Giúp nạn nhân chất độc da cam xông hơi giải độc

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Xông hơi loại bỏ chất độc ra khỏi cơ thể là phương pháp rất tốt nhằm duy trì và bảo vệ sức khỏe con người. Phương pháp này càng cần thiết đối với các nạn nhân chất độc da cam.

Thực hiện Chỉ thị số 43-CT/TW ngày 14-5-2015 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với việc giải quyết hậu quả chất độc hóa học do quân đội Mỹ sử dụng trong chiến tranh ở Việt Nam”, Hội Nạn nhân chất độc da cam (CĐDC)/dioxin tỉnh Gia Lai chủ động phối hợp với các cơ quan chức năng quan tâm chăm sóc, hỗ trợ nạn nhân, trong đó có nhiệm vụ giúp nạn nhân xông hơi giải độc.

giup-nan-nhan-chat-doc-da-cam-xong-hoi-giai-doc-hc.jpg
Ông Siu Thoan (thứ 2 từ trái sang, làng Plơi Apa Ama Đá, xã Chư Mố, huyện Ia Pa) và các nạn nhân CĐDC/dioxin ăn cơm miễn phí tại Hội Nạn nhân CĐDC/dioxin tỉnh. Ảnh: H.C

Việc xông hơi giải độc giúp con người thoải mái tinh thần, cơ thể khỏe mạnh, làm việc có hiệu quả. Với các nạn nhân là người dân tộc thiểu số, hoạt động xông hơi giải độc càng thêm giá trị và ý nghĩa. Các đối tượng được miễn chi phí ăn ở, luyện tập, xông hơi giải độc và cấp phát thuốc tại các cơ sở của Hội Nạn nhân CĐDC/dioxin tỉnh.

Mới đây, các ông: Ksor Nai, Ksor Rin, Siu Thoan, Nay Tâm và Rơ Ô Sưn (cùng trú tại xã Chư Mố, huyện Ia Pa) được Hội Nạn nhân CĐDC/dioxin tỉnh đón tiếp, khám sàng lọc trước khi xông hơi giải độc, cấp phát thuốc bổ miễn phí trong 15 ngày. Trong quá trình xông hơi giải độc, các ông thực hiện đúng quy định, hướng dẫn của bác sĩ nên sức khỏe chuyển biến tích cực.

Ông Siu Thoan cho biết: “5 anh em chúng tôi đều đã hơn 70 tuổi. Lần đầu tiên chúng tôi được Hội Nạn nhân CĐDC/dioxin huyện Ia Pa đưa đi xông hơi giải độc miễn phí. Được cán bộ, nhân viên của cơ sở chăm lo chu đáo, hướng dẫn tập thể dục điều độ, xông hơi giải độc khoa học, bổ sung dinh dưỡng nên ai cũng khỏe ra”.

Ngoài các đối tượng trong tỉnh, Hội Nạn nhân CĐDC/dioxin tỉnh cũng đã tiếp nhận 23 người từ tỉnh Kon Tum đến xông hơi giải độc. Các nạn nhân CĐDC/dioxin thực hiện theo hướng dẫn và tuân thủ quy trình liệu pháp đề ra.

Ông Thái Tiến Dũng (huyện Đăk Hà, tỉnh Kon Tum) sinh năm 1951 tại tỉnh Hà Tĩnh. Từ năm 1968 đến 1972, ông thuộc biên chế Tiểu đoàn 6 (Trung đoàn 12, Sư đoàn 3, Quân khu 5) đóng quân ở đèo An Khê. Tại đây, đơn vị của ông trực tiếp chiến đấu trong khu vực Mỹ thường xuyên rải CĐDC/dioxin.

“Được tỉnh Kon Tum tài trợ đưa tới TP. Pleiku xông hơi giải độc, anh em trong đoàn rất cảm kích. Sau khi xông hơi giải độc, chúng tôi cảm thấy sảng khoái, ăn ngủ tốt hơn, sức khỏe cải thiện đáng kể”-ông Dũng cho biết.

Trao đổi với P.V, ông Đỗ Tiến Quý-Phó Chủ tịch Hội Nạn nhân CĐDC/dioxin tỉnh-cho biết: “Cán bộ, nhân viên cơ sở xông hơi giải độc của Hội Nạn nhân CĐDC/dioxin tỉnh luôn chia sẻ, động viên các nạn nhân CĐDC/dioxin. Sự tận tâm và chí tình đó thể hiện ở việc tiếp đón chân thành, phục vụ tận tình những người đến xông hơi giải độc. Tất cả đều hài lòng trước tinh thần thái độ phục vụ tận tình, chu đáo của cơ sở.

Từ kết quả đạt được, cơ sở xông hơi giải độc của Hội Nạn nhân CĐDC/dioxin tỉnh tiếp tục tìm tòi, học hỏi nâng cao trình độ, kỹ năng nhằm phục vụ tốt nhất các nạn nhân CĐDC/dioxin”.

Có thể bạn quan tâm

Chị Trần Diễm Trinh trong một buổi học vẽ để cân bằng cảm xúc

Cảnh giác với hội chứng trầm cảm cười

(GLO)- Với “lá chắn cảm xúc” dựng nên từ sự vui vẻ, tích cực tham gia các hoạt động tập thể, thậm chí hoàn thành tốt công việc, một số người đã khiến không ít người xung quanh bất ngờ khi biết họ rơi vào rối loạn trầm cảm kéo dài trước đó.

Con trăn gấm trong Công viên Diên Hồng (TP. Pleiku) đã được đưa về Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh để chăm sóc trước khi thả về môi trường tự nhiên. Ảnh: N.D

Chung tay bảo vệ động vật hoang dã nguy cấp, quý hiếm

(GLO)- Thời gian qua, một số tổ chức, cá nhân đã tự nguyện giao nộp nhiều cá thể động vật hoang dã nguy cấp, quý hiếm để các cơ quan chuyên môn chăm sóc trước khi thả về môi trường tự nhiên. Đây là hành động chung tay bảo vệ động vật hoang dã, góp phần bảo tồn loài gắn với đa dạng sinh học.

Sẵn sàng ứng phó với hạn hán, cháy rừng

Sẵn sàng ứng phó với hạn hán, cháy rừng

(GLO)- Theo dự báo của cơ quan chuyên môn, mùa khô 2024-2025, nắng nóng kéo dài gây nên các hiện tượng thời tiết cực đoan ảnh hưởng đến sản xuất và nguy cơ cao xảy ra cháy rừng. Liên quan đến vấn đề này, P.V Báo Gia Lai đã có cuộc trao đổi với ông Lưu Trung Nghĩa-Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT.

Đứng về phía người nghèo

Đứng về phía người nghèo

(GLO)- Trong nhiều nhiệm vụ quan trọng đòi hỏi phải hoàn thành trong năm 2025, Trung ương tập trung tháo gỡ kịp thời điểm nghẽn, khó khăn, vướng mắc phát sinh và phát động các phong trào thi đua. 

Pleiku khẩn trương xóa nhà tạm, nhà dột nát

Pleiku khẩn trương xóa nhà tạm, nhà dột nát

(GLO)- Cùng với cả nước, TP. Pleiku đã và đang huy động nhiều nguồn lực tập trung triển khai thực hiện chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát cho người dân trên địa bàn với tinh thần khẩn trương, phấn đấu hoàn thành trước ngày 30-4-2025.

Mang Yang phát huy vai trò đội ngũ hòa giải viên cơ sở

Mang Yang phát huy vai trò đội ngũ hòa giải viên cơ sở

(GLO)- Bằng uy tín, kinh nghiệm và sự hiểu biết của mình, đội ngũ hòa giải viên ở huyện Mang Yang (tỉnh Gia Lai) đã kịp thời giải quyết nhiều vụ việc mâu thuẫn, tranh chấp phát sinh trong dân, góp phần giữ gìn sự đoàn kết, gắn bó trong cộng đồng và bảo đảm an ninh trật tự tại địa phương.