Gia Lai lấy chất lượng dịch vụ làm thước đo kết quả chuyển đổi số

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

(GLO)- Thời gian qua, Gia Lai đã áp dụng một số cơ chế, chính sách nhằm tạo môi trường pháp lý thúc đẩy tiến trình chuyển đổi số, gắn kết chặt chẽ với cải cách hành chính, xây dựng đô thị thông minh, tạo thuận lợi cho việc triển khai các nhiệm vụ xây dựng chính quyền điện tử tiến tới chính quyền số, kinh tế số, xã hội số.

Ông Hoàng Văn Nam (tổ dân phố 1, phường Ia Kring, TP. Pleiku) chia sẻ: “Là người dân sống lâu năm ở thành phố nhưng hiện có nhiều tên đường tôi nghe rất lạ, như đường Lam Sơn chẳng hạn. Nhờ con trai hướng dẫn, tôi truy cập cơ sở dữ liệu (CSDL) về tên đường của tỉnh mới biết đường Lam Sơn ở xã Biển Hồ. Tôi thấy CSDL này rất hay, ngoài việc thể hiện vị trí đường thì còn giới thiệu các thông tin liên quan đến tên đường. Tỉnh triển khai các loại CSDL như thế này rất có ích, tiện lợi cho người dân tra cứu”.

Được biết, bên cạnh CSDL tên đường do Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch triển khai cuối năm 2021, Gia Lai còn có nhiều CSDL chuyên ngành phục vụ công tác chuyên môn được các đơn vị triển khai, đưa vào sử dụng, góp phần tích cực vào công tác xây dựng chính quyền điện tử, cải cách hành chính như: CSDL giá; hệ thống thông tin và CSDL công tác dân tộc; cổng thông tin và CSDL ngành du lịch; CSDL giáo dục và đào tạo; CSDL tài nguyên và môi trường; CSDL cây thuốc... Mới đây nhất, tỉnh cũng đã kết nối thử nghiệm thành công dịch vụ xác thực số chứng minh nhân dân của công dân trên hệ thống “Một cửa điện tử” của tỉnh.

Việc xây dựng các CSDL chỉ là một trong rất nhiều kết quả tích cực của công tác chuyển đổi số mà tỉnh triển khai trong thời gian qua. Đáng ghi nhận nhất là các phần mềm ứng dụng dùng chung của tỉnh như hệ thống quản lý văn bản và điều hành, mô hình “Một cửa điện tử liên thông”, hệ thống thư điện tử công vụ của tỉnh (có địa chỉ truy cập https://mail.gialai.gov.vn), hệ thống hội nghị truyền hình của tỉnh, hệ thống cổng thông tin điện tử, trang thông tin điện tử, nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu của tỉnh (LGSP), phần mềm “Quản lý giao việc” của UBND tỉnh, hệ thống thông tin báo cáo... đã phát huy được hiệu quả nhất định trong công tác quản lý, điều hành của chính quyền.

Gia Lai lấy chất lượng dịch vụ làm thước đo kết quả chuyển đổi số ảnh 1

Doanh nghiệp Gia Lai ứng dụng CNTT vào công tác quản lý, sản xuất kinh doanh, đẩy mạnh chuyển đổi số. Ảnh: Hà Duy

Báo cáo của Sở Thông tin và Truyền thông cho biết, để thúc đẩy chuyển đổi số, hạ tầng công nghệ thông tin tại các cơ quan nhà nước đã được đầu tư, nâng cấp cơ bản đáp ứng yêu cầu hoạt động xây dựng chính quyền điện tử; 100% cơ quan có mạng nội bộ, kết nối mạng diện rộng (WAN) và internet băng thông rộng. Ông Nguyễn Ngọc Hùng-Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông-cho biết: Ở lĩnh vực phát triển xã hội số, hạ tầng và dịch vụ bưu chính, viễn thông của tỉnh Gia Lai đã phát triển cả về số lượng và chất lượng. Hiện 100% xã, phường, thị trấn trong tỉnh được kết nối cáp quang đến trung tâm; tỷ lệ người dân sử dụng điện thoại di động, thiết bị thông minh đạt hơn 61% dân số trưởng thành và đã từng bước tiếp cận, sử dụng các dịch vụ số phục vụ đời sống. Thành phố Pleiku đã đưa vào hoạt động Trung tâm Điều hành đô thị thông minh (IOC) nhằm cung cấp cho lãnh đạo góc nhìn toàn diện về các hoạt động đang diễn ra trên địa bàn, tạo sự tương tác trực tuyến giữa người dân, doanh nghiệp và cơ quan quản lý nhà nước.

Theo các chuyên gia, chuyển đổi số đã, đang và sẽ tiếp tục là một xu hướng quan trọng bao trùm lên mọi lĩnh vực kinh tế-xã hội trên toàn cầu. Tuy nhiên, theo Thông báo số 16/TB-VPCP của Văn phòng Chính phủ về kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại hội nghị sơ kết 1 năm triển khai Đề án 06 và tổng kết hoạt động của Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số năm 2022: “Việc đầu tư chuyển đổi số phải có trọng tâm, trọng điểm, thực hiện một cách bài bản, thực chất, tránh tình trạng “trăm hoa đua nở”, chồng chéo, đầu tư dàn trải, lãng phí, đặc biệt là tránh hình thức”. Riêng đối với Gia Lai, Chủ tịch UBND tỉnh Trương Hải Long-Trưởng ban Chỉ đạo chuyển đổi số tỉnh-nhấn mạnh: Mỗi tổ chức và cấp chính quyền phải xây dựng chương trình hành động, kế hoạch, lộ trình chuyển đổi số phù hợp; phải tiến hành khẩn trương, kiên trì, liên tục; kế thừa những thành tựu phát triển công nghệ, các ứng dụng và dữ liệu số đã có đi đôi với đổi mới sáng tạo.

