Hà Nội: Một phụ nữ mất 360 triệu đồng sau cuộc gọi điện thoại lạ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Mặc dù Công an khuyến cáo nhiều về việc mạo danh cơ quan chức năng gọi điện thoại để lừa đảo, song vẫn còn người bị "sập bẫy" nhóm tội phạm công nghệ.

 Nhiều người dân vẫn mắc lừa nhóm tội phạm gọi điện thoại mạo danh cơ quan tố tụng. Ảnh: CAHN.
Nhiều người dân vẫn mắc lừa nhóm tội phạm gọi điện thoại mạo danh cơ quan tố tụng. Ảnh: CAHN.


Ngày 7.3, Công an quận Hai Bà Trưng (TP.Hà Nội) thông tin đang phối hợp với các cơ quan chức năng xác minh, điều tra vụ giả danh công an, lừa đảo chiếm đoạt tài sản với số tiền là 360 triệu đồng.

Trước đó, ngày 4.3, Công an phường Lê Đại Hành, quận Hai Bà Trưng tiếp nhận đơn trình báo của chị H (trú tại Hai Bà Trưng, Hà Nội) về việc nhận được một cuộc điện thoại từ một đối tượng tự xưng là công an.

Người này thông báo đang điều tra về vụ án ma tuý liên quan đến chị H và yêu cầu chị chuyển tiền cho anh ta để xác minh. Sau khi chuyển 360 triệu đồng vào tài khoản của đối tượng, chị H mới “ngã ngửa” biết bị lừa và đến cơ quan Công an trình báo.

Theo Công an TP.Hà Nội, mặc dù đã có rất nhiều cảnh báo về thủ đoạn mạo danh cơ quan Công an để lừa đảo chiếm đoạt tài sản nhưng vẫn còn có người "sập bẫy" của các đối tượng.

Cảnh sát tiếp tục nêu ra thủ đoạn: Đối tượng sử dụng công nghệ cao, ẩn danh dưới số điện thoại giống hệt số điện thoại công khai của cơ quan Công an, Viện Kiểm sát để gọi điện cho bị hại, thông báo họ đang bị kiện vì nợ tiền hoặc có liên quan đến một vụ án, chuyên án mà Cơ quan Công an đang điều tra, xác minh, đã có lệnh bắt của Viện Kiểm sát nhân dân...

Chúng yêu cầu bị hại kê khai tài sản, số tiền mặt hiện có và số tiền gửi trong các tài khoản ngân hàng. Sau đó, chúng đe dọa, yêu cầu họ chuyển tiền hoặc đọc mã OTP để chúng thực hiện việc chuyển tiền vào các tài khoản của chúng với vỏ bọc để xác minh, điều tra.

Đa phần bị hại thường là những người ít cập nhật thông tin xã hội, báo chí. Khi xảy ra vụ việc, nạn nhân lo sợ bị mất uy tín nên sẽ có trường hợp không trình báo với cơ quan Công an gây khó khăn cho công tác điều tra, xử lý.

Công an Thành phố Hà Nội khuyến cáo, để làm việc với công dân, cơ quan Công an sẽ trực tiếp gửi giấy mời, giấy triệu tập hoặc gửi qua Công an địa phương; tuyệt đối không yêu cầu công dân chuyển tiền vào tài khoản ngân hàng.

https://laodong.vn/phap-luat/mot-phu-nu-mat-360-trieu-dong-sau-cuoc-goi-dien-thoai-la-886556.ldo
 

Theo Việt Dũng  (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Năm 2025 là cao điểm 350 ngày đêm xóa nhà tạm, nhà dột nát

Năm 2025 là cao điểm 350 ngày đêm xóa nhà tạm, nhà dột nát

(GLO)- Đó là ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại phiên họp trực tuyến toàn quốc lần thứ hai của Ban Chỉ đạo Trung ương triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước vào chiều 12-1 để đánh giá tình hình, kết quả thực hiện chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát.