Gia Lai triển khai Đề án về nâng cao hiệu quả thực thi Hiệp định SPS

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai vừa ký ban hành Kế hoạch số 270/KH-UBND ngày 6-2-2025. 

Đó là Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án “Nâng cao hiệu quả thực thi Hiệp định về áp dụng các biện pháp vệ sinh dịch tễ và kiểm dịch động, thực vật (SPS) của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) và cam kết SPS trong khuôn khổ các Hiệp định thương mại tự do” trên địa bàn tỉnh Gia Lai.

z6299234238715-0860d95d45d8bf02a92f58372d951f24.jpg
Trạm kiểm soát Dịch bệnh động vật Song An tiêu độc khử trùng phương tiện vận chuyển động vật ra vào tỉnh. Ảnh: N.Diệp

Mục tiêu chung của Kế hoạch là nâng cao năng lực trong thực thi các nghĩa vụ đối với Hiệp định SPS của WTO và các Hiệp định thương mại tự do trong thương mại nông, lâm, thủy sản và thực phẩm quốc tế; nâng cao năng lực quản lý, đánh giá, thử nghiệm nhằm hỗ trợ doanh nghiệp tuân thủ các quy định SPS tại các thị trường xuất, nhập khẩu; tận dụng tối đa cơ hội đầu tư của thành viên WTO và mở rộng thị trường xuất khẩu cho nông, lâm, thủy sản và thực phẩm của Gia Lai

Kế hoạch nêu rõ, mục tiêu đến năm 2025: 100% cán bộ quản lý an toàn thực phẩm và kiểm dịch động, thực vật các cấp được bồi dưỡng, cập nhật hàng năm về chuyên môn nghiệp vụ; 100% cơ sở được phổ biến cẩm nang hướng dẫn tuân thủ các biện pháp SPS các mặt hàng và thị trường trọng điểm tương ứng cho Trung ương xây dựng; kiện toàn đầu mối hỏi đáp các quy định SPS của thị trường theo cơ cấu tổ chức của Trung ương; kết nối và chia sẻ thông tin về các biện pháp SPS của thị trường giữa hợp tác xã, doanh nghiệp, hội, hiệp hội, cơ quan quản lý của tỉnh và hệ thống SPS của Việt Nam. Định hướng đến năm 2030: Đẩy mạnh kết nối thông tin tương tác giữa hợp tác xã, doanh nghiệp, hội, hiệp hội, cơ quan quản lý của tỉnh và hệ thống SPS của Việt Nam; 100% cán bộ quản lý an toàn thực phẩm và kiểm dịch động, thực vật các cấp được bồi dưỡng, cập nhật hàng năm về kiến thức chuyên môn nghiệp vụ.

Nội dung Kế hoạch gồm 8 nhóm nhiệm vụ: Nâng cao nhận thức cho các đối tượng liên quan về SPS; triển khai hệ thống văn bản quy phạm pháp luật; tăng cường năng lực phân tích và đánh giá rủi ro đối với các mối nguy mất an toàn thực phẩm, sinh vật gây hại và dịch bệnh; hài hòa với các tiêu chuẩn quốc tế về SPS; thanh tra, kiểm tra, kiểm nghiệm và chứng nhận; công nhận lẫn nhau về SPS; kiện toàn đầu mối hỏi đáp về SPS; về khoa học của công nghệ. Và 7 nhóm giải pháp thực hiện: Về nâng cao nhận thức; kiện toàn đầu mối hỏi đáp về SPS; cơ chế, chính sách; nguồn lực; hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã, hội, hiệp hội; các biện pháp khẩn cấp; công tác dự báo, kiểm tra, giám sát.

Về kinh phí thực hiện Kế hoạch gồm: Ngân sách Nhà nước theo phân cấp quản lý ngân sách hiện hành; nguồn lồng ghép từ các chương trình, đề án, kế hoạch đã được phê duyệt; các nguồn tài trợ, huy động từ các tổ chức, doanh nghiệp và các nguồn hợp pháp khác. Căn cứ về nhiệm vụ được giao, các sở, ngành có liên quan xây dựng kế hoạch hoạt động hàng năm và lập dự toán nhu cầu kinh phí trình cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định. Các huyện, thị xã, thành phố có trách nhiệm bố trí ngân sách địa phương và huy động các nguồn hợp pháp khác để thực hiện nhiệm vụ được giao

Ủy ban nhân dân tỉnh cũng đề nghị các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố, các tổ chức chính trị-xã hội tỉnh phối hợp triển khai thực hiện đồng bộ, có hiệu quả các nội dung và báo cáo kết quả thực hiện về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trước ngày 10-12 hàng năm hoặc đột xuất khi có yêu cầu.