Ngày 8-2 vừa qua, Chủ tịch UBND tỉnh Trương Hải Long đã ký ban hành Chỉ thị số 02/CT-UBND về việc đôn đốc thực hiện nhiệm vụ trọng tâm sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán 2023. Theo đó, Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, đơn vị, địa phương liên quan tiếp tục thúc đẩy chuyển đổi IPv6 (Internet Protocol version 6) để phát triển hạ tầng số, trong đó ưu tiên tập trung chuyển đổi IPv6 cho cổng thông tin điện tử, cổng dịch vụ công của tỉnh để phục vụ người dân, doanh nghiệp truy cập, sử dụng dịch vụ của cơ quan nhà nước qua IPv6; tập trung triển khai chiến lược phát triển bưu chính, trong đó ưu tiên ứng dụng công nghệ và chuyển đổi số, lấy người dân làm trung tâm, lấy dữ liệu làm động lực phát triển, lấy chất lượng dịch vụ làm thước đo kết quả.

Có thể bạn quan tâm

60 hộ dân Pleiku được hướng dẫn công tác phòng cháy chữa cháy

60 hộ dân Pleiku được hướng dẫn công tác phòng cháy chữa cháy

(GLO)- Chiều 21-3, Đội Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ (PCCC và CNCH) Công an TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) tổ chức hội nghị tuyên truyền, hướng dẫn về PCCC và CNCH, phòng-chống tội phạm cho 60 hộ dân là đại diện cơ sở sản xuất, kinh doanh và kết hợp nhà ở trên địa bàn xã Trà Đa.
Dựa vào dân để giữ rừng

Dựa vào dân để giữ rừng

(GLO)- Nhờ kiên trì tuyên truyền, vận động, Khu Bảo tồn thiên nhiên Kon Chư Răng (xã Sơn Lang, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) đã từng bước tháo gỡ vấn đề tranh chấp đất sản xuất với người dân. Câu chuyện lực lượng mỏng (27 viên chức, trong đó chỉ với 13 cán bộ giữ rừng chuyên trách) nhưng gần 16.000 ha rừng ở đây luôn được bảo vệ an toàn, diện tích và độ che phủ rừng liên tục tăng… dần được hé mở.

Đại hội đại biểu Công đoàn Công ty Cao su Chư Sê

Đại hội đại biểu Công đoàn Công ty Cao su Chư Sê

(GLO)- Ngày 20 và 21-3, Công đoàn Công ty TNHH một thành viên Cao su Chư Sê tiến hành Đại hội đại biểu lần thứ XI (nhiệm kỳ 2023-2028). Đây là đại hội được Công đoàn Cao su Việt Nam chỉ đạo đại hội điểm khu vực Tây Nguyên. Tham dự Đại hội có lãnh đạo Công đoàn Cao su Việt Nam, Liên đoàn Lao động tỉnh và 100 đại biểu đại diện cho 1.011 đoàn viên Công đoàn của 9 Công đoàn cơ sở thành viên trong toàn Công ty.

Khát vọng khởi nghiệp từ tài nguyên bản địa

Khát vọng khởi nghiệp từ tài nguyên bản địa

(GLO)- Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) Việt Nam vừa phát động cuộc thi khởi nghiệp với chủ đề “Phụ nữ khởi nghiệp, phát huy tài nguyên bản địa”. Đây là chủ đề truyền cảm hứng mạnh mẽ cho phụ nữ tỉnh Gia Lai bởi trước đó, nhiều dự án, ý tưởng khởi nghiệp xuất sắc được đánh giá cao đều dựa trên tài nguyên bản địa.

“Hiến kế” xây dựng chi hội phụ nữ vững mạnh

“Hiến kế” xây dựng chi hội phụ nữ vững mạnh

(GLO)- Chi hội là nơi kịp thời giải quyết các vấn đề liên quan đến phụ nữ. Với mục tiêu xây dựng chi hội vùng dân tộc thiểu số (DTTS), vùng biên giới hoạt động vững mạnh, hiệu quả, nhiều giải pháp, cách làm hay được cán bộ Hội chia sẻ từ kinh nghiệm thực tiễn của địa phương.

Phường Sông Bờ: Truyền thông góp phần giảm nghèo bền vững

Phường Sông Bờ: Truyền thông góp phần giảm nghèo bền vững

(GLO)- Thực hiện Tiểu dự án 1 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, từ năm 2022 đến nay, phường Sông Bờ (thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) đã triển khai nhiều giải pháp nhằm giúp người dân tiếp cận với các nguồn thông tin bổ ích để phát triển kinh tế, hướng đến mục tiêu giảm nghèo bền vững.

Bình yên làng Pốt

Bình yên làng Pốt

(GLO)- Sau 4 năm triển khai mô hình “Buôn làng bình yên, gia đình hạnh phúc”, tình hình an ninh trật tự và ý thức chấp hành pháp luật của người dân làng Pốt (xã Song An, thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai) chuyển biến rõ rệt, đời sống ngày càng ổn định.

Nữ công chức trải nghiệm với nghề viết chữ thuê

Nữ công chức trải nghiệm với nghề viết chữ thuê

(GLO)- Viết chữ thuê là nghề khá phổ biến ở các thành phố lớn. Tuy nhiên, đây vẫn là dịch vụ còn mới mẻ tại Gia Lai. Với chị Đỗ Trần Thu Hằng (SN 1992, tổ 4, phường Diên Hồng, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai), nghề này không chỉ giúp tăng thêm thu nhập cho gia đình mà còn nuôi dưỡng đam mê, giữ gìn nét chữ của dân tộc.