốn được tham gia giám sát và triển khai các công trình cơ sở hạ tầng ở thôn/bản; tham gia giám sát các chính sách hỗ trợ của Nhà nước, đặc biệt ở vùng khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số".

Ông Bình chia sẻ, thông qua nghiên cứu cả cán bộ cơ sở và người dân đều cho biết Nhà nước có nhiều chính sách tốt cho dân nhưng đơn vị triển khai lại thiếu trách nhiệm, dẫn đến lãng phí, thậm chí sai lầm. 

Chính vì vậy, người dân cần giám sát thái độ của cán bộ cung cấp dịch vụ công ở địa phương và việc thu chi ngân sách ở cấp xã. 

Nhà nước cần có những quy định pháp lý rõ ràng để đảm bảo quyền của người dân tham gia chủ động và tích cực vào công tác giám sát và chính quyền địa phương phải có trách nhiệm giải trình các lĩnh vực này.

Bà Diana Torres-Trợ lý Trưởng đại diện thường trú và Trưởng phòng Quản trị và Tham gia của UNDP Việt Nam, chia sẻ tại tọa đàm: “Chúng tôi hy vọng rằng, những phát hiện từ nghiên cứu hướng tới hành động này, đặc biệt là những mô hình thực tiễn tốt được nêu ra từ nghiên cứu, sẽ là những dẫn cứ quan trọng và mang nhiều hàm ý chính sách và thực tiễn cho các cấp chính quyền từ Trung ương đến cơ sở, nhất là khi Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở được đưa vào thực thi sau khi Quốc hội phê chuẩn”.

QUANG VĂN (tổng hợp)

Có thể bạn quan tâm

Phó Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Ngọc Lương dâng hương Anh hùng liệt sĩ Đỗ Trạc và các liệt sĩ tại xã Cửu An

Phó Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Ngọc Lương dâng hương Anh hùng liệt sĩ Đỗ Trạc và các liệt sĩ tại xã Cửu An

(GLO)- Nhân chuyến công tác tại thị xã An Khê (tỉnh Gia Lai), chiều 19-2, đoàn công tác của tỉnh do Phó Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Ngọc Lương làm trưởng đoàn đã đến dâng hoa, dâng hương tại Đền thờ liệt sĩ Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân Đỗ Trạc và các liệt sĩ-xã Cửu An.

Thu gom phế liệu để làm từ thiện

Thu gom phế liệu để làm từ thiện

(GLO)- Sau hơn 5 tháng hoạt động, mô hình “Thu gom phế liệu làm từ thiện” do 8 hội viên phụ nữ ở tổ 4 (phường Tây Sơn, TP. Pleiku) triển khai đã trao 23 phần quà cho các hoàn cảnh khó khăn, đồng thời góp phần nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho người dân trên địa bàn.

Ông Ksor Khem (thứ 3 từ trái sang, Bí thư Chi bộ kiêm Trưởng thôn Hiao) phấn khởi chia sẻ với bà con về kết quả xây dựng nông thôn mới tại địa phương. Ảnh: Vũ Chi

Bôn H'Liếp đạt chuẩn nông thôn mới

(GLO)- Bôn H’Liếp (xã Ia Sao) và bôn Hiao (xã Chư Băh) của thị xã Ayun Pa (tỉnh Gia Lai) như bừng lên sức sống mới với những con đường bê tông rộng rãi, rợp bóng cờ. Người dân ai cũng phấn khởi, hân hoan vì sau bao nỗ lực, bôn đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới.

Pleiku: Túi mù gây sốt thị trường quà tặng Valentine

Pleiku: Túi mù gây sốt thị trường quà tặng Valentine

(GLO)- Ngày lễ tình nhân đã đến, vì thế thị trường quà tặng Valentine ở TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) trở nên sôi động. Từ những món quà truyền thống như hoa tươi, chocolate cho đến các sản phẩm theo trào lưu mới như “túi mù” được nhiều người yêu thích.

Họp tổ công tác triển khai Đề án 06 của Chính phủ tháng 2-2025

Họp tổ công tác triển khai Đề án 06 của Chính phủ tháng 2-2025

(GLO)- Chiều 13-2, tại Hà Nội, Tổ công tác triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030 của Chính phủ (Đề án 06) tổ chức phiên họp triển khai Đề án 06 Chính phủ tháng 2-2025.