Gia Lai: Nâng cao ý thức chấp hành pháp luật về giao thông trong thanh-thiếu niên dân tộc thiểu số

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Ngày 8-3, UBND tỉnh Gia Lai ban hành Kế hoạch chuyên đề số 281/KH-UBND về việc thực hiện cao điểm tuyên truyền, phổ biến pháp luật và tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm trật tự, an toàn giao thông (TTATGT) đường bộ trong thanh-thiếu niên người dân tộc thiểu số (DTTS).
Kế hoạch nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực thi pháp luật bảo đảm TTATGT ở địa bàn nông thôn, vùng đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh; góp phần tạo sự chuyển biến trong nhận thức, ý thức tự giác chấp hành pháp luật về giao thông đường bộ trong thanh-thiếu niên người DTTS; phấn đấu giảm từ 10% trở lên so với thời gian liền kề ở cả 2 tiêu chí tai nạn giao thông liên quan đối tượng này.
Tăng cường tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và tuần tra, kiểm soát, xử lý triệt để vi phạm TTATGT trong thanh-thiếu niên người DTTS, thanh-thiếu niên càn quấy, gây rối, đua xe trái phép trên tất cả các tuyến, địa bàn, đặc biệt là trên đường Hồ Chí Minh-đoạn qua địa bàn huyện Chư Sê, Chư Pưh và trung tâm TP. Pleiku. Quá trình triển khai, phải thực hiện nghiêm các quy định về phòng-chống dịch Covid-19.
Một vụ tai nạn giao thông liên quan đến đồng bào dân tộc thiểu số xảy ra tại xã Hbông (huyện Chư Sê). Ảnh: Văn Ngọc
Một vụ tai nạn giao thông liên quan đến đồng bào dân tộc thiểu số xảy ra tại xã Hbông (huyện Chư Sê). Ảnh: Văn Ngọc
Về nội dung, trong công tác tuyên truyền, phổ biến, vận động chấp hành pháp luật về TTATGT cần tăng cường tuyên truyền, phổ biến pháp luật về TTATGT bằng 3 thứ tiếng Việt, Jrai, Bahnar đến thanh-thiếu niên người DTTS. Trong đó, tập trung tuyên truyền về quy tắc giao thông; kỹ năng lái xe mô tô, xe gắn máy an toàn; nguyên nhân, hậu quả, các biện pháp phòng tránh tai nạn giao thông; Luật Phòng-chống tác hại của rượu, bia và Nghị định số 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt. Thực hiện “Đã uống rượu bia, không lái xe”…
Biên soạn tài liệu, cẩm nang, tờ gấp... tuyên truyền bằng 3 thứ tiếng Việt, Jrai, Bahnar có hình ảnh minh họa rõ ràng, dễ hiểu; xây dựng tin, bài, phóng sự, tăng cường thời lượng tuyên truyền bằng tiếng Jrai, Bahnar vào giờ thích hợp. Rà soát, lập danh sách, thực hiện tuyên truyền, giáo dục, vận động cá biệt đối với 100% thanh-thiếu niên người DTTS có sử dụng xe mô tô độ chế, không đảm bảo an toàn kỹ thuật; thường xuyên càn quấy, vi phạm TTATGT, điều khiển xe mô tô rú ga, lạng lách, đánh võng, phóng nhanh, vượt ẩu, tổ chức đua xe trái phép.
Phát huy vai trò của các chức sắc tôn giáo, người có uy tín trong vùng DTTS để tuyên truyền, vận động người dân vùng đồng bào DTTS không giao xe cho người chưa đủ tuổi, người chưa có giấy phép lái xe điều khiển xe mô tô. Tuyên truyền, vận động đẩy mạnh đào tạo, sát hạch cấp giấy phép lái xe mô tô, xe máy kéo nhỏ cho người DTTS, nhất là đối tượng thanh niên.
Đối với công tác tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm: Huy động tối đa các lực lượng, phương tiện, thiết bị nghiệp vụ tăng cường tuần tra, kiểm soát, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm TTATGT của thanh-thiếu niên người DTTS trên tất cả các tuyến, địa bàn.
Xây dựng và triển khai các phương án phòng ngừa, đấu tranh quyết liệt, xử lý triệt để, không để tái diễn hiện tượng chạy xe càn quấy, gây rối, đua xe trái phép ở các địa phương trên địa bàn tỉnh; xử lý tịch thu theo quy định đối với xe mô tô độ chế, không đảm bảo an toàn kỹ thuật nhăm ngăn chặn nguy cơ gây tai nạn giao thông từ phương tiện này. Bố trí lực lượng tự quản an toàn giao thông tại các nút giao giữa các đường chủ yếu trong khu vực với quốc lộ, đường tỉnh để hướng dẫn, vận động, tuyên truyền về an toàn giao thông.
HÀ SỰ

Có thể bạn quan tâm

Pleiku tập trung các nguồn lực góp phần giảm nghèo

Pleiku tập trung các nguồn lực góp phần giảm nghèo

(GLO)- Nhờ tích cực hỗ trợ về sinh kế, xây dựng nhà ở và các chương trình hỗ trợ thiết thực khác đến cuối năm 2024, tỷ lệ hộ nghèo của thành phố Pleiku giảm còn 0,12%, vượt 0,04% so với chỉ tiêu giảm nghèo năm 2024 mà UBND tỉnh giao (kế hoạch giao 0,16%).

Sau khi được hỗ trợ làm nhà, gia đình anh Đàm Văn Kim (thôn 4, xã Ia Vê) yên tâm phát triển kinh tế và đã thoát nghèo. Ảnh: L.N

Chư Prông hỗ trợ hộ nghèo an cư

(GLO)- Triển khai Dự án 1 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021-2025, huyện Chư Prông (tỉnh Gia Lai) đã xây dựng hàng trăm căn nhà giúp hộ nghèo “an cư lạc nghiệp”.

Gia Lai rộn ràng mùa thu hoạch cà phê

Gia Lai rộn ràng mùa thu hoạch cà phê

(GLO)- Thời điểm này, nông dân các huyện phía Tây tỉnh Gia Lai đang nhộn nhịp thu hoạch cà phê niên vụ 2024-2025. Đây cũng là lúc hàng ngàn người lao động từ khắp nơi trong và ngoài tỉnh đổ về các địa phương nhận khoán vườn cây cùng thu hái để kiếm thêm thu nhập, chuẩn bị cho một cái Tết đủ đầy.

Xã Gào đẩy mạnh truyền thông giảm nghèo

Xã Gào đẩy mạnh truyền thông giảm nghèo

(GLO)- Bên cạnh phát huy hiệu quả các nguồn lực của Nhà nước, thời gian qua, xã Gào (TP. Pleiku) đã đẩy mạnh công tác truyền thông giảm nghèo bằng nhiều hình thức. Qua đó, góp phần thay đổi nếp nghĩ, cách làm, nâng cao thu nhập của người dân và giảm nghèo bền vững.