Có thể bạn quan tâm

Xã anh hùng vươn mình phát triển

Xã anh hùng vươn mình phát triển

(GLO)- Những ngày tháng 3 lịch sử, chúng tôi về thăm lại xã Kdang, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai. Vùng đất anh hùng năm xưa giờ đây đã “thay da đổi thịt” với những ngôi nhà khang trang mọc lên san sát, điện-đường-trường-trạm kiên cố, đời sống người dân khởi sắc từng ngày.

Nhân lên niềm tự hào dân tộc

Nhân lên niềm tự hào dân tộc

(GLO)- Nhiều cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh Gia Lai duy trì hoạt động chào cờ, sinh hoạt chính trị dưới cờ vào sáng thứ hai tuần đầu tiên của tháng. Hoạt động này nhằm tuyên truyền, giáo dục, bồi đắp tình yêu Tổ quốc, lòng tự hào dân tộc trong mỗi cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức.

Gương sáng làng Nang

Ông Rơ Châm Thơnh - Gương sáng làng Nang

(GLO)- Ông Rơ Châm Thơnh (SN 1966, làng Nang, xã Ia Sao, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai) rất được dân làng kính trọng, quý mến. Không chỉ có công trong việc xây dựng khối đoàn kết ở khu dân cư, ông Thơnh còn là tấm gương sáng về phát triển kinh tế tại địa phương.

Trưởng ban công tác mặt trận làng Nú làm kinh tế giỏi

Trưởng ban công tác mặt trận làng Nú làm kinh tế giỏi

(GLO)- “Không chỉ làm kinh tế giỏi, anh Rơ Lan Xíu còn nhiệt tình, trách nhiệm với công việc được giao và luôn được cộng đồng tin tưởng, tín nhiệm”- Đó là nhận xét của ông Puih Dinh- Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam xã Ia Khai (huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai) về Trưởng ban Công tác mặt trận làng Nú.

Bộ sưu tập tiền tỷ của bác tài xe khách

Bộ sưu tập tiền tỷ của bác tài xe khách

(GLO)- Anh Trần Duy Quang (SN 1980, tổ 10, thị trấn Phú Thiện) là tài xế nhà xe Cô Hai tuyến Gia Lai-TP. Hồ Chí Minh. Sau những khoảng thời gian ngồi ôm vô lăng lái xe khách đường dài, anh lại đắm chìm với niềm đam mê sưu tập đồ cũ.

Giã từ “miền đất hứa”

Giã từ “miền đất hứa”

(GLO)- Đó là lời chia sẻ ngậm ngùi của những người từng bị dụ dỗ vượt biên, lưu lạc xứ người khi được trở về quê hương. Nhiều người dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã vỡ mộng nơi “miền đất hứa”, quyết tâm làm lại cuộc đời.

Đổi thay trên quê hương Anh hùng A Sanh

Đổi thay trên quê hương Anh hùng A Sanh

(GLO)- Phát huy truyền thống quê hương Anh hùng A Sanh, những năm qua, người dân làng Nú (xã Ia Khai, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai) luôn nêu cao tinh thần đoàn kết, tích cực, chủ động trong lao động sản xuất, trở thành điểm sáng trong xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư.

Ông Amyên (bìa trái)-Bí thư Chi bộ kiêm Trưởng thôn Dơk Rơng (xã Glar, huyện Đak Đoa) và anh Suinh tưới nước cho vườn cà phê của làng. Ảnh: N.H

Dân làng chung tay gây quỹ phục vụ cộng đồng

(GLO)- Nhiều làng đồng bào dân tộc thiểu số trong tỉnh Gia Lai gây quỹ bằng các mô hình sản xuất nông nghiệp trên quỹ đất công để có kinh phí triển khai các phong trào, hoạt động cũng như đóng góp xây dựng, cải tạo hạ tầng.